DINH DƯỠNG THAI KỲ CHO BÀ BẦU BỊ NGHÉN NẶNG

Đa số thai phụ chỉ bị nghén trong 3 tháng đầu, nhưng có người có thể kéo dài hơn. Dưới đây là một số món ăn - nước uống giúp giảm bớt sự khó chịu thai kỳ đó, đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho các mẹ bầu bị nghén nặng.

Nghén là triệu chứng hầu hết phụ nữ gặp phải khi mang thai. Mẹ bầu thấy đau đầu chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn, có người nôn quá nặng đến mức không dám ăn uống gì, thường xảy ra vào buổi sáng sau khi thức dậy và sau mỗi bữa ăn.

Nguyên nhân có thể do hormon từ nhau thai tiết ra khiến nội tiết của mẹ thay đổi và do ăn uống không hợp khẩu vị.

Thông thường, ốm nghén chỉ xảy ra trong 12 tuần đầu mang thai nhưng cũng có không ít mẹ bầu phải gánh chịu chứng bệnh này trong suốt 9 tháng 10 ngày. Mức độ của ốm nghén với mỗi bà bầu cũng khác nhau. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân tại sao lại có hiện tượng này nhưng phần lớn các giả thuyết đều cho đó là do sự biến động của nội tiết tố trong cơ thể thai kỳ.

Nghén là triệu chứng hầu hết phụ nữ gặp phải khi mang thai (Ảnh minh họa: Freepik)

Dưới đây là một số nguyên nhân được cho là ảnh hưởng trực tiếp tới chứng bệnh ốm nghén thai kỳ ở các mẹ bầu:

Do hormon HCG hay nội tiết tố HCG

Hormon HCG (Human chorionic gonadotropin) là nguyên nhân chính gây ra chứng ốm nghén ở bà bầu. Khi mang thai, mức độ HCG trong cơ thể phụ nữ sẽ tăng lên gấp đôi và điều này dẫn đến chứng buồn nôn, nôn ói trầm trọng. Mức độ HCG cao hay thấp là dấu hiệu báo tuổi thai và các vấn đề sức khỏe liên quan đến thai nhi.

Do khứu giác nhạy cảm

Rất nhiều phụ nữ chia sẻ rằng khi mang thai khứu giác của họ trở lên khó tính hơn và khi ngửi thấy bất cứ mùi gì lạ như: nước hoa, khói thuốc lá, xăng dầu, thực phẩm… đều có thể khiến họ buồn nôn. Theo các nhà nghiên cứu, có một mối liên hệ giữa khứu giác với hormon estrogen tình dục ở nữ giới. Khi mức độ estrogen tăng lên trong 3 tháng đầu mang thai thì khứu giác cũng dễ bị ảnh hưởng bởi các mùi lạ hơn và điều này giải thích rằng tại sao mẹ bầu lại hay nôn ói khi ngửi mùi lạ.

Do thay đổi đường tiêu hóa

Những thay đổi trong hệ tiêu hóa khi mang thai có thể làm nặng hơn triệu chứng ốm nghén. Trong thời gian đầu mang thai, mức độ progesterone tăng lên đáng kể trong tử cung để hỗ trợ phôi thai phát triển. Vì vậy, mức progesterone trong dạ dày, ruột và thực quản cũng tăng lên gây ra chứng chậm tiêu hóa và làm tích tụ thức ăn trong dạ dày dẫn đến khó chịu, buồn nôn, nôn ói.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ốm nghén thai kỳ (Ảnh minh họa: Freepik)

Vậy dinh dưỡng thai kỳ nào có thể giúp mẹ bầu bớt bị ốm nghén?

Mẹ bầu có thể hạn chế chứng nôn ói, buồn nôn, ốm nghén bằng những cách thông dụng sau:

- Ăn ít thực phẩm và chia thành nhiều bữa trong ngày.

- Tránh xa các loại thực phẩm kích thích dạ dày như: chất béo, đồ chiên, đồ có mùi khó chịu.

- Ăn uống những thực phẩm có chứa gừng cũng giảm được chứng nôn ói.

- Uống nhiều nước.

- Tập thể dục đều đặn.

- Massage.

- Ăn những thực phẩm khô: bánh mì, bánh quy.

Khi mang thai, mẹ bầu cần ăn đủ chất dinh dưỡng, ăn các món dễ tiêu, chia thành nhiều bữa nhỏ, tăng cường rau xanh, quả chín, các loại đậu, sữa; kiêng các chất cay, nóng, rượu, cà phê, mỡ động vật, các món quay rán, thức ăn có nhiều gia vị dễ gây nôn.

Mẹ bầu cũng cần nghỉ ngơi hợp lý, thoải mái về tinh thần, tránh lo sợ, buồn bực. Nếu bị nôn quá nhiều khiến cơ thể gầy sút, mất nước và rối loạn điện giải…, mẹ bầu cần phải đến bệnh viện để được điều trị.

Mẹ bầu cần chú ý dinh dưỡng thai kỳ để có thể hạn chế tình trạng ốm nghén (Ảnh minh họa: Pexels)

Để hỗ trợ cho dinh dưỡng thai kỳ thậm chí khi mẹ bầu ốm nghén, chỉ với 1 viên/ngày OMEGA NATAL PLUS, mẹ chẳng cần phải lo làm sao để cung cấp đầy đủ trọn vẹn dưỡng chất cho cả bản thân và bé yêu.

OMEGA NATAL PLUS cung cấp DHA hàm lượng cao, cùng các Omega-3 khác, loạt vitamin và khoáng chất không thể thiếu cho sự phát triển tối đa của bé, sức khỏe của mẹ!

Nguồn: Viện Dinh dưỡng quốc gia



Tin tức liên quan

3 CÁCH CHĂM SÓC TRẺ EM TRONG MÙA DỊCH CORONA (COVID-19)
3 CÁCH CHĂM SÓC TRẺ EM TRONG MÙA DỊCH CORONA (COVID-19)

1340 Lượt xem

Chăm sóc trẻ em đúng cách để chống lại sự lây lan nhanh chóng của dịch Corona (COVID-19) là mối quan tâm của nhiều ba mẹ. Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ giải đáp phần nào câu hỏi làm sao để chăm sóc trẻ em đúng cách, giúp bé vượt qua được mùa dịch.

PHỤ NỮ MANG THAI KHÔNG ĐƯỢC ĂN QUẢ VẢI ĐÚNG HAY SAI?
PHỤ NỮ MANG THAI KHÔNG ĐƯỢC ĂN QUẢ VẢI ĐÚNG HAY SAI?

1232 Lượt xem

Vải là loại trái cây nhiệt đới được nhiều người yêu thích trong mùa hè vì có vị ngọt dịu, mọng nước. Không chỉ ngon, vải còn là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin và khoáng chất.

TOP 7 THỰC PHẨM MẸ CHO CON BÚ NÊN ĂN
TOP 7 THỰC PHẨM MẸ CHO CON BÚ NÊN ĂN

952 Lượt xem

Nuôi con bằng sữa mẹ có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và con. Dưới đây là những loại thực phẩm mẹ nên ăn mỗi ngày để tốt cho sữa nhưng không bị tăng cân.

CÁC LOẠI VITAMIN CHO TRẺ SƠ SINH
CÁC LOẠI VITAMIN CHO TRẺ SƠ SINH

1082 Lượt xem

Trẻ sinh đủ tháng, khỏe mạnh nhận được hầu hết các vitamin và khoáng chất cần thiết từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nếu bạn đang cho con bú và thực hiện một chế độ ăn uống đầy đủ, đa dạng sẽ đảm bảo cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng mà em bé cần. Khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc, mẹ hãy bổ sung nhiều loại trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu protein.

20 CÔNG DỤNG CỦA OMEGA 3 BẠN NÊN BIẾT
20 CÔNG DỤNG CỦA OMEGA 3 BẠN NÊN BIẾT

2558 Lượt xem

Khi nhắc tới Omega 3, chúng ta thường biết đến nó như một loại thực phẩm chức năng có tác dụng bổ mắt, tốt cho sức khỏe tim mạch và tốt cho trí não. Nhưng nó còn có nhiều công dụng quý gia hơn thế nữa. Dưới đây là 20 công dụng của Omega 3 đem lại cho sức khỏe của bạn.

VÌ SAO NÊN NẤU CHÁO YẾN MẠCH CHO TRẺ?
VÌ SAO NÊN NẤU CHÁO YẾN MẠCH CHO TRẺ?

1014 Lượt xem

Yến mạch là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Tất cả những dưỡng chất này đều rất cần thiết trong quá trình nâng cao hệ miễn dịch cho bé, đồng thời thúc đẩy hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt hơn. Bên cạnh đó, yến mạch là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.

LÀM SAO ĐỂ TĂNG SỰ TẬP TRUNG CHO TRẺ?
LÀM SAO ĐỂ TĂNG SỰ TẬP TRUNG CHO TRẺ?

1010 Lượt xem

Trẻ mất tập trung sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng lắng nghe và ghi nhớ thông tin. Nếu không điều chỉnh kịp thời tình trạng này thì khi trưởng thành có thể hình thành thói quen bỏ cuộc, dễ chán nản, không kiên trì tập trung trong công việc. Do đó, bố mẹ cần giáo dục con đúng cách nhằm tăng khả năng tập trung cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

CÁC LOẠI THỰC PHẨM GIÚP ĐẸP DA, BỔ DƯỠNG CHO MẸ BẦU
CÁC LOẠI THỰC PHẨM GIÚP ĐẸP DA, BỔ DƯỠNG CHO MẸ BẦU

911 Lượt xem

Khi mang thai, những vấn đề về da bà bầu thường gặp là sạm da, nám da, da khô, mụn trứng cá... Việc sử dụng kem dưỡng da hoặc các sản phẩm làm đẹp trong quá trình mang thai là không được khuyến khích vì chúng có thể gây tác động xấu đến thai nhi. Vậy làm thế nào để cải thiện làn da cho bà bầu?

SỰ PHÁT TRIỂN NÃO BỘ CỦA TRẺ EM
SỰ PHÁT TRIỂN NÃO BỘ CỦA TRẺ EM

1168 Lượt xem

Bộ não của trẻ định hướng và lập trình cho mọi sự phát triển cho cơ thể. Nhờ những tiến bộ của khoa học thần kinh và thiết bị kỹ thuật, các nhà nghiên cứu ngày nay đã có thể nhìn thấy bên trong não người và biết nhiều hơn về cách não bộ của trẻ phát triển như thế nào.

THAI NHI CÓ LẼ ĐÃ CẤT TIẾNG KHÓC ĐẦU TIÊN TỪ TRONG TỬ CUNG CỦA MẸ
THAI NHI CÓ LẼ ĐÃ CẤT TIẾNG KHÓC ĐẦU TIÊN TỪ TRONG TỬ CUNG CỦA MẸ

1086 Lượt xem

Có thể bạn chưa biết, nhưng thai nhi có lẽ đã cất tiếng khóc đầu tiên ngay khi còn ở trong bụng mẹ. Các nghiên cứu cho thấy bé đã học được cách biểu lộ sự khó chịu của mình thông qua việc khóc một cách thầm lặng trong tử cung sớm nhất vào tuần 28 của thai kỳ.

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng