CHẾ ĐỘ ĐẢM BẢO DINH DƯỠNG THAI KỲ TRONG 3 THÁNG ĐẦU

Trong suốt thai kỳ, chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu cần được thiết lập một cách khoa học vì nó mang tính quyết định tới cân nặng và sự phát triển của thai nhi. Trong đó, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý tới dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ bởi đây là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của thai nhi.

Đảm bảo dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ quan trọng như thế nào?

3 tháng đầu được coi là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của thai nhi. Vào tuần thứ 4 của thai kỳ, hệ thống thần kinh của trẻ bắt đầu phát triển. Đến tuần thứ 6, não và tủy sống hình thành, song song với quá trình phát triển tim, hệ tuần hoàn và các cơ quan nội tạng khác. Đến cuối tuần thứ 12 của thai kỳ, hầu hết các bộ phận trên cơ thể thai nhi như chân, tay, mắt, mũi,... đều hoàn thiện.

Để phát triển toàn diện, thai nhi cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các vi chất cần thiết như axit folic, canxi, sắt, vitamin D,... Nếu người mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng thì có thể gây dị tật, suy dinh dưỡng hoặc thậm chí là sảy thai. Vì vậy, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu mang thai đầy đủ, khoa học là vô cùng cần thiết để người mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và em bé được phát triển toàn diện.

Nhu cầu dinh dưỡng của thai phụ trong 3 tháng đầu mang thai

  • Năng lượng: Cùng với sự phát triển của thai nhi, nhu cầu năng lượng của thai phụ cũng thay đổi đáng kể. Trung bình, bà mẹ mang thai trong 3 tháng đầu cần cung cấp khoảng 2300 - 2400 kcal/ngày.

  • Axit folic: Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh hay tật nứt đốt sống trong bào thai. Mẹ bầu có thể bổ sung axit folic qua các loại thực phẩm như rau màu xanh thẫm (cải xanh, rau muống,...), thịt gia cầm, ngũ cốc,... Ngoài ra, thai phụ cũng có thể dùng thêm viên uống bổ sung axit folic theo hướng dẫn của bác sĩ.

  • Protein: Rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển nhanh của mô bào thai. Không chỉ vậy, protein còn giúp tăng trưởng mô vú và tử cung trong thai kỳ, tăng cường sản sinh máu, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Vì vậy, mẹ bầu nên chú ý ăn nhiều hơn các thực phẩm giàu protein như cá, đậu, trứng, thịt gà, sữa, thịt bò nạc và heo,... trong cả 3 bữa ăn. Trong giai đoạn này, thai phụ cần khoảng 85 - 90g protein/ngày, cao hơn bình thường 10-15g/ngày.

  • Sắt: Bà bầu cần được cung cấp 36 - 40 mg sắt mỗi ngày để phòng ngừa thiếu máu. Các loại thực phẩm có hàm lượng sắt cao cần tăng cường vào thực đơn ăn uống của thai phụ gồm thịt đỏ, tim cật, các loại hạt, rau xanh,... Ngoài ra, thai phụ cũng có thể sử dụng thêm viên uống cung cấp sắt theo chỉ định của bác sĩ.

  • Vitamin A: Mẹ bầu cần được cung cấp đủ 600mcg vitamin A/ngày. Các loại thực phẩm giàu vitamin A gồm thịt, cá, trứng, sữa, gan động vật, rau màu xanh thẫm, củ quả màu vàng, đỏ.

  • Canxi và vitamin D: Là 2 thành phần dinh dưỡng quan trọng trong việc hình thành hệ xương của thai nhi. Mẹ bầu nên bổ sung thêm canxi trong trứng, tôm, cá, cua, sữa, rau xanh, đậu đỗ và nên tắm nắng sớm để tăng cường hấp thu vitamin D.

  • Vitamin C: Có tác dụng ngăn ngừa các triệu chứng cảm lạnh cho mẹ, giúp xương bé chắc khỏe hơn. Vitamin C có nhiều trong các loại rau, củ, quả,...

  • Các nguyên tố vi lượng: Magie, selen, i-ốt, kẽm, vitamin nhóm B, DHA/EPA,... cũng cần được bổ sung vào chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu cho bà bầu.

Các thực phẩm phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên tránh

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu không chú ý trong vấn đề ăn uống, mẹ bầu có thể phải đối diện với nguy cơ sảy thai. Một số loại thực phẩm dưới đây có thể gây sảy thai hoặc không tốt cho thai nhi, thai phụ cần chú ý kiêng khem cẩn thận:

  • Dứa: Ăn dứa hoặc uống nước ép dứa trong 3 tháng đầu mang thai có thể khiến thai chết lưu. Nguyên nhân vì dứa chứa các bromelain - nguyên nhân gây co thắt ở phụ nữ mang thai, dẫn tới sảy thai;

  • Cua: Nên hạn chế ăn cua quá nhiều trong giai đoạn đầu của thai kỳ bởi chúng có thể làm tử cung co lại, gây xuất huyết bên trong hoặc thậm chí là thai chết lưu. Ngoài ra, cua có hàm lượng cao cholesterol, không tốt cho sức khỏe của thai phụ;

  • Lô hội (nha đam): Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu nên tránh sử dụng nước ép lô hội vì nó có thể gây xuất huyết vùng chậu dẫn tới sảy thai;

  • Hạt mè (vừng): Là loại thực phẩm thai phụ không nên ăn quá nhiều trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Hạt vừng khi kết hợp sử dụng với mật ong có thể dẫn tới sảy thai. Tuy nhiên, bà bầu có thể ăn hạt vừng đen trong giai đoạn cuối của thai kỳ để sinh con dễ dàng hơn;

  • Gan động vật: Gan động vật có chứa nhiều vitamin A nhưng các bà bầu chỉ nên ăn 1 - 2 lần/tháng. Nguyên nhân là vì nếu ăn gan động vật quá nhiều sẽ dẫn tới tích tụ nhiều retinol có thể gây hại cho thai nhi.

  • Đu đủ: Đu đủ xanh hoặc ương có chứa các enzyme có thể dẫn đến cơn co thắt tử cung gây sảy thai.

  • Chùm ngây: Tuy rất giàu vitamin, kali và sắt nhưng chùm ngây lại có chứa alpha sitosterol có hại cho phụ nữ mang thai vì có thể dẫn tới sảy thai. Đó là lý do thai phụ trong 3 tháng đầu không nên ăn loại rau này.

  • Chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng: Có chứa vi khuẩn listeria có hại cho phụ nữ mang thai.

  • Thực phẩm sống: Rau, quả chưa rửa kỹ, rau mầm sống, thịt chưa được nấu chín,... vì một loại ký sinh trùng là toxoplasma sống trên rau, thịt chưa được rửa kỹ, nấu chín có thể gây hại cho sự phát triển tâm thần của thai nhi.

  • Hải sản có hàm lượng thủy ngân cao: Các bà bầu đang mang thai 3 tháng đầu không nên ăn một vài loại cá và động vật giáp xác như cá kiếm, cá kình, cá ngừ, cá thu,... vì chúng có hàm lượng thủy ngân rất cao. Thay vào đó, thai phụ nên chọn tôm, cá cơm, cá hồi, cá rô phi,... vì chúng chứa ít thủy ngân, được chứng minh an toàn đối với phụ nữ mang thai. Đồng thời, thai phụ cũng không nên ăn hải sản tươi sống vì chúng có thể tồn tại vi khuẩn, virus gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé.

  • Các chất kích thích: Cà phê, rượu, bia và các chất chứa cồn làm tăng nguy cơ sảy thai, gây dị tật thai nhi hoặc khiến trẻ chậm phát triển.

  • Muối: Giảm muối trong thực đơn đối với những thai phụ đang bị phù, tăng huyết áp hoặc bị nhiễm độc thai nghén để phòng ngừa nguy cơ tai biến khi sinh.

Nguồn: Vinmec

Tags : viêm mũi


Tin tức liên quan

SỬ DỤNG VIÊN XÔNG CHỨA TINH DẦU KHI MANG THAI, NÊN HAY KHÔNG?
SỬ DỤNG VIÊN XÔNG CHỨA TINH DẦU KHI MANG THAI, NÊN HAY KHÔNG?

11382 Lượt xem

Có nhiều loại thuốc mà khi mang thai, bác sĩ sẽ căn dặn mẹ bầu không được dùng vì nguy cơ ảnh hưởng xấu lên thai nhi và mẹ. Đó có thể là những loại thuốc thông thường cho trường hợp bệnh vặt như siro ho, ibuprofen, thuốc thông mũi,… Thế nên khi mẹ bầu bị cảm lạnh, ho hay nghẹt mũi thì việc sử dụng các chất nguồn gốc từ thiên nhiên như tinh dầu sẽ là giải pháp phù hợp. Dù vậy, liệu có phải tinh dầu nào cũng có thể sử dụng khi mang thai không? Xông hơi bằng tinh dầu dưới dạng viên xông thì sao?

MẸ BẦU LÀM GÌ ĐỂ VUI KHỎE DỊP TẾT?
MẸ BẦU LÀM GÌ ĐỂ VUI KHỎE DỊP TẾT?

689 Lượt xem

Tết là dịp để sum họp gia đình và gặp mặt bạn bè. Những bữa tiệc liên hoan tất niên chắc chắn không thể thiếu trong dịp này. Tuy nhiên, trong những cuộc vui cuối năm, đâu là “giới hạn” cho mẹ bầu để đảm bảo Tết an toàn, khỏe mạnh?

LÀM SAO ĐỂ BỔ SUNG VITAMIN NHÓM B CHO TRẺ BIẾNG ĂN?
LÀM SAO ĐỂ BỔ SUNG VITAMIN NHÓM B CHO TRẺ BIẾNG ĂN?

1488 Lượt xem

Thiếu vitamin nhóm B hay vitamin B1 ở trẻ em và trẻ biếng ăn liên quan mật thiết đến chế độ ăn của mẹ trong thai kỳ hoặc thời gian cho con bú. Hậu quả để lại thường ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ, chậm phát triển tâm vận động, suy giảm miễn dịch. Ngoài ra còn có nguy cơ khiến trẻ bị thấp còi và hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Vậy cách bổ sung vitamin nhóm B cho trẻ biếng ăn như thế nào là phù hợp?

HẠN SỬ DỤNG CỦA SỮA MẸ
HẠN SỬ DỤNG CỦA SỮA MẸ

843 Lượt xem

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất đối với trẻ em. Trong sữa mẹ có gần như đầy đủ chất mà em bé cần trong những tháng đầu đời và đóng góp một phần quan trọng cho sự phát triển của trẻ ở những tháng sau.

3 CÁCH CHĂM SÓC TRẺ EM TRONG MÙA DỊCH CORONA (COVID-19)
3 CÁCH CHĂM SÓC TRẺ EM TRONG MÙA DỊCH CORONA (COVID-19)

1247 Lượt xem

Chăm sóc trẻ em đúng cách để chống lại sự lây lan nhanh chóng của dịch Corona (COVID-19) là mối quan tâm của nhiều ba mẹ. Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ giải đáp phần nào câu hỏi làm sao để chăm sóc trẻ em đúng cách, giúp bé vượt qua được mùa dịch.

BỔ SUNG CANXI CHO TRẺ CHẬM MỌC RĂNG
BỔ SUNG CANXI CHO TRẺ CHẬM MỌC RĂNG

438 Lượt xem

Bổ sung canxi cho trẻ em trong giai đoạn phát triển răng và xương rất quan trọng để đảm bảo chúng phát triển một cách toàn diện. Nếu trẻ em thiếu canxi, họ có thể phát triển các vấn đề răng miệng như chậm mọc răng, răng dễ bị sâu và các vấn đề khác.

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA SỮA MẸ
THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA SỮA MẸ

913 Lượt xem

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ trong 6 tháng đầu đời. Bên cạnh nguồn dinh dưỡng thiết yếu trong sữa mẹ giúp trẻ khỏe mạnh và tăng sức đề kháng, nuôi con bằng sữa mẹ còn mang lại nhiều lợi ích cho mẹ như: nhanh giảm cân, giải phóng hormone oxytocin, giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng...

20 CÔNG DỤNG CỦA OMEGA 3 BẠN NÊN BIẾT
20 CÔNG DỤNG CỦA OMEGA 3 BẠN NÊN BIẾT

2307 Lượt xem

Khi nhắc tới Omega 3, chúng ta thường biết đến nó như một loại thực phẩm chức năng có tác dụng bổ mắt, tốt cho sức khỏe tim mạch và tốt cho trí não. Nhưng nó còn có nhiều công dụng quý gia hơn thế nữa. Dưới đây là 20 công dụng của Omega 3 đem lại cho sức khỏe của bạn.

9 NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU XƯƠNG SƯỜN KHI MANG THAI
9 NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU XƯƠNG SƯỜN KHI MANG THAI

832 Lượt xem

Phụ nữ thường có thể gặp một loạt các triệu chứng khó chịu khi mang thai. Đau xương sườn khi mang thai là hiện tượng phổ biến, đặc biệt là trong ba tháng cuối thai kỳ khi thai nhi lớn lên. Nhưng cơn đau cũng có thể bắt đầu khá sớm trong thai kỳ.

MẤT NƯỚC Ở TRẺ SƠ SINH, CẦN CẨN TRỌNG VÀ XỬ TRÍ THẾ NÀO?
MẤT NƯỚC Ở TRẺ SƠ SINH, CẦN CẨN TRỌNG VÀ XỬ TRÍ THẾ NÀO?

1041 Lượt xem

75% cơ thể của con người là nước. Mất nước ở trẻ sơ sinh là tình trạng bé không được cung cấp đủ nước cần thiết để duy trì hoạt động cơ thể. Mỗi ngày, lượng nước trong cơ thể bé mất dần do tiểu tiện, đổ mồ hôi, khóc và thậm chí là thở. Mỗi lần con được cho bú, trẻ sẽ được bù đắp lại lượng nước đã mất. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh không được cung cấp đầy đủ nước mà cơ thể cần có thể dẫn đến hiện tượng mất nước. Điều này có thể khiến bé khó chịu, cáu gắt.

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng