NGUYÊN TẮC DINH DƯỠNG CHO TRẺ CHA MẸ CẦN BIẾT

Cha mẹ nào cũng biết rằng, việc tăng cường dinh dưỡng cho trẻ ốm là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, bổ sung như thế nào mới là điều quan trọng. Dưới đây là những nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ mà cha mẹ cần biết.

Trẻ bị ốm sẽ mệt mỏi, chán ăn, ăn ít, thậm chí cảm thấy sợ ăn vì ảnh hưởng của thuốc trị bệnh. Chính vì vậy, nhiều mẹ quyết định cắt giảm khẩu phần ăn của trẻ hoặc chỉ cho trẻ ăn cháo trắng để dễ nuốt. Đây chính là lý do góp phần khiến cho trẻ bị ốm thường thiếu dinh dưỡng, vitamin. Nếu cha mẹ chăm sóc trẻ không đúng cách có thể khiến trẻ bị suy nhược, sụt cân, bệnh nặng hơn và chậm hồi phục. Dưới đây là những nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ mà cha mẹ cần biết.

Nguyên tắc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ đang bị bệnh

Nguyên tắc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ đang bị bệnh

Nguyên tắc trong chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ đang bị bệnh

Trẻ bị ốm sẽ không muốn ăn, càng bị ép ăn trẻ càng phản ứng và quấy khóc, quậy phá. Còn các mẹ khi thấy con không ăn sẽ càng căng thẳng, sốt ruột. Tình trạng này kéo dài sẽ càng làm cho vấn đề tồi tệ hơn

Khi bị ốm, hệ tiêu hóa của trẻ cũng bị yếu đi. Thức ăn vào cơ thể không được tiêu hóa tốt sẽ gây khó chịu trong bụng, thậm chí cả đau bụng và rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, mẹ không nên ép trẻ ăn nhiều một lúc mà nên chia thành những bữa nhỏ, thức ăn nên được chế biến ở dạng mềm hoặc lỏng. Thức ăn dạng lỏng như soup, sữa, cháo, nước ép, sinh tố... vừa dễ tiêu, vừa dễ nuốt sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, mẹ vẫn phải đảm bảo 4 nhóm dinh dưỡng (bột, béo, đạm, xơ) trong các món ăn của trẻ. Để bé không bị ngán, mẹ có thể thay đổi cách chế biến hàng ngày sao cho phù hợp với khẩu vị và sở thích của trẻ.

Bên cạnh đó, mẹ cần chú ý bổ sung những thực phẩm giàu vitmain A, kẽm và chất sắt như các loại thịt bò, gà, trứng, rau có màu xanh, đỏ... vào bữa ăn để tăng sức đề kháng, trẻ nhanh khỏi bệnh. 

Ngoài ra, cha mẹ cần chú ý một số vấn đề khác khi chăm sóc trẻ ốm, chẳng hạn như: Đồ ăn phải sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, dinh dưỡng, không gây dị ứng với cơ địa của trẻ... Nếu trẻ vẫn bú mẹ thì cần tiếp tục cho bú như bình thường.

Cốm vi sinh Biolactocil Plus
Bổ sung lợi khuẩn đường ruột - Kích thích bé ăn ngon

Cốm vi sinh Biolactocil Plus bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột bé luôn khỏe mạnh

Cốm vi sinh Biolactocil Plus bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột bé luôn khỏe mạnh

- Thành phần giàu lợi khuẩn và các vitamin, khoáng chất.
- Dạng cốm giúp trẻ dễ uống, dễ hấp thu.
- Sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận an toàn.


Lưu ý các chất dinh dưỡng cần thiết khi chăm sóc cho trẻ

Lưu ý các chất dinh dưỡng cần thiết khi chăm sóc cho trẻ

Lưu ý dinh dưỡng cho trẻ trong một vài trường hợp phổ biến

Khi trẻ bị sốt

Trong lúc bị sốt, trẻ cũng có phản ứng như người lớn như đau mỏi người, miệng nhạt, chán ăn... Dù có thương con bao nhiêu và biết rằng bổ sung dinh dưỡng là việc hết sức cần thiết thì cha mẹ cũng đừng ép con ăn lúc này.

Thay vào đó, cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước vì trẻ bị sốt thường bị mất nước và điện giải. Cần tiếp tục cho con ăn uống và bú mẹ, nên chọn nhóm thức ăn giàu năng lượng nhưng ở dạng lỏng, lạnh, lạt như trên để trẻ dễ ăn và tiêu hóa, tuyệt đối không được cho trẻ ăn kiêng sẽ dẫn đến thiếu dinh dưỡng, gây sụt cân, kiệt sức, giảm sức đề kháng...

Lưu ý chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ bị sốt

Lưu ý chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ bị sốt

Khi trẻ bị ho

Những cơn ho khiến trẻ vô cùng khó chịu trong họng và khi ăn trẻ luôn cảm thấy vướng nên muốn nôn ra. Trong trường hợp trẻ bị ho, mẹ nên cho trả ăn món ăn nhiều nước để làm loãng đờm nhớt ở cổ họng, giảm cảm giác kích thích gây ho nhiều lần.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên hạn chế những món ăn chế biến có nhiều mỡ như chiên, xào... hoặc đồ ăn có chất tanh như cá vì nó khiến trẻ dễ bị nôn hơn.

Khi trẻ bị tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy có thể làm cho cơ thể trẻ bị mất nhiều nước, vì vậy bên cạnh việc cho uống dung dịch bù nước Oresol, các mẹ nên cho con uống nhiều nước (nước lọc, nước canh). Với những trẻ vẫn bú mẹ thì nên tiếp tục cho trẻ bú và người mẹ cần ăn nhiều đạm (thịt, cá) và hạn chế ăn chất xơ như rau xanh.

Có nhiều mẹ quan niệm khi con bị tiêu chảy không nên cho ăn nhiều vì ăn vào bao nhiêu thì ra hết bấy nhiêu, chỉ nên ăn cháo trắng và muối. Điều này là hết sức sai lầm, cha mẹ không những không được bắt con ăn kiêng mà cần phải bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho bé.

Khi trẻ bị tay chân miệng

Khi bị tay chân miệng, trẻ bị các tổn thương trong miệng nên sẽ rất khó chịu mỗi khi phải ăn, nuốt. Thay vì kiên quyết bắt con ăn để "được ít nào hay ít đó", mẹ hãy áp dụng nguyên tắc 3L với tiêu chí rất dễ nhớ là: Thức ăn đảm bảo: Lỏng, lạnh và lạt (nhạt).

Thức ăn lỏng, mềm không những dễ tiêu hóa mà khi vào miệng sẽ không gây đau đớn. Như vậy, trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu và ăn được nhiều hơn.

Thức ăn lạnh khi vào dạ dày cũng khiến trẻ cảm thấy dễ chịu. Khi bé bị bệnh có tổn thương trong miệng (tay chân miệng, viêm họng, ho rát họng...) thì càng nên ăn thức ăn lạnh vì nó sẽ không kích thích vết thương trong miệng của trẻ, làm cho trẻ dễ nuốt hơn. 

Đồ ăn nhiều gia vị thường kích thích dạ dày của trẻ, khiến trẻ khó chịu. Không những thế, nhóm thực phẩm này còn khó tiêu, thậm chí gây ra kích ứng trong đường tiêu hóa. Với cơ địa đang bị yếu, trẻ sẽ không có đủ sức để chống lại những rắc rối này. Đặc biệt, nếu trẻ bị thương trong miệng mà ăn đồ ăn nhiều gia vị như quá chua, cay, mặn... thì sẽ gây ra phản ứng đau, xót... càng làm cho trẻ sợ ăn hơn. Vì vậy, nên cho trẻ ăn lạt.



Tin tức liên quan

BẦU BÌ MÙA DỊCH NHƯNG VẪN CÓ THỂ SINH CON KHỎE MẠNH, TẠI SAO KHÔNG?
BẦU BÌ MÙA DỊCH NHƯNG VẪN CÓ THỂ SINH CON KHỎE MẠNH, TẠI SAO KHÔNG?

1124 Lượt xem

Hành trình mang thai và làm mẹ là một hành trình gian nan, đầy thử thách. Nhất là trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát và ngày càng diễn biến phức tạp, hành trình ấy lại càng khó khăn, vất vả hơn. Mẹ bầu cần phải chú ý những gì để có thể “vượt cạn” thành công? Câu trả lời có trong bài viết sau đây.

NHỮNG THAY ĐỔI VỀ TÂM LÝ VÀ CƠ THỂ KHI MANG THAI CỦA MẸ BẦU
NHỮNG THAY ĐỔI VỀ TÂM LÝ VÀ CƠ THỂ KHI MANG THAI CỦA MẸ BẦU

919 Lượt xem

Mang thai là sự kiện vô cùng quan trọng trong cuộc đời một người phụ nữ. Bên cạnh niềm hạnh phúc khi mang trong mình một thiên thần nhỏ và chính thức được làm mẹ thì những thay đổi về tâm lý và cơ thể gây ra những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày của người mẹ.

SUY GIẢM TRÍ NHỚ Ở TRẺ EM: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
SUY GIẢM TRÍ NHỚ Ở TRẺ EM: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

906 Lượt xem

Bạn có biết rằng suy giảm trí nhớ không chỉ là vấn đề của người lớn mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ của trẻ em? Nếu bạn quan tâm đến sức khỏe não bộ của những đứa trẻ trong gia đình, hãy cùng khám phá bài viết dưới đây để tìm hiểu về tình trạng suy giảm trí nhớ ở trẻ em và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Chắc chắn rằng bạn sẽ tìm được những thông tin hữu ích cho sức khỏe của bé yêu của mình.

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA SỮA MẸ
THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA SỮA MẸ

1132 Lượt xem

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ trong 6 tháng đầu đời. Bên cạnh nguồn dinh dưỡng thiết yếu trong sữa mẹ giúp trẻ khỏe mạnh và tăng sức đề kháng, nuôi con bằng sữa mẹ còn mang lại nhiều lợi ích cho mẹ như: nhanh giảm cân, giải phóng hormone oxytocin, giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng...

NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM LÀNH MẠNH CHỨA NHIỀU SẮT
NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM LÀNH MẠNH CHỨA NHIỀU SẮT

983 Lượt xem

Sắt là khoáng chất thiết yếu đóng vai trò trung tâm trong nhiều quá trình sinh hóa của cơ thể bao gồm vận chuyển oxy, hỗ trợ miễn dịch và kích thích enzym hoạt động.

BỔ SUNG CANXI CHO TRẺ CHẬM MỌC RĂNG
BỔ SUNG CANXI CHO TRẺ CHẬM MỌC RĂNG

602 Lượt xem

Bổ sung canxi cho trẻ em trong giai đoạn phát triển răng và xương rất quan trọng để đảm bảo chúng phát triển một cách toàn diện. Nếu trẻ em thiếu canxi, họ có thể phát triển các vấn đề răng miệng như chậm mọc răng, răng dễ bị sâu và các vấn đề khác.

SỬ DỤNG VIÊN XÔNG CHỨA TINH DẦU KHI MANG THAI, NÊN HAY KHÔNG?
SỬ DỤNG VIÊN XÔNG CHỨA TINH DẦU KHI MANG THAI, NÊN HAY KHÔNG?

12495 Lượt xem

Có nhiều loại thuốc mà khi mang thai, bác sĩ sẽ căn dặn mẹ bầu không được dùng vì nguy cơ ảnh hưởng xấu lên thai nhi và mẹ. Đó có thể là những loại thuốc thông thường cho trường hợp bệnh vặt như siro ho, ibuprofen, thuốc thông mũi,… Thế nên khi mẹ bầu bị cảm lạnh, ho hay nghẹt mũi thì việc sử dụng các chất nguồn gốc từ thiên nhiên như tinh dầu sẽ là giải pháp phù hợp. Dù vậy, liệu có phải tinh dầu nào cũng có thể sử dụng khi mang thai không? Xông hơi bằng tinh dầu dưới dạng viên xông thì sao?

VÌ SAO NÊN BỔ SUNG VITAMIN NHÓM B CHO BÉ
VÌ SAO NÊN BỔ SUNG VITAMIN NHÓM B CHO BÉ

1018 Lượt xem

Mặc dù trẻ không nhất thiết phải cần một lượng đáng kể của mỗi và mọi loại vitamin nhóm B, nhưng trẻ cần một phần lớn chất dinh dưỡng từ chúng. Vitamin nhóm B rất quan trọng đối với sự trao đổi chất, giúp thúc đầy sự phát triển lành mạnh của cả não và cơ thể, do đó cần bổ sung vitamin nhóm B cho trẻ mỗi ngày.

MẸ BẦU BỔ SUNG SẮT, CẦN LƯU Ý GÌ?
MẸ BẦU BỔ SUNG SẮT, CẦN LƯU Ý GÌ?

1502 Lượt xem

Ai cũng biết thời kỳ mang thai là thời kỳ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, trong đó có bao gồm cả sắt. Dù vậy, không phải mẹ bầu nào cũng biết cách bổ sung sắt sao cho hiệu quả nhất, và những lưu ý kèm theo cùng nhu cầu sắt cần thiết mỗi ngày là bao nhiêu.

DINH DƯỠNG THAI KỲ CHO BÀ BẦU BỊ NGHÉN NẶNG
DINH DƯỠNG THAI KỲ CHO BÀ BẦU BỊ NGHÉN NẶNG

1021 Lượt xem

Đa số thai phụ chỉ bị nghén trong 3 tháng đầu, nhưng có người có thể kéo dài hơn. Dưới đây là một số món ăn - nước uống giúp giảm bớt sự khó chịu thai kỳ đó, đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho các mẹ bầu bị nghén nặng.


5.0/5
1 Đánh giá
5
1 Đánh giá
4
0 Đánh giá
3
0 Đánh giá
2
0 Đánh giá
1
0 Đánh giá
Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng