BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ LÂY QUA ĐƯỜNG NÀO VÀ CÁCH ĐỂ PHÒNG TRÁNH?

Bệnh đau mắt đỏ hiện đang là một tên gọi thường xuyên được nhắc đến trong thời gian gần đây. Bởi đang trong giai đoạn giao mùa, đồng thời cũng là thời gian quay trở lại trường học của các em học sinh, càng tạo điều kiện cho bệnh đau mắt đỏ có nguy cơ gia tăng nhiều hơn.

1. Bệnh đau mắt đỏ lây qua những đường nào?
Theo thông tin từ Bộ Y tế, bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành phố như TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội,... Vào ngày 21/09, theo thống kê sơ bộ của Bệnh viện Mắt TW cho thấy, trong những tuần gần đây ghi nhận trung bình khoảng 700 trường hợp đau mắt đỏ (còn gọi là viêm kết mạc) đến khám. Trung bình 100 ca khám có khoảng 30 ca đau mắt đỏ.

Bệnh đau mắt đỏ lây qua những đường nào?

Như vậy có thể thấy, bệnh đau mắt đỏ là một tình trạng bệnh cấp tính ở mắt, dễ lây lan tuy nhiên ít để lại di chứng sau khi hết bệnh. Mặc dù vậy, bệnh đau mắt đỏ vẫn gây ra một số ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập, và khi tình trạng đau mắt đỏ kéo dài có thể dẫn đến ảnh hưởng về thị lực của người bệnh về sau này. 
Theo Bộ Y tế, bệnh đau mắt đỏ có thể lây truyền thông qua việc tiếp xúc trực tiếp và cả gián tiếp với dịch tiết từ mắt qua bàn tay nhiễm vi khuẩn hoặc khi sử dụng chung đồ dùng cá nhân, vật dụng bị nhiễm mầm bệnh. 
Theo đó, bệnh đau mắt đỏ thường sẽ xuất hiện ở những nơi xảy ra lũ lụt, ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước sinh hoạt. 
Như vậy có thể thấy, đau mắt đỏ rất dễ bị lây nhiễm chéo khi chúng ta tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với người bị bệnh. Mặc dù không tiếp xúc trực tiếp, nhưng virus gây bệnh vẫn có tiếp cận và phát triển bệnh trên chúng ta. 
Bởi thế trong thời gian giao mùa, kèm theo thời tiết thường xuyên thay đổi, nắng mưa thường thất thường, chúng ta không chỉ đảm bảo sức khỏe tổng thể, mà cũng phải đặc biệt quan tâm đến tình trạng cũng như sức khỏe của đôi mắt những thành viên trong gia đình.

2. 7 nguyên tắc giúp bạn phòng tránh bệnh đau mắt đỏ
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, là ánh sáng, là hy vọng và là bước chân giúp chúng ta tiến về phía trước, là cơ quan giúp ta ngắm nhìn cuộc sống muôn màu xung quanh ta. Bởi thế mà nếu đôi mắt của chúng ta gặp phải những tác động, ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt sẽ khiến chúng ta vô cùng khó chịu, hạn chế các hoạt động, các công việc và sinh hoạt hằng ngày. 
Và một trong những vấn đề cần phải quan tâm trong giai đoạn này, đó chính là tình trạng bệnh đau mắt đỏ. Nó có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, bất kỳ người lớn hay trẻ nhỏ. Không những vậy, đau mắt đỏ rất dễ lây lan cả trực tiếp hay gián tiếp với virus gây bệnh. Do đó, hãy nhớ 10 nguyên tắc sau đây để có thể giúp bạn và người thân có thể bảo vệ sức khỏe của đôi mắt trước những tình trạng đau mắt đỏ đang phát triển: 

  • Rửa tay thường xuyên

Không chỉ để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ, hằng ngày trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh bạn cũng đều phải rửa tay với xà phòng chuyên dụng để loại bỏ tốt nhất các loại vi khuẩn có thể đang bám vào tay của bạn.

7 nguyên tắc giúp bạn phòng tránh bệnh đau mắt đỏ

Và để hạn chế tối thiểu khả năng virus gây bệnh đau mắt đỏ có thể tiếp xúc với mắt của bạn, hãy luôn rửa tay bằng xà phòng và nước ấm, đặc biệt là trước khi để tay chạm vào mắt.

  • Tránh tiếp xúc với người bị bệnh

Đau mắt đỏ lây lan trực tiếp khi bạn tiếp xúc với người đang mắc bệnh, hoặc nếu họ có những biểu hiện của nhiễm trùng ở mắt như mắt đỏ, sưng và có dịch ở mắt. 
Đây sẽ là cách an toàn và tốt nhất để chúng ta có thể tránh được virus gây bệnh tiếp cận được đôi mắt.

  • Không chia sẻ vật dụng cá nhân

Đối với những trẻ nhỏ bước vào thời gian đến trường sẽ rất dễ tạo cơ hội gây bệnh khi có một vài học sinh gặp phải tình trạng này. Với sự dễ lây lan, các bậc phụ huynh cần chú ý và hướng dẫn trẻ nhỏ không chia sẻ vật dụng cá nhân cũng như không dùng chung các vật dùng như khăn với các bạn học khác. 
Đặc biệt, chúng ta không nên chia sẻ các vật dụng cá nhân sử dụng cho mắt, ví dụ như mắt kính, gương soi mặt, nước mắt nhân tạo và một số vật dụng cá nhân khác có tiếp với mắt. 

  • Không sử dụng mỹ phẩm mắt chung

Đối với các mỹ phẩm dành cho mắt như: mascara, kích mí, hoặc các sản phẩm khác để làm đẹp cho mắt, chúng ta không nên dùng chung hoặc chia sẻ chúng với người khác. 
Bởi nếu như đau mắt đỏ ở người đó chưa có biểu hiện bên ngoài nhưng vẫn có virus gây bệnh đang tồn tại ở mắt của người đó, do đó không nên chia sẻ mỹ phẩm dùng cho mắt để không tạo cơ hội cho những vi khuẩn ấy lay lan sang mắt của bạn.

  • Sử dụng bảo vệ mắt

Khi bạn tiếp xúc với môi trường bẩn hoặc có nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn, hãy sử dụng kính bảo hộ hoặc găng tay.

7 nguyên tắc giúp bạn phòng tránh bệnh đau mắt đỏ

Đặc biệt, nếu như bạn buộc phải đến nơi có người đau mắt đỏ, hãy tự bảo vệ đôi mắt của mình với chiếc mắt kính bảo hộ hoặc sử dụng thêm găng tay nếu cần. 

  • Tuân thủ quy tắc vệ sinh cá nhân

Hãy tuân thủ các quy tắc vệ sinh cá nhân cơ bản như không chạm vào mắt bằng tay bẩn và không chạm vào mắt sau khi chạm vào các bề mặt dơ bẩn.

  • Điều trị bệnh kịp thời

Nếu bạn đã mắc bệnh đau mắt đỏ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và tuân thủ liệu pháp điều trị để ngăn bệnh lây lan và tái phát.

Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho mắt để giữ "cửa sổ tâm hồn" của chúng ta luôn được khoẻ mạnh.

Tài liệu tham khảo: Bộ Y tế



Tin tức liên quan

MÙA DỊCH CORONA, ĂN UỐNG THẾ NÀO ĐỂ PHÒNG BỆNH?
MÙA DỊCH CORONA, ĂN UỐNG THẾ NÀO ĐỂ PHÒNG BỆNH?

1273 Lượt xem

Để phòng và chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới vi rút corona (Covid-19), chúng ta cần thực hiện đầy đủ khuyến cáo của Bộ Y tế.

THIỀN CÓ THỂ GIÚP CẢI THIỆN TRÍ NHỚ
THIỀN CÓ THỂ GIÚP CẢI THIỆN TRÍ NHỚ

821 Lượt xem

Thiền định là phương pháp giúp giảm tình trạng căng thẳng, lo lắng, nâng cao nhận thức về bản thân và xã hội, phát triển khả năng tập trung. Đặc biệt, nhiều nghiên cứu từ các nhà khoa học đã chỉ ra lợi ích của thiền định trong việc cải thiện trí nhớ thông qua tác dụng tăng cường hoạt động của vỏ não.

12 ĐỐI TƯỢNG DỄ MẮC BỆNH CAO HUYẾT ÁP VÀ 3 LOẠI THUỐC LIÊN QUAN ĐẾN HUYẾT ÁP CAO
12 ĐỐI TƯỢNG DỄ MẮC BỆNH CAO HUYẾT ÁP VÀ 3 LOẠI THUỐC LIÊN QUAN ĐẾN HUYẾT ÁP CAO

379 Lượt xem

Cao huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây ra các biến chứng tim mạch, đột quỵ và liên quan đến gần 10,8 triệu ca tử vong trên toàn thế giới mỗi năm. Điều đáng chú ý là song song với việc tuổi thọ của người dân Việt Nam ngày càng cao trong những năm gần đây thì tỷ lệ người mắc bệnh cao huyết áp cũng gia tăng (chiếm khoảng 25% dân số nước ta) và đang ngày càng trẻ hóa (tỷ lệ cao huyết áp ở người từ 25 tuổi trở lên đã lên tới khoảng 25 – 47%).

THỰC PHẨM GIÚP TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG PHÒNG DỊCH BỆNH DO VIRUS CORONA
THỰC PHẨM GIÚP TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG PHÒNG DỊCH BỆNH DO VIRUS CORONA

1131 Lượt xem

Nâng cao sức đề kháng của bản thân chính là biện pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất, đặc biệt là trong mùa dịch. Phòng dịch cho cá nhân cũng chính là phòng dịch cho cộng đồng. Bài viết sau sẽ cung cấp một số lời khuyên đơn giản, dễ thực hiện để nâng cao sức đề kháng bản thân thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý.

6 BÍ QUYẾT ĐỂ NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ THỂ TẬN HƯỞNG CUỘC SỐNG
6 BÍ QUYẾT ĐỂ NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ THỂ TẬN HƯỞNG CUỘC SỐNG

1028 Lượt xem

Sống với căn bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể làm người bệnh cảm thấy nặng nề, đơn độc với những cuộc hẹn cùng bác sĩ, phải theo dõi lượng đường và lo lắng về khả năng bệnh trở nên phức tạp hơn.Thế nhưng, vẫn có những cách có thể giúp người bệnh thư giãn, sống hòa nhập và thậm chí nuông chiều bản thân. Những việc như thế không chỉ giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn mà còn khỏe mạnh hơn.

CHẾ ĐỘ ĂN CÓ NGUỒN GỐC TỪ THỰC VẬT GIÚP GIẢM TÁI PHÁT UNG THƯ VÚ
CHẾ ĐỘ ĂN CÓ NGUỒN GỐC TỪ THỰC VẬT GIÚP GIẢM TÁI PHÁT UNG THƯ VÚ

778 Lượt xem

Dinh dưỡng có một vai trò quan trọng trong việc điều trị và nâng cao thể trạng cho người bệnh ung thư vú. Trong đó, chế độ ăn uống ưu tiên các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật có thể giúp giảm tái phát ung thư vú.

DẤU HIỆU, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ
DẤU HIỆU, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ

745 Lượt xem

Ung thư vú là căn bệnh gây tử vong cao nhất ở nữ giới nên việc phát hiện các triệu chứng của bệnh và điều trị kịp thời là rất quan trọng. Hãy trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về căn bệnh này.

BỘ Y TẾ VÀ WHO KHUYẾN CÁO: BẢO VỆ BẢN THÂN, PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VIRUS CORONA NCOV
BỘ Y TẾ VÀ WHO KHUYẾN CÁO: BẢO VỆ BẢN THÂN, PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VIRUS CORONA NCOV

1247 Lượt xem

BỘ Y TẾ và WHO KHUYẾN CÁO:
Bảo vệ bản thân, phòng bệnh Viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona nCoV
HÃY LUÔN GIỮ SỨC KHỎE CỦA BẠN KHI ĐI LẠI, DU LỊCH!!!

THỰC PHẨM DÀNH CHO BỆNH CẢM CÚM
THỰC PHẨM DÀNH CHO BỆNH CẢM CÚM

572 Lượt xem

Một số thực phẩm dành cho bệnh cảm cúm bạn nên biết được thể hiện trong bài viết bên dưới. Vì khi cảm lạnh, cơ thể cần bổ sung thêm đúng chất dinh dưỡng để có thể phục hồi. Đang trong thời gian chuyển giao sang năm mới, thời tiết đã thay đổi rất dễ gây ra bệnh cảm lạnh.

BỆNH VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI Ở TRẺ EM
BỆNH VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI Ở TRẺ EM

434 Lượt xem

Vi khuẩn ăn thịt người là một bệnh nhiễm trùng hiếm gặp ở da và các mô, nếu không được điều trị nhanh chóng, người bệnh có thể tử vong bởi căn bệnh này. Mặc dù không phải là một căn bệnh phổ biến nhưng nó gây cảm giác đáng sợ cho chúng ta mỗi khi nhắc đến. Gần đây nhất, vào ngày 19/09/2023, một bệnh nhi 15 tuổi nhiễm bệnh vi khuẩn ăn thịt người đã tử vong dù được điều trị tích cực. Vậy trẻ em có phải là đối tượng mà căn bệnh dễ xuất hiện? Hãy cùng Phúc Tường tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé.

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng