NHỮNG YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ
Bệnh đau mắt đỏ là một dạng bệnh dễ nhận biết, có thể lây lan một cách dễ dàng nhưng lành tính, tuy nhiên nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách vẫn có thể để lại một số biến chứng về sau cho đôi mắt. Trong thời gian tình trạng bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng, bạn cần phải nắm được đâu là những yếu tố nguy cơ của đau mắt đỏ.
1. Bệnh đau mắt đỏ là gì?
Bệnh đau mắt đỏ, còn được gọi là "conjunctivitis" hay còn được gọi là viêm kết mạc, là một trong những tình trạng bệnh đang có xu hướng gia tăng hiện nay về sức khỏe của mắt mà ai cũng có thể gặp phải.
Dù không dẫn đến những nguy hiểm cho đôi mắt và sức khỏe, nhưng nó có thể gây khó chịu và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của bạn. Và nếu để tình trạng bệnh đau mắt đỏ diễn ra trong thời gian dài không được điều trị hoặc chăm sóc sai cách có thể dẫn các biến chứng khác không tốt cho đôi mắt.
Bệnh đau mắt đỏ là một tình trạng mắt mà niêm mạc bên trong mắt trở nên viêm nhiễm và trông đỏ hoặc hồng. Đây là kết quả của viêm nhiễm của bì niêm mạc mắt, gọi là màng nhầy. Người mắc bệnh có thể cảm thấy ngứa ngáy, chảy nước mắt, và cảm thấy mắt đau.
2. Các yếu tố nguy cơ của bệnh đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây lan, ảnh hưởng đến sức khỏe của đôi mắt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc nắm thông tin về bệnh đau mắt đỏ sẽ giúp bạn bảo vệ được sức khỏe đôi mắt của chính bạn, gia đình và những người xung quanh.
Để bảo vệ đôi mắt trước tình trạng bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng và lây lan, chúng ta cần phải biết được đâu là các yếu tố nguy cơ gây viêm kết mạc để có thể chú ý và cẩn trọng hơn.
2.1. Viêm kết mạc do virus và vi khuẩn
Hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ là do adenovirus gây ra nhưng cũng có thể do các loại virus khác gây ra, bao gồm virus herpes simplex và virus varicella-zoster.
Cả viêm kết mạc do virus và vi khuẩn đều có thể xảy ra cùng với triệu chứng cảm lạnh hoặc các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp, chẳng hạn như đau họng. Đeo kính áp tròng không được vệ sinh đúng cách hoặc dử dụng chung kính áp tròng với người khác cũng có thể gây viêm kết mạc do vi khuẩn.
Cả hai loại virus và vi khuẩn đều rất dễ lây lan. Chúng lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với chất lỏng chảy ra từ mắt của người bị nhiễm bệnh. Và một hoặc cả hai mắt khi tiếp xúc phải virus hoặc vi khuẩn đều có thể bị ảnh hưởng.
2.2. Viêm kết mạc dị ứng
Viêm kết mạc dị ứng ảnh hưởng đến cả hai mắt và là phản ứng với chất gây dị ứng như phấn hoa, nấm mốc,.... Để đáp ứng với các chất gây dị ứng, cơ thể bạn tạo ra một kháng thể gọi là immunoglobulin E (IgE). Kháng thể này kích hoạt các tế bào đặc biệt trong màng nhầy của mắt và đường thở để giải phóng các chất gây viêm, bao gồm cả histamine. Cơ thể bạn sẽ giải phóng histamine có thể tạo ra một số triệu chứng dị ứng, bao gồm mắt đỏ hoặc hồng.
Nếu bạn bị viêm kết mạc dị ứng, bạn có thể bị ngứa dữ dội, chảy nước mắt và viêm mắt - và một số triệu chứng đi kèm như hắt hơi và chảy nước mũi. Hầu hết viêm kết mạc dị ứng có thể được kiểm soát bằng thuốc nhỏ mắt dị ứng. Tuy nhiên, nếu bạn hoặc người thân gặp phải tình trạng này vẫn nên ưu tiên đến thăm khám tại bác sĩ chuyên khoa mắt để có liệu trình điều trị phù hợp và tốt nhất cho đôi mắt.
2.3. Viêm kết mạc do kích ứng
Mắt sẽ bị kích ứng do văng hóa chất hoặc vật lạ vào cũng là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng viêm kết mạc. Đôi khi rửa và lau mắt để rửa sạch hóa chất hoặc vật thể gây đỏ mắt và kích ứng. Các triệu chứng có thể bao gồm chảy nước mắt và tiết dịch nhầy, thường tự hết trong vòng khoảng một ngày.
2.4. Một số yếu tố nguy cơ rủi ro khác
Khi bạn tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bệnh đau mắt đỏ do virus hoặc vi khuẩn hay sử dụng kính áp tròng trong thời gian dài và không vệ sinh cẩn thận sẽ là một trong những yếu tố nguy cơ khác khiến cho đôi mắt của bạn có thể gặp phải tình trạng viêm kết mạc.
3. Bảo vệ đôi mắt trước tình trạng đau mắt đỏ với những việc làm đơn giản
Đứng trước những nguy cơ có thể tác động đến đôi mắt, dẫn đến tình trạng viêm kết mạc, bạn vẫn có thể có những biện pháp phòng ngừa đơn giản và an toàn cho bản thân cũng như người thân và cả những người xung quanh.
Theo Cục Y tế dự phòng, bạn hãy:
1. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước sạch;
2. Không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng;
3. Không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, mắt kính, khẩu trang,..;
4. Vệ sinh mắt, mũi hằng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường;
5. Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh;
6. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ;
7. Người bệnh, người nghi bệnh đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác;
8. Người có các dấu hiệu đau mắt đỏ cần đến cơ sở y tế để khám, tư vấn, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế để tránh biến chứng nặng.
Tài liệu tham khảo: Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng, Mayoclinic.org (Trang web hàng đầu về danh mục Sức khỏe)
Xem thêm