THAI NHI CÓ LẼ ĐÃ CẤT TIẾNG KHÓC ĐẦU TIÊN TỪ TRONG TỬ CUNG CỦA MẸ

Có thể bạn chưa biết, nhưng thai nhi có lẽ đã cất tiếng khóc đầu tiên ngay khi còn ở trong bụng mẹ. Các nghiên cứu cho thấy bé đã học được cách biểu lộ sự khó chịu của mình thông qua việc khóc một cách thầm lặng trong tử cung sớm nhất vào tuần 28 của thai kỳ.

Hình ảnh siêu âm của thai kỳ vào 3 tháng cuối đã cho thấy bé phản ứng lại với một âm thanh có decibel thấp được tạo ra từ bụng mẹ, và bắt đầu khóc từ trong tử cung, với hành vi như mở miệng ra, thè lưỡi và có một vài hơi thở gấp rút trước khi thở ra lần nữa và ổn định trở lại.

Các nhà nghiên cứu nói rằng hiện tượng khóc này như một hành vi chưa được lý giải ở thai nhi. Các hành vi khác của thai nhi đã được nhận biết trước đây còn bao gồm trạng thái ngủ yên, trạng thái hoạt động, trạng thái thức yên và trạng thái thức hoạt động.

(Ảnh minh họa: Unsplash)

Trong một nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm tác động của thuốc lá và cocaine lên thai nhi khi các bà mẹ sử dụng 2 chất này trong thai kỳ.

Nghiên cứu đã quan sát phản ứng của thai nhi vào 3 tháng cuối khi bà mẹ có hút thuốc lá hoặc dùng cocaine trong thời kỳ mang thai với một âm thanh nhỏ được tạo ra từ bụng mẹ. Có một số lượng thai nhi đã phản ứng khóc với tác động này.

Ví dụ, một đoạn video đã cho thấy hình ảnh một thai nhi nữ quay đầu, mở miệng, thè lưỡi ra và thở một nhịp ngắn trước khi hít sâu vào rồi lại thở ra trước âm thanh bên ngoài đó. Sau đó thai nhi co thắt ngực của mình lại và tạo ra 3 nhịp thở nhanh rồi cử động cằm và di chuyển đầu trong tử cung của mẹ.

Phản ứng khóc này đã được tìm thấy ở 10 thai nhi trong tử cung của 4 bà mẹ hút thuốc lá trong thai kỳ, 3 bà mẹ hút thuốc lá và sử dụng cocaine, và 3 bà mẹ không hút thuốc lá hay dùng cocaine. Từ đó kết luận được, hành vi này không có mối liên quan nào với việc hút thuốc lá hay dùng cocaine trong thai kỳ.

Thế nên hành vi khóc từ trong tử cung của mẹ vào 3 tháng cuối của thai nhi có thể có ý nghĩa về mặt phát triển của thai, vì đây là một hành vi phức tạp đòi hỏi sự phối hợp nhuần nhuyễn của nhiều hệ thống vận động khác nhau. Hành vi này cũng yêu cầu có một kích thích trước, rồi thai nhi nhận biết nó là kích thích tiêu cực và phản ứng lại một cách thích hợp. Vì vậy nếu như lần tới bạn đi khám thai, bạn thấy bé khóc từ trong tử cung của mình thì đấy cũng là một phản ứng bình thường cho thấy rằng đứa con yêu của bạn vẫn đang phát triển rất tốt.

(Ảnh minh họa: Unsplash)

Nguồn: WebMD



Tin tức liên quan

CÁC LOẠI THỰC PHẨM GIÚP ĐẸP DA, BỔ DƯỠNG CHO MẸ BẦU
CÁC LOẠI THỰC PHẨM GIÚP ĐẸP DA, BỔ DƯỠNG CHO MẸ BẦU

798 Lượt xem

Khi mang thai, những vấn đề về da bà bầu thường gặp là sạm da, nám da, da khô, mụn trứng cá... Việc sử dụng kem dưỡng da hoặc các sản phẩm làm đẹp trong quá trình mang thai là không được khuyến khích vì chúng có thể gây tác động xấu đến thai nhi. Vậy làm thế nào để cải thiện làn da cho bà bầu?

CÁC LOẠI VITAMIN CHO TRẺ SƠ SINH
CÁC LOẠI VITAMIN CHO TRẺ SƠ SINH

953 Lượt xem

Trẻ sinh đủ tháng, khỏe mạnh nhận được hầu hết các vitamin và khoáng chất cần thiết từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nếu bạn đang cho con bú và thực hiện một chế độ ăn uống đầy đủ, đa dạng sẽ đảm bảo cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng mà em bé cần. Khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc, mẹ hãy bổ sung nhiều loại trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu protein.

BẠN ĐANG MANG THAI: OMEGA-3 CẦN THIẾT CHO NÃO BÉ?
BẠN ĐANG MANG THAI: OMEGA-3 CẦN THIẾT CHO NÃO BÉ?

1195 Lượt xem

Khi đang mang thai, bà mẹ cần được bổ sung 300 mg acid docosahexaenoic (DHA) mỗi ngày. Bởi vì acid docosahexaenoic (DHA) có vai trò giúp tăng cường phát triển trí não và thị lực của bé. Hơn nữa, nó còn có thể giúp giảm các nguy cơ mắc bệnh tim trong tương lai.

CÁC LOẠI RAU CỦ TỐT CHO TRẺ SƠ SINH
CÁC LOẠI RAU CỦ TỐT CHO TRẺ SƠ SINH

839 Lượt xem

Cha mẹ nào cũng muốn những đứa trẻ bé nhỏ của mình được lớn lên bằng một chế độ ăn uống lành mạnh và thật khó để chọn ra được một loại thực phẩm nào lành mạnh hơn rau để bổ sung vào bữa ăn cho trẻ. Bởi rau chứa đầy đủ crabs phức tạp, các chất xơ, vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa,...dưới bài viết này là gợi ý các loại rau mà bạn có thể lựa chọn để bổ sung chất dinh dưỡng tốt nhất cho bé.

HẠN SỬ DỤNG CỦA SỮA MẸ
HẠN SỬ DỤNG CỦA SỮA MẸ

844 Lượt xem

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất đối với trẻ em. Trong sữa mẹ có gần như đầy đủ chất mà em bé cần trong những tháng đầu đời và đóng góp một phần quan trọng cho sự phát triển của trẻ ở những tháng sau.

THỨC ĂN GIÀU SẮT – CÔNG THỨC TỐT CHO NÃO BỘ CỦA TRẺ
THỨC ĂN GIÀU SẮT – CÔNG THỨC TỐT CHO NÃO BỘ CỦA TRẺ

990 Lượt xem

Thiếu máu do thiếu sắt ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ. Vì vậy bổ sung sắt bằng thức ăn giàu sắt rất quan trọng, có thể giúp trẻ phòng ngừa thiếu máu và phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết được cách mẹ cần bổ sung thức ăn giàu sắt cho bé thế nào.

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Ở THAI KỲ NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Ở THAI KỲ NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?

12962 Lượt xem

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý nguy hiểm đối với bất kỳ bệnh nhân nào gặp phải. Chính vì thế, bệnh tiểu đường khi gặp phải ở người mang thai sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe của người mẹ và em bé.

THỰC ĐƠN NẤU CÁC MÓN CHAY BỔ DƯỠNG CHO BÉ ĐẢM BẢO DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHOẺ
THỰC ĐƠN NẤU CÁC MÓN CHAY BỔ DƯỠNG CHO BÉ ĐẢM BẢO DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHOẺ

4851 Lượt xem

Ăn chay ngày nay đang được mọi người ưu chuộng và quan tâm tới. Một số bà mẹ ăn chay trường cũng áp dụng cho trẻ em ăn chay từ rất sớm nhưng liệu điều này có đúng đắn, có đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.

CÁC LOẠI VẮC XIN PHỤ NỮ MANG THAI CẦN TIÊM
CÁC LOẠI VẮC XIN PHỤ NỮ MANG THAI CẦN TIÊM

525 Lượt xem

Thời gian mang thai là thời gian quan trọng nhất trong cuộc đời của bé. Vì khi ấy, bé cần được chăm sóc đặc biệt và làm thế nào để giữ cho bé an toàn. Điều này chủ yếu phụ thuộc vào việc chăm sóc sức khỏe cho người mẹ. Ngoài chăm sóc sức khỏe thông qua việc lựa chọn các loại thực phẩm dinh dưỡng thì việc tiêm vắc xin để ngăn ngừa các bệnh khác nhau cũng cần được mẹ bầu ưu tiên.

LÀM SAO ĐỂ TĂNG SỰ TẬP TRUNG CHO TRẺ?
LÀM SAO ĐỂ TĂNG SỰ TẬP TRUNG CHO TRẺ?

908 Lượt xem

Trẻ mất tập trung sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng lắng nghe và ghi nhớ thông tin. Nếu không điều chỉnh kịp thời tình trạng này thì khi trưởng thành có thể hình thành thói quen bỏ cuộc, dễ chán nản, không kiên trì tập trung trong công việc. Do đó, bố mẹ cần giáo dục con đúng cách nhằm tăng khả năng tập trung cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng