CÁCH BỔ SUNG CANXI CHO TRẺ EM

Canxi là dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với trẻ. Tuy nhiên, nếu bổ sung canxi “bừa bãi” có thể dẫn đến thừa canxi, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

1. Vai trò của canxi đối với trẻ em

Trong cơ thể, canxi chiếm khoảng 1,5% tổng trọng lượng, trong đó 99% lượng canxi tập trung ở xương và răng, 1% còn lại phân bố trong máu, trong tế bào và ngoại bào.

Canxi đóng vai trò rất quan trọng trong sức khỏe xương và răng. Nhờ có canxi, trẻ có thể phát triển chiều cao, tăng cường miễn dịch.

Canxi quan trọng đối với xương và răng

Canxi đóng vai trò rất quan trọng trong sức khỏe xương và răng (nguồn ảnh: pexels)

Không chỉ là một khoáng chất cần thiết trong sự tạo cơ, canxi còn giúp dẫn truyền các tín hiệu thần kinh. Thiếu canxi khiến trẻ chậm lớn, có thể dẫn đến bệnh còi xương…

Mặt khác, thừa canxi cũng gây tác động xấu đến sức khỏe của trẻ. Lượng canxi tích tụ dẫn đến vôi hóa thận, làm giảm hấp thu các khoáng chất như sắt, kẽm, magie,...

2. Nhu cầu canxi ở trẻ em

Ở mọi độ tuổi, trẻ đều có nhu cầu canxi khác nhau. Khuyến nghị về nhu cầu canxi cho người Việt Nam cụ thể như sau:

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi có thể nhận được canxi từ sữa mẹ hoặc các loại sữa dinh dưỡng mua bên ngoài thì nhu cầu canxi của trẻ trong giai đoạn này là: 

  • Dưới 6 tháng tuổi cần 300mg canxi mỗi ngày

  • Từ 6-11 tháng tuổi cần 400mg canxi mỗi ngày

Đối với trẻ em và thanh thiếu niên:

  • Từ 1-3 tuổi cần 500mg canxi mỗi ngày

  • Từ 4-6 tuổi cần 600mg canxi mỗi ngày

  • Từ 6-9 tuổi cần 700mg canxi mỗi ngày

  • Từ 10-18 tuổi cần 1000mg canxi mỗi ngày

3. Trẻ bị thiếu canxi có biểu hiện gì?

Một số biểu hiện ở trẻ như hay vặn mình, rụng tóc vành khăn, đổ mồ hôi trộm... chưa thể khẳng định trẻ bị thiếu canxi hay không. Vì đó có thể là hiện tượng sinh lý bình thường. Cha mẹ khi thấy những biểu hiện trên đã vội vàng bổ sung canxi cho trẻ là chưa hợp lý. 

Thay vào đó, nếu trẻ có các biểu hiện bị co rút cơ, hoặc triệu chứng như tay co và giật, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ, bởi đây là biểu hiện của thiếu canxi. Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm máu để có kết quả chính xác.

4. Các nguồn cung cấp canxi

4.1 Canxi trong các loại thực phẩm

Canxi được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm sau:

  • Sữa, phô mai, sữa chua

  • Các loại rau xanh đậm như bông cải xanh, cải xoăn, cải thìa, bó xôi, cần tây, rau ngót,...

  • Ngũ cốc và các loại hạt đặc biệt là hạt điều, hạt óc chó và hạnh nhân

  • Đậu phụ, đậu nành,...

  • Các loại hải sản

4.2 Canxi trong thuốc bổ sung

Trong một số trường hợp, trẻ cần bổ sung canxi bằng đường uống. Bất kể loại thuốc bổ sung canxi nào đều cần được bác sĩ kê đơn. Cha mẹ không nên tự ý cho con sử dụng, bởi thừa canxi cũng sẽ gây những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.

thuốc bổ sung canxi nào đều cần được bác sĩ kê đơn

Bất kể loại thuốc bổ sung canxi nào đều cần được bác sĩ kê đơn (nguồn ảnh: pexels)

Canxi trong thuốc bổ sung có 2 dạng là canxi vô cơ (canxi carbonat, canxi photphat) và canxi hữu cơ (canxi nitrat, canxi lactat, canxi gluconat, canxi citrate maleate). Cha mẹ nên đọc kỹ nhãn thuốc và kiểm tra thành phần để xem dạng và lượng canxi có trong đó. Thông thường, phổ biến nhất là canxi cacbonat và canxi citrat.

Canxi hữu cơ được cơ thể hấp thu tốt hơn, tuy nhiên hàm lượng nguyên tố canxi trong canxi vô cơ lại cao hơn. Theo đó, canxi cacbonat chứa 40% canxi nguyên tố, trong khi canxi citrat chỉ chứa 21% canxi. Do đó, trẻ bổ sung canxi chỉ cần uống một lượng nhỏ đã có thể đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể nếu sử dụng thuốc bổ sung chứa canxi cacbonat.

Hiện nay, trên thị trường các thuốc bổ sung canxi thường ở 2 dạng bào chế là dạng viên và siro. Đối với trẻ em, siro là lựa chọn phù hợp hơn cả, song cha mẹ cần lưu ý sử dụng cốc hoặc thìa đong đi kèm để lấy đúng liều cho con.

Ngoài ra, một số sản phẩm bổ sung canxi thường được kết hợp với vitamin D và K2 để tăng hấp thụ. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý đến liều lượng vitamin D có ghi trên nhãn, tránh trường hợp quá liều do sử dụng cùng lúc nhiều loại sản phẩm bổ sung.

Nguồn: suckhoedoisong



Tin tức liên quan

THỨC ĂN GIÀU SẮT – CÔNG THỨC TỐT CHO NÃO BỘ CỦA TRẺ
THỨC ĂN GIÀU SẮT – CÔNG THỨC TỐT CHO NÃO BỘ CỦA TRẺ

1294 Lượt xem

Thiếu máu do thiếu sắt ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ. Vì vậy bổ sung sắt bằng thức ăn giàu sắt rất quan trọng, có thể giúp trẻ phòng ngừa thiếu máu và phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết được cách mẹ cần bổ sung thức ăn giàu sắt cho bé thế nào.

ĐỂ CON THÔNG MINH, MẸ BẦU NÊN BỔ SUNG DHA THẾ NÀO CHO ĐÚNG?
ĐỂ CON THÔNG MINH, MẸ BẦU NÊN BỔ SUNG DHA THẾ NÀO CHO ĐÚNG?

1455 Lượt xem

Khi được cung cấp đủ lượng DHA cần thiết, bé con sẽ sở hữu trí nhớ tốt hơn, đôi mắt tinh anh, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch tốt nhất. Vậy mẹ cần bổ sung DHA như thế nào để phát huy hết tác dụng?

CÁC LOẠI VITAMIN CHO TRẺ SƠ SINH
CÁC LOẠI VITAMIN CHO TRẺ SƠ SINH

1181 Lượt xem

Trẻ sinh đủ tháng, khỏe mạnh nhận được hầu hết các vitamin và khoáng chất cần thiết từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nếu bạn đang cho con bú và thực hiện một chế độ ăn uống đầy đủ, đa dạng sẽ đảm bảo cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng mà em bé cần. Khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc, mẹ hãy bổ sung nhiều loại trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu protein.

CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP Ở TRẺ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP Ở TRẺ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

707 Lượt xem

Trong tình hình thời tiết hanh khô như hiện nay, nhiều loài vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại về sức khỏe của mọi người ở mọi độ tuổi. Đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp ở trẻ em.

ACID FOLIC – VITAMIN NHÓM B CẦN THIẾT TRƯỚC KHI MANG THAI
ACID FOLIC – VITAMIN NHÓM B CẦN THIẾT TRƯỚC KHI MANG THAI

1190 Lượt xem

Acid Folic (Vitamin B9) là một vitamin nhóm B quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ có thai. CDC (Trung tâm kiểm soát bệnh tật) khuyến khích tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên cung cấp 400 microgram Acid Folic mỗi ngày.

DHA TỪ CÁ VÀ DHA TỪ THỰC VẬT: ĐÂU LÀ ĐIỂM KHÁC BIỆT?
DHA TỪ CÁ VÀ DHA TỪ THỰC VẬT: ĐÂU LÀ ĐIỂM KHÁC BIỆT?

1685 Lượt xem

Hầu hết các bậc phụ huynh đều biết DHA là thành phần quan trọng cho trí não của trẻ. Tuy nhiên ít ai biết rằng, DHA không chỉ được chiết xuất từ cá mà trong các loại thực vật có dầu omega-3 là các tiền tố của DHA.

SỰ PHÁT TRIỂN NÃO BỘ CỦA TRẺ EM
SỰ PHÁT TRIỂN NÃO BỘ CỦA TRẺ EM

1329 Lượt xem

Bộ não của trẻ định hướng và lập trình cho mọi sự phát triển cho cơ thể. Nhờ những tiến bộ của khoa học thần kinh và thiết bị kỹ thuật, các nhà nghiên cứu ngày nay đã có thể nhìn thấy bên trong não người và biết nhiều hơn về cách não bộ của trẻ phát triển như thế nào.

OMEGA 3 VÀ NHỮNG TÁC DỤNG QUAN TRỌNG KHÔNG THỂ THAY THẾ CHO MẸ BẦU
OMEGA 3 VÀ NHỮNG TÁC DỤNG QUAN TRỌNG KHÔNG THỂ THAY THẾ CHO MẸ BẦU

1635 Lượt xem

Omega 3 là một axit béo có rất nhiều lợi ích với phụ nữ mang thai và sự phát triển não bộ, thị giác, hệ tim mạch của thai nhi. Đây là loại chất béo quan trọng nhất mẹ bầu cần bổ sung do cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất Omega-3 được. Nhưng mẹ có biết tác dụng của Omega 3 đem lại cho bà bầu và thai nhi là gì không?

LỢI ÍCH CỦA DHA DÀNH CHO MẸ BẦU
LỢI ÍCH CỦA DHA DÀNH CHO MẸ BẦU

1330 Lượt xem

DHA là viết tắt của từ Docosahexaenoic Acid, là một loại acid béo không no cần thiết thuộc nhóm axit béo Omega 3, ngoài ra thuộc nhóm này còn có các tiền tố DHA, đó là axit béo alpha-linolenic. DHA thuộc loại axit béo không no cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được nên phải đưa vào từ nguồn thực phẩm.

KHI MẸ BẦU TRÚNG THỰC, NÊN XỬ TRÍ LÀM SAO?
KHI MẸ BẦU TRÚNG THỰC, NÊN XỬ TRÍ LÀM SAO?

7942 Lượt xem

Ốm nghén là quá trình thường gặp khi mang thai, thế nhưng đôi khi những triệu chứng tương tự như thế lại đến từ một nguyên nhân khác – ngộ độc thực phẩm hay trúng thực. Vậy làm sao để bạn có thể phân biệt được 2 tình trạng này? Và khi phân biệt được rồi, mẹ bầu cần phải xử trí làm sao để bảo vệ bản thân mình cùng đứa con trong bụng?

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng