MẸ BẦU LÀM GÌ ĐỂ VUI KHỎE DỊP TẾT?

Tết là dịp để sum họp gia đình và gặp mặt bạn bè. Những bữa tiệc liên hoan tất niên chắc chắn không thể thiếu trong dịp này. Tuy nhiên, trong những cuộc vui cuối năm, đâu là “giới hạn” cho mẹ bầu để đảm bảo Tết an toàn, khỏe mạnh?

Ăn uống khoa học đảm bảm tốt cho thai nhi

Ngày Tết, nhà nào cũng dự trữ rất nhiều đồ ăn để đãi khách. Thêm vào đó, mọi người thường có thói quen ăn uống tự do tùy tiện, không ăn theo bữa như mọi ngày mà thích gì ăn nấy, đói lúc nào ăn lúc đấy. Tuy nhiên, với các mẹ bầu cần phải cẩn thận trong ăn uống, nên ăn chín uống sôi, tránh ăn những món thịt nguội hoặc thịt chưa chín kỹ, tránh ăn quá nhiều chất béo, đồ ngọt vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Mẹ cần bổ sung 300-500 kcal/ngày và nên chọn ăn món nhiều rau xanh, ít tinh bột, dễ tiêu thay cho những món đầy gia vị, chiên béo ngậy.

Đặc biệt, mẹ bầu không được bỏ bữa sáng và đừng bao giờ nghĩ đến việc bỏ qua hoặc ăn sáng ít để dành bụng cho bữa tiệc trưa hay tối để giảm calo. Cách này sẽ phản tác dụng vì có thể dẫn đến việc mẹ ăn vặt và ăn nhiều hơn vào bữa tối.

Thực phẩm mẹ NÊN TRÁNH:​

Thức ăn và thức uống chứa cồn (rượu, bia, cơm rượu): lượng cồn dù ít hay nhiều đều sẽ ảnh hưởng đến mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi như sảy thai, sinh non và thai chết lưu.​

Các món chiên rán (Ví dụ: chả giò): chứa nhiều dầu mỡ dạng bão hòa, dễ gây khó tiêu, đầy . Ngoài ra, đậm độ năng lượng của các sản phẩm này cũng làm tăng cân rất nhanh ở mẹ bầu.​

Các loại bánh kẹo, nước ngọt: không cung cấp vitamin mà chứa chủ yếu là đường khiến mẹ bầu tăng cân nhanh và tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ. ​

Thực phẩm chế biến sẵn: hầu hết đều chứa năng lượng cao và nghèo dinh dưỡng, khiến mẹ dễ tăng cân không kiểm soát.

Các loại pho mát như Brie, Camembert: chứa các loại vi trùng có hại, kể cả vi khuẩn Listeria. Thay vào đó, mozzarella, cream cheese và pho mát cứng sẽ là lựa chọn an toàn hơn.

Các loại thịt nguội (chả, xúc xích, thịt nguội, nem, tré), thịt tái và các thực phẩm chưa nấu chín kĩ (thực phẩm xông khói): đều ẩn chứa nguy cơ nhiễm khuẩn, vì vậy các mẹ nên tránh xa.​\

Các loại dưa muối chua (dưa hành, dưa giá, củ kiệu,...): Bản chất của món ăn này chứa nhiều muối và nguy cơ nhiễm khuẩn trong quá trình lên men rất cao, do đa phần chúng đều được chế biến thủ công tại quy mô gia đình, vì thế có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi (gây sảy thai, sinh non).​

Các loại thịt nguội, thịt tái chưa nấu chín kỹ đều có nguy cơ nhiễm khuẩn, mẹ bầu nên tránh xa

Các loại thịt nguội, thịt tái chưa nấu chín kỹ đều có nguy cơ nhiễm khuẩn, mẹ bầu nên tránh xa (Ảnh minh họa: Pexels)

Thực phẩm mẹ có thể dùng VỪA PHẢI:​

Bánh chưng: Mẹ bầu nên xác định “chừng mực” để tránh tình trạng đầy hơi, khó tiêu do các loại bánh làm từ gạo nếp và thịt mỡ có đậm độ năng lượng cao. Đặc biệt, bánh chưng không thích hợp cho các mẹ bầu thừa cân, tăng huyết áp, tiểu đường. Vì thế, để không tăng cân quá nhanh, mẹ bầu chỉ nên ăn 1 góc bánh chưng hoặc 1 khoanh bánh tét (dày khoảng 3 cm) và lưu ý nên loại bỏ hoàn toàn phần mỡ heo có trong các loại bánh này.​

Các loại hạt như hạt dưa, hạt bí, hạt hướng dương, hạt óc chó,... chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho mẹ và thai nhi như omega-3, vitamin E, nhưng cũng chứa nhiều chất béo và năng lượng. Do đó, mẹ bầu chỉ nên tiêu thụ trong khoảng 2 nắm tay/ngày.​

Cà phê, trà, ca cao: Một lượng nhỏ caffeine là an toàn trong thai kỳ nhưng lượng quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai và sinh non. Phụ nữ mang thai nên giới hạn 150 - 200mg caffeine mỗi ngày, tương đương khoảng 1-2 tách espresso, 3 tách cà phê hòa tan, 4 tách trà loại vừa hoặc 4 tách ca cao hoặc sô-cô-la nóng.​​

Thực phẩm mẹ nên ƯU TIÊN: ​

Các loại trái cây và rau củ đa dạng màu sắc vì chúng cung cấp nhiều , khoáng chất, chất xơ. Tuy nhiên mẹ nên chọn loại trái cây làm chậm việc tăng đường huyết sau ăn như táo tây, đào, cam, kiwi, mận, lê,... ​

Các sản phẩm sữa không đường, ít béo và đã qua tiệt trùng thay vì sữa nguyên kem có đường.​

Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, gạo huyết rồng, gạo nếp than, bánh mì nguyên hạt, bánh mì nâu,... giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, làm giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ.​

Việc ăn uống lành mạnh trong suốt quá trình mang thai là điều hết sức quan trọng. Ngoài chế độ ăn, mẹ bầu có thể sử dụng các sản phẩm giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho giai đoạn thai kỳ như OMEGA NATAL PLUS. Với cách dùng tiện lợi chỉ 1 viên mỗi ngày, OMEGA NATAL PLUS giúp mẹ bầu cung cấp đầy đủ dưỡng chất bao gồm DHA, vitamin và khoáng chất trong suốt ngày lễ Tết đến khi bé chào đời.

Viên uống bổ sung DHA, cùng Vitamin & Khoáng chất – OMEGA NATAL PLUS

Viên uống bổ sung DHA, cùng Vitamin & Khoáng chất – OMEGA NATAL PLUS

Trong những ngày Tết, ngoài các lưu ý kể trên mẹ đừng quên vận động và tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe toàn diện cho mẹ và thai nhi nhé!

Không làm việc nặng quá sức

Vào những ngày cuối năm, nhà nào cũng tổng vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa để rước lộc đón xuân nên mẹ bầu chắc chắn cũng đứng ngồi không yên. Tuy nhiên, dù muốn góp sức đến mấy thì mẹ bầu cũng nên tránh những việc nặng nhọc, mang vác quá sức hoặc những công việc phải với cao như: lau cửa kính, mạng nhện trần nhà… Thay vào đó, mẹ bầu có thể làm các việc nhẹ nhàng như muối dưa hành, trang trí bàn thời, mâm ngũ quả… để đảm bảo an toàn cho mình và thai nhi.

Nếu có sơn nhà, mẹ bầu tuyệt đối không được tham gia và cũng nên tránh vài ngày để sơn khô và hết mùi vì trong sơn thường có hóa chất độc hại cho thai nhi nếu mẹ bầu hít phải.

Hạn chế đến chỗ đông người, đặc biệt chùa chiền

Vào những ngày này, những khu chợ hoa, lễ hội, chùa chiền,… là những nơi sôi nổi, tấp nập người qua lại. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên tới các địa điểm này, bởi những nơi đông người không thể tránh khỏi việc va chạm, tác động lên bụng bầu gây ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.

Mặt khác, những nơi tập thể là nơi tập trung nhiều mầm bệnh khác nhau, mà khi mang bầu sức khỏe phụ nữ rất yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh. Điều này không những gây ảnh hưởng cho mẹ, mà nó còn gây ảnh hưởng tới cả sự phát triển của thai nhi.

Đặc biệt các mẹ bầu nên hạn chế đi chùa đầu năm vì khói nhang trong chùa là một hỗn hợp các hóa chất không tốt cho thai nhi, do đó các mẹ bầu nếu tránh được thì càng tốt.

Khói nhang trong chùa là các hỗn hợp hóa chất không tốt cho thai nhi

Khói nhang trong chùa là các hỗn hợp hóa chất không tốt cho thai nhi (Ảnh minh họa: Pexels)

Không đi ô tô đường dài

Dịp tết, nhiều người thường tranh thủ đi du lịch, nghỉ ngơi sau một năm làm việc vất vả. Tuy nhiên, mẹ bầu tốt nhất nên nghỉ ngơi ở nhà dưỡng thai. Nếu nhất định phải đi xa, nên chú ý: Tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, chuẩn bị quần cáo, giầy tất thoải mái và nhất định phải có người đi kèm để đảm bảo an toàn và chăm sóc đầy đủ suốt chặng đượng. Đặc biệt nên chọn các phương tiện an toàn, thoải mái, không xóc như máy bay, tàu hoả… để đảm an toàn cho thai nhi.

Chúc mẹ và bé sẽ có một mùa Tết khỏe mạnh và an lành!

Nguồn: AIH, baosonhospital


Tin tức liên quan

MẤT NƯỚC Ở TRẺ SƠ SINH, CẦN CẨN TRỌNG VÀ XỬ TRÍ THẾ NÀO?
MẤT NƯỚC Ở TRẺ SƠ SINH, CẦN CẨN TRỌNG VÀ XỬ TRÍ THẾ NÀO?

1206 Lượt xem

75% cơ thể của con người là nước. Mất nước ở trẻ sơ sinh là tình trạng bé không được cung cấp đủ nước cần thiết để duy trì hoạt động cơ thể. Mỗi ngày, lượng nước trong cơ thể bé mất dần do tiểu tiện, đổ mồ hôi, khóc và thậm chí là thở. Mỗi lần con được cho bú, trẻ sẽ được bù đắp lại lượng nước đã mất. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh không được cung cấp đầy đủ nước mà cơ thể cần có thể dẫn đến hiện tượng mất nước. Điều này có thể khiến bé khó chịu, cáu gắt.

DHA, ALA VÀ EPA – 3 LOẠI OMEGA-3 QUAN TRỌNG NHẤT CÓ GÌ KHÁC NHAU?
DHA, ALA VÀ EPA – 3 LOẠI OMEGA-3 QUAN TRỌNG NHẤT CÓ GÌ KHÁC NHAU?

3151 Lượt xem

Không ít thì nhiều chúng ta cũng đã từng một lần nghe đến omega-3 – những axit béo thiết yếu cho cơ thể với đa công dụng, lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải loại omega-3 nào cũng giống nhau, và trong tổng số 11 loại đó, 3 ứng cử viên sáng giá nhất là ALA, EPA và DHA.

BỔ SUNG DHA THEO TỪNG GIAI ĐOẠN CỦA THAI KỲ VỚI OMEGA NATAL PLUS
BỔ SUNG DHA THEO TỪNG GIAI ĐOẠN CỦA THAI KỲ VỚI OMEGA NATAL PLUS

1168 Lượt xem

DHA là một trong những dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé trong giai đoạn thai kỳ. DHA giúp tăng cường khả năng phát triển trí não, khả năng vận động cũng như thị lực ở trẻ trong những năm đầu đời. Ngoài ra, việc bổ sung DHA trong quá trình mang thai cũng hạn chế nguy cơ sinh non ở người mẹ. Đảm bảo cung cấp đầy đủ DHA trong từng giai đoạn thai kỳ với viên uống OMEGA NATAL PLUS.

THỨC ĂN GIÀU SẮT – CÔNG THỨC TỐT CHO NÃO BỘ CỦA TRẺ
THỨC ĂN GIÀU SẮT – CÔNG THỨC TỐT CHO NÃO BỘ CỦA TRẺ

1219 Lượt xem

Thiếu máu do thiếu sắt ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ. Vì vậy bổ sung sắt bằng thức ăn giàu sắt rất quan trọng, có thể giúp trẻ phòng ngừa thiếu máu và phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết được cách mẹ cần bổ sung thức ăn giàu sắt cho bé thế nào.

HẠN SỬ DỤNG CỦA SỮA MẸ
HẠN SỬ DỤNG CỦA SỮA MẸ

1019 Lượt xem

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất đối với trẻ em. Trong sữa mẹ có gần như đầy đủ chất mà em bé cần trong những tháng đầu đời và đóng góp một phần quan trọng cho sự phát triển của trẻ ở những tháng sau.

LÀM SAO ĐỂ TĂNG SỰ TẬP TRUNG CHO TRẺ?
LÀM SAO ĐỂ TĂNG SỰ TẬP TRUNG CHO TRẺ?

1057 Lượt xem

Trẻ mất tập trung sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng lắng nghe và ghi nhớ thông tin. Nếu không điều chỉnh kịp thời tình trạng này thì khi trưởng thành có thể hình thành thói quen bỏ cuộc, dễ chán nản, không kiên trì tập trung trong công việc. Do đó, bố mẹ cần giáo dục con đúng cách nhằm tăng khả năng tập trung cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

CÁCH CHĂM SÓC TRẺ NGÀY NẮNG NÓNG
CÁCH CHĂM SÓC TRẺ NGÀY NẮNG NÓNG

967 Lượt xem

Trong mùa nắng nóng nhiệt độ môi trường tăng cao ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt khiến cơ thế trẻ mất nước. Kết hợp với sức đề kháng chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc các bệnh lý khác nhau. Cần phải làm những gì để giúp bảo vệ trẻ khỏi những ngày nắng nóng?

VÌ SAO NÊN NẤU CHÁO YẾN MẠCH CHO TRẺ?
VÌ SAO NÊN NẤU CHÁO YẾN MẠCH CHO TRẺ?

1064 Lượt xem

Yến mạch là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Tất cả những dưỡng chất này đều rất cần thiết trong quá trình nâng cao hệ miễn dịch cho bé, đồng thời thúc đẩy hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt hơn. Bên cạnh đó, yến mạch là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.

KHI MẸ BẦU TRÚNG THỰC, NÊN XỬ TRÍ LÀM SAO?
KHI MẸ BẦU TRÚNG THỰC, NÊN XỬ TRÍ LÀM SAO?

7781 Lượt xem

Ốm nghén là quá trình thường gặp khi mang thai, thế nhưng đôi khi những triệu chứng tương tự như thế lại đến từ một nguyên nhân khác – ngộ độc thực phẩm hay trúng thực. Vậy làm sao để bạn có thể phân biệt được 2 tình trạng này? Và khi phân biệt được rồi, mẹ bầu cần phải xử trí làm sao để bảo vệ bản thân mình cùng đứa con trong bụng?

SUY GIẢM TRÍ NHỚ Ở TRẺ EM: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
SUY GIẢM TRÍ NHỚ Ở TRẺ EM: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

908 Lượt xem

Bạn có biết rằng suy giảm trí nhớ không chỉ là vấn đề của người lớn mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ của trẻ em? Nếu bạn quan tâm đến sức khỏe não bộ của những đứa trẻ trong gia đình, hãy cùng khám phá bài viết dưới đây để tìm hiểu về tình trạng suy giảm trí nhớ ở trẻ em và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Chắc chắn rằng bạn sẽ tìm được những thông tin hữu ích cho sức khỏe của bé yêu của mình.

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng