MỜ MẮT KHI MANG THAI – VẤN ĐỀ THỊ LỰC THƯỜNG GẶP

Nếu bạn mang thai, có lẽ bạn sẽ nghĩ đến ốm nghén, đau lưng, táo bón là những gì mẹ bầu thường gặp nhất. Thị lực bị suy giảm nghe như một điều gì đó thật xa lạ, dù thực tế đây là một vấn đề rất thường gặp trong thai kỳ, có thể kéo dài đến giai đoạn sau sinh và gây nhiều trở ngại cho người phụ nữ. Vậy bạn có nên lo lắng nếu không may gặp phải tình trạng này? Và bạn nên xử trí thế nào để khắc phục được nó?

Tại sao mẹ bầu lại bị vấn đề thị lực – mờ mắt trong thai kỳ?

Bất kỳ ai đã từng mang thai sẽ đều biết sự thay đổi hormon có thể tàn phá cơ thể thế nào. Từ khiến bạn vui buồn thất thường đến triệu chứng ốm nghén, kén ăn... bạn đều có thể suy ra thủ phạm chính là hormon. Có lẽ chính vì vậy, không bất ngờ mất khi vấn đề thị lực - mờ mắt trong thai kỳ cũng có liên quan rất nhiều đến hormon.

Các sự thay đổi hay dao động của hormon có trách nhiệm gây nên tình trạng sưng phù khi mang thai. Và thật không may, lượng dịch ấy không chỉ lắng đọng tại chân hay phần dưới của cơ thể bạn, chúng còn tích tụ ở mắt của bạn nữa.

Sự giữ nước có thể làm tăng áp lực trong nhãn cầu của bạn và khiến cho giác mạc dày lên, dẫn đến tình trạng mờ mắt. Việc hormon thay đổi cũng có thể cản trở đến quá trình tiết nước mắt nữa. Nếu mắt bạn ít tiết nước mắt hơn, tầm nhìn hay thị lực có thể sẽ bị mờ đi.

Sự thay đổi hormon chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thị lực mờ mắt trong thai kỳ (Ảnh minh họa: Unsplash)

Tin mừng là vấn đề thị lực mờ mắt diễn ra trong thai kỳ này không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Đúng là khi mắt nhìn mờ có thể khiến bạn bị căng thẳng thần kinh, tuy nhiên nó không ảnh hưởng quá đáng kể đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Dù điều đó không có nghĩa bạn không nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa hay đảm bảo sự an toàn cho mình. Ví dụ như nếu bạn cảm thấy không ổn bởi đôi mắt mờ này lúc ngồi sau tay lái, hãy nhờ một ai đó lái xe thay bạn cho đến khi thị lực trở lại bình thường.

Làm sao để khắc phục được tình trạng thị lực mờ mắt khi mang thai?

Thị lực bị mờ đi trong giai đoạn mang thai thường là tình trạng diễn ra tạm thời, nên bạn có thể hy vọng thị lực của mình sẽ trở lại bình thường sau khi sinh. Tuy nhiên trong một số trường hợp, vấn đề thị lực thay đổi trong thai kỳ này có thể ảnh hưởng vĩnh viễn đến đôi mắt và bạn cần sự thăm khám từ chuyên gia sau khi đã sinh em bé.

Theo khuyến cáo từ Hiệp hội Bác sĩ Nhãn khoa Canada thì mẹ bầu nên đợi từ 6 đến 9 tháng sau khi sinh để đảm bảo thị lực đã ổn định trước khi thay đổi đơn thuốc. Thông thường, thị lực của bạn sẽ trở lại bình thường trong vòng vài ngày hoặc vài tuần sau khi sinh, và trong lúc đó, đây là một số biện pháp bạn có thể thực hiện để xử trí, hoặc khắc phục tình trạng mờ mắt này:

Bỏ kính áp tròng

Có thể bạn sẽ nhận ra khi bạn đeo kính áp tròng, tình trạng mờ mắt xảy ra nhiều hơn. Do hormon thay đổi có thể làm thay đổi luôn hình dáng giác mạc nên kính áp tròng bạn đeo có thể sẽ không vừa khít, dẫn đến tình trạng thị lực mờ mắt tồi tệ hơn. Hãy cân nhắc thay đổi chúng sang kính cận bình thường.

Cho mắt bạn nghỉ ngơi

Khi mắt bạn mệt mỏi hơn thì tình trạng mờ mắt cũng sẽ tồi tệ theo. Nếu bạn thường xuyên phải làm việc trên máy tính, khi tạo những khoảng nghỉ để mắt bạn được xả hơi. Hãy chớp mắt thường xuyên, giảm độ sáng màn hình của bạn và nghỉ ngơi 2 phút cho mỗi tiếng làm việc. Có một giấc ngủ ngon cũng rất quan trọng, nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp thị lực của bạn khỏe mạnh và giảm mức độ mờ mắt hơn.

Đeo kính áp tròng có thể sẽ khiến tình trạng mờ mắt của bạn tồi tệ hơn (Ảnh minh họa: Pexels)

Dùng nước nhỏ mắt

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ xem bạn có thể sử dụng nước mắt nhân tạo hay thuốc nhỏ mắt bôi trơn không. Việc tăng độ ẩm cho mắt của bạn có thể điều chỉnh độ mờ thị lực, đặc biệt nếu sự thay đổi hormon có làm giảm sản xuất nước mắt. Lưu ý rằng bạn nên sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt theo đúng hướng dẫn, chỉ dẫn từ bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng hay sử dụng quá liều chỉ định.

Đừng vội đổi ngay mắt kính mới cho mình

Thị lực nhìn mờ chắc hẳn là một vấn đề khiến bạn khó chịu và phiền toái, dù vậy bạn không nên vội đổi ngay kính áp tròng mới hay mắt kính mới cho mình. Cho dù kính mới có thể giúp thị lực bạn rõ hơn trong lúc mang thai, độ kính này có khi sẽ quá mức một khi thị lực của bạn quay về như cũ sau khi sinh.

Vậy khi nào thì bạn cần đi gặp bác sĩ chuyên khoa?

Dù vấn đề thị lực - mờ mắt rất thường gặp khi mang thai, hãy luôn cho bác sĩ phụ trách của bạn biết những thay đổi về thị lực của mình trong suốt quá trình đó. Điều này rất quan trọng vì thị lực thay đổi có thể là dấu hiệu sớm cho đái tháo đường thai kỳ - một tình trạng lượng đường trong máu bạn sẽ tăng cao trong giai đoạn mang thai.

Vấn đề thị lực cũng có thể báo hiệu cho tình trạng cao huyết áp hoặc tiền sản giật. Việc chú ý và cẩn trọng với các vấn đề này có thể giúp bác sĩ theo dõi sức khỏe bạn tốt hơn, đảm bảo cả mẹ lẫn con đều khỏe mạnh.

Ngoài ra, bạn cũng nên thông báo cho bác sĩ nếu gặp các tình trạng thay đổi thị lực khác như nhìn đôi, đom đóm mắt thường xuyên hay nhấp nháy.

Hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa khi thị lực của bạn thay đổi trong quá trình mang thai và thậm chí là sau sinh em bé (Ảnh minh họa: Pexels)

Các vấn đề thị lực khác có thể gặp khi mang thai

Có thể lại là một tin không tốt cho bạn khi mờ mắt không phải là vấn đề thị lực duy nhất xảy ra trong thai kỳ. Một số mẹ bầu còn gặp tình trạng khác như đau mắt đỏ.

Do mang thai có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn, nên bạn có thể sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn. Ngoài ra khi mang thai còn làm suy giảm tầm nhìn ngoại vi - một tầm nhìn cho phép bạn nhìn thấy những gì ở 2 bên mình khi mắt nhìn thẳng về phía trước và không di chuyển. Thỉnh thoảng màu da xung quanh mắt bạn cũng thay đổi nữa, và có thể nó sẽ đậm hơn so với bình thường.

Tất cả những tình trạng này có thể khiến bạn khó chịu, mệt mỏi và căng thẳng, dù vậy cũng đừng quá sợ hãi hay lo lắng nhiều. Trong hầu hết các trường hợp, như đã đề cập ở trên, thị lực của bạn sẽ quay trở lại bình thường vài tuần sau khi sinh thôi. Do đó nếu như thị lực của bạn vẫn tiếp diễn kéo dài sau khi sinh vài tuần đầu, bạn có thể tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Bật mí cho bạn: DHA - một loại Omega-3 có vai trò quan trọng cho sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh, còn ảnh hưởng đến cả sự phát triển thị lực nữa đấy. Việc bổ sung đầy đủ DHA, cùng các loại Omega-3 khác, vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai kỳ không chỉ giúp bé yêu của bạn khỏe mạnh thông minh, mà còn giúp bạn có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, hỗ trợ toàn vẹn sức khỏe bản thân mà trong đó có cả vấn đề thị lực.

Chỉ với 1 viên/ngày, đây là những gì OMEGA NATAL PLUS đem lại - Giúp mẹ bầu nhẹ gánh nỗi lo, cung cấp trọn vẹn dưỡng chất thai kỳ!

 

 

Nguồn: Healthline



Tin tức liên quan

BẠN ĐANG MANG THAI: OMEGA-3 CẦN THIẾT CHO NÃO BÉ?
BẠN ĐANG MANG THAI: OMEGA-3 CẦN THIẾT CHO NÃO BÉ?

1195 Lượt xem

Khi đang mang thai, bà mẹ cần được bổ sung 300 mg acid docosahexaenoic (DHA) mỗi ngày. Bởi vì acid docosahexaenoic (DHA) có vai trò giúp tăng cường phát triển trí não và thị lực của bé. Hơn nữa, nó còn có thể giúp giảm các nguy cơ mắc bệnh tim trong tương lai.

CÁCH CHĂM SÓC TRẺ NGÀY NẮNG NÓNG
CÁCH CHĂM SÓC TRẺ NGÀY NẮNG NÓNG

784 Lượt xem

Trong mùa nắng nóng nhiệt độ môi trường tăng cao ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt khiến cơ thế trẻ mất nước. Kết hợp với sức đề kháng chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc các bệnh lý khác nhau. Cần phải làm những gì để giúp bảo vệ trẻ khỏi những ngày nắng nóng?

THAI NHI CÓ LẼ ĐÃ CẤT TIẾNG KHÓC ĐẦU TIÊN TỪ TRONG TỬ CUNG CỦA MẸ
THAI NHI CÓ LẼ ĐÃ CẤT TIẾNG KHÓC ĐẦU TIÊN TỪ TRONG TỬ CUNG CỦA MẸ

936 Lượt xem

Có thể bạn chưa biết, nhưng thai nhi có lẽ đã cất tiếng khóc đầu tiên ngay khi còn ở trong bụng mẹ. Các nghiên cứu cho thấy bé đã học được cách biểu lộ sự khó chịu của mình thông qua việc khóc một cách thầm lặng trong tử cung sớm nhất vào tuần 28 của thai kỳ.

CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP Ở TRẺ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP Ở TRẺ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

440 Lượt xem

Trong tình hình thời tiết hanh khô như hiện nay, nhiều loài vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại về sức khỏe của mọi người ở mọi độ tuổi. Đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp ở trẻ em.

12 LỢI ÍCH SỨC KHỎE KHI BỔ SUNG DHA (Phần cuối)
12 LỢI ÍCH SỨC KHỎE KHI BỔ SUNG DHA (Phần cuối)

974 Lượt xem

Tiếp tục bật mí các lợi ích còn lại của DHA - một axit béo omega-3 cần thiết cho sức khỏe!

TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC LOÃNG XƯƠNG Ở TRẺ EM
TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC LOÃNG XƯƠNG Ở TRẺ EM

1143 Lượt xem

Thông thường mọi người hay nghĩ loãng xương chỉ gặp ở người lớn tuổi. Nhưng trên thực tế loãng xương còn gặp ở cả trẻ em. Vậy nhận biết nguyên nhân loãng xương ở trẻ như thế nào?

NHỮNG THAY ĐỔI VỀ TÂM LÝ VÀ CƠ THỂ KHI MANG THAI CỦA MẸ BẦU
NHỮNG THAY ĐỔI VỀ TÂM LÝ VÀ CƠ THỂ KHI MANG THAI CỦA MẸ BẦU

685 Lượt xem

Mang thai là sự kiện vô cùng quan trọng trong cuộc đời một người phụ nữ. Bên cạnh niềm hạnh phúc khi mang trong mình một thiên thần nhỏ và chính thức được làm mẹ thì những thay đổi về tâm lý và cơ thể gây ra những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày của người mẹ.

CÁC LOẠI THỰC PHẨM GIÚP ĐẸP DA, BỔ DƯỠNG CHO MẸ BẦU
CÁC LOẠI THỰC PHẨM GIÚP ĐẸP DA, BỔ DƯỠNG CHO MẸ BẦU

797 Lượt xem

Khi mang thai, những vấn đề về da bà bầu thường gặp là sạm da, nám da, da khô, mụn trứng cá... Việc sử dụng kem dưỡng da hoặc các sản phẩm làm đẹp trong quá trình mang thai là không được khuyến khích vì chúng có thể gây tác động xấu đến thai nhi. Vậy làm thế nào để cải thiện làn da cho bà bầu?

LỢI ÍCH CỦA DHA DÀNH CHO MẸ BẦU
LỢI ÍCH CỦA DHA DÀNH CHO MẸ BẦU

1032 Lượt xem

DHA là viết tắt của từ Docosahexaenoic Acid, là một loại acid béo không no cần thiết thuộc nhóm axit béo Omega 3, ngoài ra thuộc nhóm này còn có các tiền tố DHA, đó là axit béo alpha-linolenic. DHA thuộc loại axit béo không no cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được nên phải đưa vào từ nguồn thực phẩm.

MẸ BẦU LÀM GÌ ĐỂ VUI KHỎE DỊP TẾT?
MẸ BẦU LÀM GÌ ĐỂ VUI KHỎE DỊP TẾT?

689 Lượt xem

Tết là dịp để sum họp gia đình và gặp mặt bạn bè. Những bữa tiệc liên hoan tất niên chắc chắn không thể thiếu trong dịp này. Tuy nhiên, trong những cuộc vui cuối năm, đâu là “giới hạn” cho mẹ bầu để đảm bảo Tết an toàn, khỏe mạnh?

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng