VÌ SAO NÊN NẤU CHÁO YẾN MẠCH CHO TRẺ?

Yến mạch là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Tất cả những dưỡng chất này đều rất cần thiết trong quá trình nâng cao hệ miễn dịch cho bé, đồng thời thúc đẩy hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt hơn. Bên cạnh đó, yến mạch là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.

Vì sao nên nấu cháo yến mạch cho trẻ?

Yến mạch là loại thực phẩm mà các chuyên gia khuyến cáo bậc phụ huynh nên nấu cháo cho bé ăn, nguyên nhân là bởi loại thực phẩm này có hàm lượng dồi dào dưỡng chất như: Các vitamin B1, B2, B3, B6; vitamin K và vitamin E cũng như các khoáng chất thiết yếu là canxi, photpho, sắt, magie, natri, kẽm, kali... Tất cả những dưỡng chất này đều rất cần thiết trong quá trình nâng cao hệ miễn dịch, đồng thời thúc đẩy hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt hơn, trẻ ăn ngon miệng và chóng lớn.

Cháo yến mạch là món dinh dưỡng mà chuyên gia khuyến cáo ba mẹ nên cho bé ăn (Ảnh minh họa: Unsplash)

Bên cạnh đó, yến mạch là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bé được 6 – 7 tháng tuổi. Ngoài ra, nên cho trẻ ăn cháo yến mạch là vì:

  • Ngoài những lợi ích từ vitamin thì các khoáng chất có trong yến mạch cũng rất có lợi cho bé. Ví dụ như canxi và phospho rất tốt cho hệ xương và răng, còn sắt giúp phòng ngừa hội chứng thiếu máu, magie giúp cho canxi phát huy tối đa vai trò của nó. Còn 2 khoáng chất kali và natri là những chất điện giải giúp cho não và các cơ bắp hoạt động tốt nhất.
  • Cháo yến mạch có lượng protein dồi dào: Tuy nhiên, lượng protein giàu năng lượng này lại không hề gây khó tiêu cho trẻ, nhờ lượng chất xơ dồi dào, khi trẻ ăn vào thì sẽ thẩm thấu bên trong ruột kết, từ đó giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, kích thích sự thèm ăn.
  • Chính vì được bổ sung vitamin đầy đủ có trong yến mạch nên trẻ sẽ khỏe mạnh và ít bị ốm vặt hơn.
  • Bên cạnh việc dồi giàu những dưỡng chất thiết yếu, yến mạch còn có các hoạt chất chống oxy hóa. Những hoạt chất này hoạt động chống lại các gốc tự do trong cơ thể con người, từ đó bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, ngăn ngừa ung thư, tăng cường sức khỏe...
  • Đặc biệt, yến mạch còn giảm được nguy cơ hen suyễn ở trẻ em, đây được xem là một bệnh phổ biến nhất, nó tác động trực tiếp lên đường thở và phổi, dẫn đến thở khò khè, viêm đường hô hấp, hụt hơi, ho ở trẻ nhỏ.

Với những lợi ích như trên, nấu cháo yến mạch cho bé là một việc làm mà phụ huynh nên đưa vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày, hỗ trợ cho trẻ để trẻ được phát toàn diện và đầy đủ nhất.

Một số cách chế biến món ăn từ yến mạch cho bé

Với những lợi ích như trên, phụ huynh có thể chế biến yến mạch với một số loại thực phẩm dinh dưỡng khác trong bữa ăn hàng ngày của trẻ như sau:

Nấu cháo yến mạch với sữa

Nấu cháo yến mạch với sữa sẽ phù hợp với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, vì đây là lứa tuổi mới chỉ bắt đầu làm quen với thức ăn dặm. Phụ huynh có thể chế biến yến mạch với sữa mẹ hoặc sữa công thức cho trẻ ăn. Khi hệ tiêu hóa của bé đã thích nghi dần dần thì phụ huynh hoàn toàn có thể nấu những món ăn khác từ yến mạch phù hợp với bé.

Cháo yến mạch với sữa phù hợp với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên (Ảnh minh họa: Pexels)

Để làm cháo yến mạch với sữa, cần chuẩn bị 2 thìa bột sữa công thức hoặc 50 ml sữa mẹ, nước tinh khiết và 25g yến mạch. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu thì nấu sôi nước rồi cho yến mạch vào khuấy đều. Tiếp theo là thêm sữa bột hoặc sữa mẹ vào rồi tiếp tục khuấy đều tầm 3 phút. Khi đã đủ thời gian 3 phút thì tắt bếp, đổ cháo ra rồi xay nhuyễn, cuối cùng là để nguội một lúc rồi cho bé ăn ngay.

Nấu cháo yến mạch rau củ cho trẻ từ 7 tháng tuổi

Cháo yến mạch rau củ sẽ cung cấp cho bé một nguồn dinh dưỡng dồi dào và bổ sung chất xơ tự nhiên tốt cho hệ tiêu hóa. Phụ huynh có thể nấu cháo yến mạch rau củ để giúp bé tăng cân mà không phải lo về việc táo bón.

Cách nấu món cháo yến mạch này cũng vô cùng đơn giản, cần chuẩn bị 25g yến mạch, 125ml nước, 25g đậu Hà Lan, 25g ngô bao tử và 25g cà rốt. Cà rốt thì đem gọt vỏ rồi thái sợi mỏng, đậu Hà Lan bóc bỏ vỏ rồi hầm cho nhừ, ngô bao tử tách lấy hạt. Sau đó lần lượt cho đậu Hà Lan, cà rốt và hạt ngô vào xay cùng với một ít nước. Đổ nước vào nồi và nấu sôi rồi mới cho yến mạch và hỗn hợp rau củ vào nồi nấu cho đến khi nhừ. Cuối cùng là cho cháo ra rây và dùng muỗng nghiền mịn và cho bé dùng ngay.

Mẹ có nấu cháo yến mạch với rau củ để giúp bé tăng cân mà không phải lo bị táo bón (Ảnh minh họa: Pexels)

Nấu cháo yến mạch với tôm tươi

Với cách nấu cháo yến mạch cùng tôm tươi rất phù hợp với trẻ từ 8 tháng tuổi trở lên. Món cháo này giúp cung cấp cho bé thêm nhiều canxi và khoáng chất, từ đó hệ cơ xương của bé cũng được vững chắc hơn.

Về nguyên liệu cần chuẩn bị 3 thìa yến mạch, 50g tôm tươi, 2 – 3 lá cải ngọt. Tôm thì bóc vỏ, làm sau rồi sau đó đem xay nhuyễn, ngâm yến mạch với khoảng 100ml nước tinh khiết, còn cải ngọt thì đem rửa sạch rồi thái nhỏ. Sau khi đã sơ chế xong thì cho 200ml nước cùng với tôm đã xay vào nồi đun cho đến khi tôm chín thì cho yến mạch vào khuấy đều trong 5 phút. Cuối cùng cho cải ngọt vào và nêm nếm gia vị phù hợp với khẩu vị của trẻ.

Cháo yến mạch cùng tôm tươi phù hợp với trẻ từ 8 tháng tuổi trở lên (Ảnh minh họa: Pexels)

Nấu cháo yến mạch với sườn non rau cải xanh

Khi bé đã được 9 – 12 tháng tuổi thì phụ huynh có thể linh hoạt hơn trong việc nấu cháo yến mạch cho bé. Vì thời điểm này khả năng nuốt và nhai thức ăn thô của bé đã phát triển hơn trước, hệ tiêu hóa cũng đã hoàn thiện hơn trước. Do đó, khi nấu cháo yến mạch cho bé, phụ huynh có thể kết hợp thêm các nguyên liệu giàu đạm khác.

Với công thức nấu cháo yến mạch cùng sườn non rau cải xanh thì chuẩn bị 50g rau cải xanh, 50g yến mạch và 50g sườn non. Về cách thức chế biến, trụng sơ qua sườn non với nước sôi rồi cho vào nồi hầm. Rau cải rửa sạch rồi đem thái nhỏ và nấu với sườn non cho chín mềm. Sau đó cho yến mạch đã chuẩn bị vào nấu tiếp khoảng 10 phút. Cuối cùng là để cháo nguội và múc ra chén, gỡ thịt trên sườn non cho vào cháo để trẻ dùng ngay khi cháo còn ấm.

Cháo Yến mạch cà rốt thịt băm

Chuẩn bị 30g bột yến mạch, 20g cà rốt, 20g thịt băm và hành lá thái nhỏ. Cho hỗn hợp cà rốt đã xay nhuyễn và thịt băm vào nồi, đổ nước ngập và nấu trong khoảng thời gian 10 phút, sau đó cho bột yến mạch vào nấu thêm khoảng 5 phút. Cuối cùng cho hành lá và gia vị vừa dùng cho bé và đổ ra bát để bé dùng.

Khi bé được 9 đến 12 tháng tuổi thì có thể linh hoạt hơn trong việc nấu cháo yến mạch kết hợp với nguyên liệu giàu đạm khác (Ảnh minh họa: Pexels)

Những lưu ý trong cách nấu cháo yến mạch cho bé

Khi nấu cháo yến mạch cho bé, phụ huynh cần lưu ý thêm một số điều cơ bản sau đây để phát huy công dụng của yến mạch cũng như phòng tránh một số tác dụng phụ của loại thực phẩm này:

  • Khi lựa chọn yến mạch phụ huynh không nên chọn loại yến mạch ăn liền vì nó chứa nhiều chất phụ gia, không tốt cho sức khỏe của trẻ. Thay vào đó, phụ huynh nên chọn các loại yến mạch nguyên chất để chất dinh dưỡng đầy đủ hơn.
  • Trong một số trường hợp trẻ bị dị ứng với yến mạch. Do đó, khi cho trẻ tập quen với yến mạch phụ huynh cũng cần theo dõi kỹ để xem bé có bị dị ứng với yến mạch hay không.
  • Để yến mạch nguyên chất được nấu nhanh chín hơn, trước khi nấu phụ huynh nên ngâm yến mạch với nước tinh khiết khoảng 20 phút. Khi nấu cháo yến mạch, phụ huynh chỉ cần nấu với lửa vừa để các chất dinh dưỡng có trong yến mạch không bị biến chất.
  • Yến mạch là loại thực phẩm rất dễ bị mốc. Chính vì vậy, phụ huynh không nên mua quá nhiều một lúc. Đồng thời muốn bảo quản loại thực phẩm này tốt, nên cho vào trong hộp kín và để nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào.

Nhìn chung, yến mạch là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng. Với những cách nấu cháo yến mạch như trên kết hợp với các nguyên liệu khác tùy vào độ tuổi của trẻ thì sẽ giúp trẻ cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn, đồng thời hỗ trợ giúp bé phát triển toàn diện hơn.

Nguồn: Vinmec



Tin tức liên quan

12 LỢI ÍCH SỨC KHỎE KHI BỔ SUNG DHA (Phần cuối)
12 LỢI ÍCH SỨC KHỎE KHI BỔ SUNG DHA (Phần cuối)

765 Lượt xem

Tiếp tục bật mí các lợi ích còn lại của DHA - một axit béo omega-3 cần thiết cho sức khỏe!
DHA TỪ CÁ VÀ DHA TỪ THỰC VẬT: ĐÂU LÀ ĐIỂM KHÁC BIỆT?
DHA TỪ CÁ VÀ DHA TỪ THỰC VẬT: ĐÂU LÀ ĐIỂM KHÁC BIỆT?

1006 Lượt xem

Hầu hết các bậc phụ huynh đều biết DHA là thành phần quan trọng cho trí não của trẻ. Tuy nhiên ít ai biết rằng, DHA không chỉ được chiết xuất từ cá mà trong các loại thực vật có dầu omega-3 là các tiền tố của DHA.
12 LỢI ÍCH SỨC KHỎE KHI BỔ SUNG DHA (Phần đầu)
12 LỢI ÍCH SỨC KHỎE KHI BỔ SUNG DHA (Phần đầu)

721 Lượt xem

DHA là một axit béo omega-3 cần thiết cho sự phát triển não bộ trong thời kỳ mang thai và thời thơ ấu. Nó cũng liên quan đến việc cải thiện sức khỏe của tim, thị lực tốt hơn và giảm phản ứng viêm. DHA được sản xuất một cách tự nhiên với số lượng nhỏ bởi cơ thể, nhưng để đạt được số lượng đầy đủ, DHA cần được thực hiện thông qua các nguồn thực phẩm như cá, thịt đỏ, sữa, hoặc trứng giàu omega-3. Dưới đây là 6 trong 12 lợi ích sức khỏe không ngờ tới của DHA!
BỔ SUNG CANXI TRONG GIAI ĐOẠN MANG THAI
BỔ SUNG CANXI TRONG GIAI ĐOẠN MANG THAI

358 Lượt xem

Khi mang thai, các chất dinh dưỡng, oxy và nước cần thiết được vận chuyển qua nhau thai để thai nhi phát triển. Hơn hết, canxi là dưỡng chất thiết yếu để con người chúng ta duy trì các hoạt động sống và đặc biệt đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ.
TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC LOÃNG XƯƠNG Ở TRẺ EM
TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC LOÃNG XƯƠNG Ở TRẺ EM

914 Lượt xem

Thông thường mọi người hay nghĩ loãng xương chỉ gặp ở người lớn tuổi. Nhưng trên thực tế loãng xương còn gặp ở cả trẻ em. Vậy nhận biết nguyên nhân loãng xương ở trẻ như thế nào?
HẠN SỬ DỤNG CỦA SỮA MẸ
HẠN SỬ DỤNG CỦA SỮA MẸ

655 Lượt xem

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất đối với trẻ em. Trong sữa mẹ có gần như đầy đủ chất mà em bé cần trong những tháng đầu đời và đóng góp một phần quan trọng cho sự phát triển của trẻ ở những tháng sau.
BỔ SUNG SẮT CHO MẸ BẦU TRONG GIAI ĐOẠN MANG THAI
BỔ SUNG SẮT CHO MẸ BẦU TRONG GIAI ĐOẠN MANG THAI

611 Lượt xem

Trong quá trình hình thành hồng cầu và cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể thì sắt đóng một vai trò rất quan trọng. Thiếu sắt có thể dẫn đến các tình trạng thiếu máu cũng như mệt mỏi, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, thiếu máu còn có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
MẸ BẦU BỔ SUNG SẮT, CẦN LƯU Ý GÌ?
MẸ BẦU BỔ SUNG SẮT, CẦN LƯU Ý GÌ?

1062 Lượt xem

Ai cũng biết thời kỳ mang thai là thời kỳ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, trong đó có bao gồm cả sắt. Dù vậy, không phải mẹ bầu nào cũng biết cách bổ sung sắt sao cho hiệu quả nhất, và những lưu ý kèm theo cùng nhu cầu sắt cần thiết mỗi ngày là bao nhiêu.
CÁCH CHĂM SÓC TRẺ NGÀY NẮNG NÓNG
CÁCH CHĂM SÓC TRẺ NGÀY NẮNG NÓNG

573 Lượt xem

Trong mùa nắng nóng nhiệt độ môi trường tăng cao ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt khiến cơ thế trẻ mất nước. Kết hợp với sức đề kháng chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc các bệnh lý khác nhau. Cần phải làm những gì để giúp bảo vệ trẻ khỏi những ngày nắng nóng?
TOP 7 THỰC PHẨM MẸ CHO CON BÚ NÊN ĂN
TOP 7 THỰC PHẨM MẸ CHO CON BÚ NÊN ĂN

676 Lượt xem

Nuôi con bằng sữa mẹ có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và con. Dưới đây là những loại thực phẩm mẹ nên ăn mỗi ngày để tốt cho sữa nhưng không bị tăng cân.

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng