BỔ SUNG SẮT CHO MẸ BẦU TRONG GIAI ĐOẠN MANG THAI

Trong quá trình hình thành hồng cầu và cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể thì sắt đóng một vai trò rất quan trọng. Thiếu sắt có thể dẫn đến các tình trạng thiếu máu cũng như mệt mỏi, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, thiếu máu còn có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

1. Bà bầu uống sắt có tác dụng gì?

Việc vận chuyển oxy cho cơ thể mẹ và thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu thiếu sắt.
Thông thường một người phụ nữ trong thời kỳ mang thai cần nhiều máu hơn so với bình thường, điều này giúp tăng cường sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. 

(Ảnh minh họa: Pexels)

Bên cạnh đó, sắt còn có tác dụng làm tăng cảm giác ngon miệng. Đối với những người mang bầu mà bị thiếu máu (do thiếu sắt) sẽ có cảm giác chán ăn, khó ngủ, người mệt mỏi vì lượng oxy lên não cũng như các tế bào là rất ít. Thiếu sắt còn là nguyên nhân suy giảm sức đề kháng của người mẹ dẫn đến nhiễm trùng. Điều này ít nhiều gây ảnh hưởng đến trẻ khi sinh ra sẽ có nguy cơ thiếu máu cao dẫn đến tình trạng sức khỏe yếu kém.

Xem thêm: BLOODFER2 - Viên uống bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Đối với các mẹ bầu bị thiếu sắt sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, nhiễm trùng hậu sản, băng huyết sau sinh, suy nhược cơ thể,... Đây cũng là yếu tố gây suy dinh dưỡng bào thai, nhẹ cân, non tháng, ảnh hưởng đến sự phát triển thị lực và não bộ của bé.

2. Các mẹ bầu nên uống sắt như thế nào?

2.1 Mẹ bầu cần bao nhiêu sắt mỗi ngày?

Thông thường trước khi mang thai một người phụ nữ cần trung bình 15mg sắt/ngày. Đến khi có thai cơ thể người phụ nữ sẽ cần một lượng sắt gấp đôi tức 30mg/ngày. Trong trường hợp không cung cấp đủ, các mẹ bầu sẽ bị thiếu máu làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và cả thai nhi.

Theo như tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo, phụ nữ lần đầu tiên phát hiện có thai nên sử dụng viên sắt mỗi ngày và kéo dài đến sau khi sinh một tháng. Liều bổ sung là 60mg kèm theo là 303mcg axit folic mỗi ngày. Ngoài ra, các mẹ bầu nên sử dụng các thực phẩm có tăng cường sắt và axit folic trong thời kỳ mang thai.

(Ảnh minh họa: Pexels)

2.2 Các mẹ bầu nên chọn những loại thực phẩm nào để bổ sung sắt?

Nguồn bổ sung sắt an toàn và phong phú nhất dành cho các mẹ bầu chính là các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Sắt có nhiều trong các loại thịt, cá, tim, gan, nghêu, hàu, lòng đỏ trứng,...

Các loại đậu, ngũ cốc, các loại rau có màu xanh đậm, bông cải, bí ngô, các loại trái cây khô. Trong đó nguồn gốc động vật là nguồn hấp thụ sắt tốt hơn thực vật. Ở một người bình thường có thể hấp thụ được từ 10-15% sắt từ động vật và 5-10% sắt từ thực vật.

Ngoài việc bổ sung sắt thì các mẹ bầu cũng nên bổ sung thêm các khoáng chất khác như folate và dạng axit folic tổng hợp của nó, vitamin B-12,...bởi các chất này cũng tham gia vào quá trình tạo máu.

Xem thêm: FEZOVIT A/P - Viên uống bổ sung sắt, acid folic và các vitamin nhóm B cho cơ thể

 

2.3 Những lưu ý cho mẹ bầu khi sử dụng thuốc bổ sung sắt

Xem thêm: OMEGA NATAL PLUS - Viên uống bổ sung DHA và các Vitamin, khoáng chất cho bà bầu

Thuốc bổ sung sắt cho mẹ bầu thường có 2 dạng: sắt vô cơ (sắt sulfat) và sắt hữu cơ (sắt fumarat và sắt gluconate). Trong đó sắt hữu cơ là dạng dễ hấp thu hơn và ít gây táo bón hơn so với sắt vô cơ. Trên thị trường hiện nay, thuốc chứa sắt được bào chế dưới 2 dạng: sắt dạng nước và sắt dạng viên.

Sắt dạng nước có ưu điểm là dễ hấp thu, ít gây táo bón, ít gây nóng nhưng lại khó uống và dễ gây buồn nôn. Còn sắt dạng viên có ưu điểm là dễ uống nhưng có độ hấp thu kém hơn so với dạng nước và gây nóng trong người nhiều hơn. Khi bổ sung thêm viên thuốc sắt, các mẹ bầu nên lưu ý những điều sau:

- Nên uống viên sắt lúc bụng đói và uống kèm với các loại nước giàu vitamin C như nước cam, nước chanh,...Uống sắt sau ăn 1-2 giờ để cơ thể được hấp thu tốt hơn. 

- Không dùng thuốc sắt cho các mẹ bầu cùng lúc với sữa, thuốc bổ sung canxi hay thực phẩm giàu canxi vì canxi làm cản trở khả năng hấp thụ sắt.

- Khi uống viên bổ sung sắt cần uống nhiều nước và ăn nhiều thực phẩm có chất xơ để ngăn ngừa táo bón. Đặc biệt chỉ uống thuốc bằng nước đun sôi để nguội, tránh sử dụng trà hay cà phê vì sẽ làm giảm sự hấp thụ của sắt vào cơ thể.

Trước khi sử dụng thuốc bổ sung sắt các mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Khi sử dụng thuốc phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ tránh bổ sung sắt quá liều lượng có thể gây ra nguy cơ xơ gan, bệnh cơ tim, đái tháo đường.

Nguồn: Vinmec



Tin tức liên quan

SỰ PHÁT TRIỂN NÃO BỘ CỦA TRẺ EM
SỰ PHÁT TRIỂN NÃO BỘ CỦA TRẺ EM

793 Lượt xem

Bộ não của trẻ định hướng và lập trình cho mọi sự phát triển cho cơ thể. Nhờ những tiến bộ của khoa học thần kinh và thiết bị kỹ thuật, các nhà nghiên cứu ngày nay đã có thể nhìn thấy bên trong não người và biết nhiều hơn về cách não bộ của trẻ phát triển như thế nào.
BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN Ở TRẺ
BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN Ở TRẺ

246 Lượt xem

Viêm phế quản là căn bệnh phổ biến nhất ở trẻ em, mặc dù đây là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng và cũng không khó điều trị nhưng những biến chứng mà nó gây ra lại vô cùng nguy hiểm. Vì trẻ em có hệ miễn dịch còn yếu, chưa đủ khả năng chống lại sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn, vi rút nên các bậc cha mẹ phải vô cùng thận trọng và trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh viêm phế quản để có các biện pháp chủ động phòng ngừa và xử lý kịp thời, bảo vệ sức khỏe của các thiên thần nhỏ.
MẸ BẦU LÀM GÌ ĐỂ VUI KHỎE DỊP TẾT?
MẸ BẦU LÀM GÌ ĐỂ VUI KHỎE DỊP TẾT?

506 Lượt xem

Tết là dịp để sum họp gia đình và gặp mặt bạn bè. Những bữa tiệc liên hoan tất niên chắc chắn không thể thiếu trong dịp này. Tuy nhiên, trong những cuộc vui cuối năm, đâu là “giới hạn” cho mẹ bầu để đảm bảo Tết an toàn, khỏe mạnh?
CÁC LOẠI THỰC PHẨM GIÚP ĐẸP DA, BỔ DƯỠNG CHO MẸ BẦU
CÁC LOẠI THỰC PHẨM GIÚP ĐẸP DA, BỔ DƯỠNG CHO MẸ BẦU

630 Lượt xem

Khi mang thai, những vấn đề về da bà bầu thường gặp là sạm da, nám da, da khô, mụn trứng cá... Việc sử dụng kem dưỡng da hoặc các sản phẩm làm đẹp trong quá trình mang thai là không được khuyến khích vì chúng có thể gây tác động xấu đến thai nhi. Vậy làm thế nào để cải thiện làn da cho bà bầu?
SUY GIẢM TRÍ NHỚ Ở TRẺ EM: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
SUY GIẢM TRÍ NHỚ Ở TRẺ EM: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

504 Lượt xem

Bạn có biết rằng suy giảm trí nhớ không chỉ là vấn đề của người lớn mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ của trẻ em? Nếu bạn quan tâm đến sức khỏe não bộ của những đứa trẻ trong gia đình, hãy cùng khám phá bài viết dưới đây để tìm hiểu về tình trạng suy giảm trí nhớ ở trẻ em và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Chắc chắn rằng bạn sẽ tìm được những thông tin hữu ích cho sức khỏe của bé yêu của mình.
LÀM SAO ĐỂ TĂNG SỰ TẬP TRUNG CHO TRẺ?
LÀM SAO ĐỂ TĂNG SỰ TẬP TRUNG CHO TRẺ?

742 Lượt xem

Trẻ mất tập trung sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng lắng nghe và ghi nhớ thông tin. Nếu không điều chỉnh kịp thời tình trạng này thì khi trưởng thành có thể hình thành thói quen bỏ cuộc, dễ chán nản, không kiên trì tập trung trong công việc. Do đó, bố mẹ cần giáo dục con đúng cách nhằm tăng khả năng tập trung cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
CÁC LOẠI VẮC XIN PHỤ NỮ MANG THAI CẦN TIÊM
CÁC LOẠI VẮC XIN PHỤ NỮ MANG THAI CẦN TIÊM

353 Lượt xem

Thời gian mang thai là thời gian quan trọng nhất trong cuộc đời của bé. Vì khi ấy, bé cần được chăm sóc đặc biệt và làm thế nào để giữ cho bé an toàn. Điều này chủ yếu phụ thuộc vào việc chăm sóc sức khỏe cho người mẹ. Ngoài chăm sóc sức khỏe thông qua việc lựa chọn các loại thực phẩm dinh dưỡng thì việc tiêm vắc xin để ngăn ngừa các bệnh khác nhau cũng cần được mẹ bầu ưu tiên.
BẠN ĐANG MANG THAI: OMEGA-3 CẦN THIẾT CHO NÃO BÉ?
BẠN ĐANG MANG THAI: OMEGA-3 CẦN THIẾT CHO NÃO BÉ?

999 Lượt xem

Khi đang mang thai, bà mẹ cần được bổ sung 300 mg acid docosahexaenoic (DHA) mỗi ngày. Bởi vì acid docosahexaenoic (DHA) có vai trò giúp tăng cường phát triển trí não và thị lực của bé. Hơn nữa, nó còn có thể giúp giảm các nguy cơ mắc bệnh tim trong tương lai.
ACID FOLIC – VITAMIN NHÓM B CẦN THIẾT TRƯỚC KHI MANG THAI
ACID FOLIC – VITAMIN NHÓM B CẦN THIẾT TRƯỚC KHI MANG THAI

802 Lượt xem

Acid Folic (Vitamin B9) là một vitamin nhóm B quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ có thai. CDC (Trung tâm kiểm soát bệnh tật) khuyến khích tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên cung cấp 400 microgram Acid Folic mỗi ngày.
GIẢM THỊ LỰC SAU SINH, LÀM GÌ ĐỂ CẢI THIỆN?
GIẢM THỊ LỰC SAU SINH, LÀM GÌ ĐỂ CẢI THIỆN?

1129 Lượt xem

Giảm thị lực sau sinh là vấn đề thường gặp với nhiều phụ nữ. Nhưng tình trạng này sẽ mau chóng được cải thiện vài tuần sau khi sinh. Tuy nhiên, chị em cũng nên áp dụng một vài phương pháp giúp mắt sáng hơn để việc sinh hoạt không bị ảnh hưởng.

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng