DHA TỪ CÁ VÀ DHA TỪ THỰC VẬT: ĐÂU LÀ ĐIỂM KHÁC BIỆT?

Hầu hết các bậc phụ huynh đều biết DHA là thành phần quan trọng cho trí não của trẻ. Tuy nhiên ít ai biết rằng, DHA không chỉ được chiết xuất từ cá mà trong các loại thực vật có dầu omega-3 là các tiền tố của DHA.

DHA – Dưỡng chất "vàng" cho trí não của trẻ

DHA có tên gọi đầy đủ là Docosa Hexaenoic Acid - một acid béo thuộc nhóm omega-3. DHA được biết đến như một trong các thành phần của chất xám trong cấu trúc màng tế bào thần kinh. Nó có vai trò quan trọng, được coi là dưỡng chất “vàng” trong sự phát triển trí não, trí thông minh của trẻ, nhất là trong giai đoạn 1000 ngày đầu đời - giai đoạn vàng để phát triển não bộ cho bé.

Không chỉ là dưỡng chất quan trọng cho não bộ, DHA còn cần thiết cho sự phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của mắt vì nó chiếm một tỉ lệ rất cao trong võng mạc (gần 60%).

Với những vai trò mà DHA mang lại, việc bổ sung đầy đủ DHA cho bé là điều cần thiết. Thế nhưng, chúng ta nên bổ sung DHA từ nguồn nào? Nên chọn DHA từ cá hay DHA từ thực vật?

Nên chọn DHA từ cá hay từ thực vật? (Ảnh minh họa: Burst)

DHA từ cá và DHA nguồn gốc từ các loại hạt có gì khác nhau?

Hiện nay, có 2 nguồn cung cấp DHA chính là từ cá và từ thực vật. Tuy nhiên, giữa DHA từ cá và DHA từ thực vật vẫn có những điểm khác biệt mà không phải ai cũng biết. Hơn nữa, sự khác biệt này cũng mang đến những sản phẩm có chất lượng và hiệu quả khác nhau.

Về nguồn nguyên liệu

DHA thực vật là loại DHA được hình thành từ tiền tố omega 3. Omega 3 có trong các loại hạt giàu axit béo như hạt lanh, hạt óc chó...đây là những tiền tố để hình thành lên DHA. Còn DHA từ cá thường được chiết xuất từ các loại cá biển giàu chất béo như cá hồi, cá cơm, cá trích, cá kình, cá ngừ,…

Nguồn nguyên liệu để làm thành tiền tố DHA thực vật phong phú, dễ tìm kiếm vì chúng dễ nuôi trồng lại cho thời gian thu hoạch nhanh. Còn với DHA từ cá, chúng có nguồn nguyên liệu khó kiếm hơn, do cần phải đánh bắt sau đó thanh lọc nguyên liệu rồi mới đưa vào sản xuất.

Về hàm lượng DHA

Như đã nói ở trên, DHA là một acid béo thuộc nhóm omega-3, nhóm các acid béo được tìm thấy trong các lớp mỡ của cá nước lạnh, các loại động vật có vỏ, dầu thực vật, một số loại hạt...

Về bản chất, Omega 3 được chiết xuất từ cá hay thực vật đều chứa 3 thành tố chính là acid docosahexaenoic (DHA) và eicosapentaenoic (EPA) và acid alpha-linolenic (ALA). Trong đó, Omega3 từ cá giàu DHA và EPA còn Omega 3 từ thực vật chủ yếu chỉ có ALA, hàm lượng DHA và EPA không nhiều. Vì DHA trong thực vật ít hơn trong dầu cá, nên nếu chọn nguồn bổ sung DHA từ thực vật bạn sẽ cần bổ sung một số lượng lớn để đạt được những tác dụng tương tự như bổ sung từ cá.

Thêm vào đó, khi bổ sung Omega 3 từ nguồn gốc thực vật đồng nghĩa với việc đang bổ sung ALA. ALA sau khi vào cơ thể sẽ có thể chuyển hóa thành DHA nhờ 1 cơ chế chuyển đổi phụ. Do đó, việc hấp thu DHA vào cơ thể cũng không nhanh và hiệu quả như bổ sung trực tiếp DHA từ cá.

Hơn nữa, theo ba công trình nghiên cứu lớn, gồm: The Lyon Heart Study, the GISSI Prevenzione Trial và The Dietary Approaches to Stop Hypertension Study: “Omega-3 có trong dầu cá hầu hết là những chuỗi acid béo dài bao gồm EPA và DHA. Omega-3 trong thực vật là những chuỗi ngắn hơn và liên kết yếu hơn mà đại diện là ALA. Loại chuỗi omega-3 dài trong cá đi vào máu và các tế bào nhanh hơn và tạo ra hiệu quả cao hơn so với những chuỗi omega-3 ngắn trong thực vật”.

Omega-3 từ cá cho hiệu quả cao hơn từ thực vật (Ảnh minh họa: Unsplash)

Về mùi vị

Do được chiết xuất từ thực vật nên DHA thực vật không có mùi tanh như DHA từ cá (trừ DHA sản xuất từ tảo biển). Bất kỳ một sản phẩm bổ sung DHA nào chiết xuất từ cá cũng sẽ có mùi tanh dù ít hay là nhiều.

Tuy nhiên, mùi tanh có trong các sản phẩm DHA từ cá không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng sản phẩm của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì với trẻ sơ sinh, vị giác của các bé chưa phát triển hoàn toàn nên các bé không cảm nhận được vị tanh như người lớn.

Omega-3 từ thực vật thì không có mùi tanh như từ cá, thích hợp dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (Ảnh minh họa: Unsplash)

Nên chọn DHA từ cá hay DHA từ thực vật?

DHA từ cá được đánh giá là cao cấp và bao giờ cũng đắt đỏ hơn DHA từ thực vật vì nó có nguồn nguyên liệu khó kiếm hơn. Đặc biệt DHA từ cá có cấu tạo là các chuỗi acid béo dài tạo ra hiệu quả nhanh hơn cho người dùng.

Vì những sự khác biệt trên, người tiêu dùng chắc hẳn đã có lựa chọn cho riêng mình. Nếu muốn các sản phẩm DHA giàu chuối acid béo thì chọn DHA từ cá, nhất là các sản phẩm được chiết xuất từ cá béo như cá cơm, cá hồi... Còn với những người có cơ địa dị ứng với hải sản hoặc không thích mùi tanh của cá thì có thể lựa chọn DHA từ thực vật.

Với Omega-3 được tinh chế sạch từ dầu cá với hàm lượng DHA cao, giúp phát triển não bộ, hệ thần kinh và thị lực cho bé - OMEGA NATAL PLUS cung cấp trọn vẹn dinh dưỡng thai kỳ chỉ với 1 viên/ngày!

 

Nguồn: Sức khỏe & Đời sống



Tin tức liên quan

9 NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU XƯƠNG SƯỜN KHI MANG THAI
9 NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU XƯƠNG SƯỜN KHI MANG THAI

951 Lượt xem

Phụ nữ thường có thể gặp một loạt các triệu chứng khó chịu khi mang thai. Đau xương sườn khi mang thai là hiện tượng phổ biến, đặc biệt là trong ba tháng cuối thai kỳ khi thai nhi lớn lên. Nhưng cơn đau cũng có thể bắt đầu khá sớm trong thai kỳ.

QUAN HỆ TÌNH DỤC KHI MANG THAI CÓ AN TOÀN CHO EM BÉ?
QUAN HỆ TÌNH DỤC KHI MANG THAI CÓ AN TOÀN CHO EM BÉ?

948 Lượt xem

Trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là ở lần mang thai đầu tiên sẽ có rất nhiều vấn đề mà các bà mẹ còn bỡ ngỡ, lo lắng rằng liệu điều mình làm có đúng hay là không để em bé trong bụng luôn khỏe mạnh cho đến lúc chào đời. Một trong những vấn đề mà các cặp vợ chồng thường lo lắng là liệu quan hệ tình dục trong giai đoạn mang thai có an toàn hay không.

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA SỮA MẸ
THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA SỮA MẸ

1077 Lượt xem

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ trong 6 tháng đầu đời. Bên cạnh nguồn dinh dưỡng thiết yếu trong sữa mẹ giúp trẻ khỏe mạnh và tăng sức đề kháng, nuôi con bằng sữa mẹ còn mang lại nhiều lợi ích cho mẹ như: nhanh giảm cân, giải phóng hormone oxytocin, giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng...

CHĂM SÓC VÒNG MỘT KHI MANG THAI CHO MẸ BẦU
CHĂM SÓC VÒNG MỘT KHI MANG THAI CHO MẸ BẦU

749 Lượt xem

Khi mang thai, ngực của mẹ bầu bắt đầu thay đổi khi sữa ở bầu ngực xuất hiện. Lúc này, ngực của mẹ bầu to và nhạy cảm hơn, do đó áo ngực trước khi mang thai sẽ không còn phù hợp cho mẹ bầu. Áo ngực chật có thể gây áp lực cao lên ngực của mẹ bầu, khiến bầu ngực bị đau, làm giảm lượng máu cung cấp cho bầu ngực và hạn chế kích thích tuyến sữa phát triển bình thường, bên cạnh đó còn có thể gây viêm ở vùng ngực.

BỔ SUNG DHA THEO TỪNG GIAI ĐOẠN CỦA THAI KỲ VỚI OMEGA NATAL PLUS
BỔ SUNG DHA THEO TỪNG GIAI ĐOẠN CỦA THAI KỲ VỚI OMEGA NATAL PLUS

1089 Lượt xem

DHA là một trong những dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé trong giai đoạn thai kỳ. DHA giúp tăng cường khả năng phát triển trí não, khả năng vận động cũng như thị lực ở trẻ trong những năm đầu đời. Ngoài ra, việc bổ sung DHA trong quá trình mang thai cũng hạn chế nguy cơ sinh non ở người mẹ. Đảm bảo cung cấp đầy đủ DHA trong từng giai đoạn thai kỳ với viên uống OMEGA NATAL PLUS.

20 CÔNG DỤNG CỦA OMEGA 3 BẠN NÊN BIẾT
20 CÔNG DỤNG CỦA OMEGA 3 BẠN NÊN BIẾT

2560 Lượt xem

Khi nhắc tới Omega 3, chúng ta thường biết đến nó như một loại thực phẩm chức năng có tác dụng bổ mắt, tốt cho sức khỏe tim mạch và tốt cho trí não. Nhưng nó còn có nhiều công dụng quý gia hơn thế nữa. Dưới đây là 20 công dụng của Omega 3 đem lại cho sức khỏe của bạn.

PHỤ NỮ MANG THAI KHÔNG ĐƯỢC ĂN QUẢ VẢI ĐÚNG HAY SAI?
PHỤ NỮ MANG THAI KHÔNG ĐƯỢC ĂN QUẢ VẢI ĐÚNG HAY SAI?

1234 Lượt xem

Vải là loại trái cây nhiệt đới được nhiều người yêu thích trong mùa hè vì có vị ngọt dịu, mọng nước. Không chỉ ngon, vải còn là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin và khoáng chất.

DẤU HIỆU CẢM CÚM Ở MẸ BẦU
DẤU HIỆU CẢM CÚM Ở MẸ BẦU

1157 Lượt xem

Trước khi có ý định sinh em bé, nhiều người đã chủ động tiêm phòng các loại vacxin, tuy nhiên, nếu không may có những dấu hiệu cảm cúm ở bà bầu sau đây thì cũng cần phải lưu ý bởi bất kỳ thay đổi sức khỏe của mẹ trong giai đoạn mang thai đều có ảnh hưởng nhất định đến thai nhi trong bụng.

KHI MẸ BẦU TRÚNG THỰC, NÊN XỬ TRÍ LÀM SAO?
KHI MẸ BẦU TRÚNG THỰC, NÊN XỬ TRÍ LÀM SAO?

7633 Lượt xem

Ốm nghén là quá trình thường gặp khi mang thai, thế nhưng đôi khi những triệu chứng tương tự như thế lại đến từ một nguyên nhân khác – ngộ độc thực phẩm hay trúng thực. Vậy làm sao để bạn có thể phân biệt được 2 tình trạng này? Và khi phân biệt được rồi, mẹ bầu cần phải xử trí làm sao để bảo vệ bản thân mình cùng đứa con trong bụng?

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI TRẺ BỊ BỆNH CHÀM
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI TRẺ BỊ BỆNH CHÀM

817 Lượt xem

Khi trẻ bị bệnh chàm các bậc phụ huynh luôn tìm cách để điều trị cho con bởi không những ảnh hưởng đến làn da mà còn ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của trẻ. Và trẻ em là một trong những đối tượng nằm trong danh sách những ai có thể mắc phải bệnh chàm. Do đó, các bậc phụ huynh cần biết được khi trẻ bị bệnh chàm thì nguyên nhân là do đâu và cần xử lý như thế nào?

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng