CÁC LOẠI VẮC XIN PHỤ NỮ MANG THAI CẦN TIÊM

Thời gian mang thai là thời gian quan trọng nhất trong cuộc đời của bé. Vì khi ấy, bé cần được chăm sóc đặc biệt và làm thế nào để giữ cho bé an toàn. Điều này chủ yếu phụ thuộc vào việc chăm sóc sức khỏe cho người mẹ. Ngoài chăm sóc sức khỏe thông qua việc lựa chọn các loại thực phẩm dinh dưỡng thì việc tiêm vắc xin để ngăn ngừa các bệnh khác nhau cũng cần được mẹ bầu ưu tiên.

Tại sao mẹ bầu nên tiêm vắc xin trong giai đoạn mang thai?

Vắc xin là chất kích thích cơ thể tạo miễn dịch, chống lại bệnh tật. Hầu hết các chất này có nguồn gốc từ vi khuẩn, vi rút hoặc độc tố của vi khuẩn.

Hiện nay, có rất nhiều mầm bệnh mà trẻ nhỏ có thể bị nhiễm trong giai đoạn 2-6 tháng đầu, trẻ ở độ tuổi này sẽ gặp nhiều hạn chế trong việc tiêm phòng. Do đó, tiêm phòng vắc xin cho mẹ bầu trong giai đoạn mang thai ngoài việc giúp mẹ bầu khỏe mạnh thì còn giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho thai nhi. Bên cạnh đó, nó cũng giúp bảo vệ em bé khỏi bị nhiễm trùng trong 6 tháng đầu đời sau sinh.

Các loại vắc xin mẹ bầu nên tiêm trước khi có ý định mang thai 

Vắc xin ngừa cúm

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của mẹ bầu suy yếu. Chính vì vậy mà mẹ bầu ít có khả năng chống lại nhiễm trùng. Khi thai nhi lớn lên, mẹ bầu có thể sẽ không thở được sâu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng như viêm phổi. Bên cạnh đó là các bệnh như nhồi máu cơ tim, viêm màng ngoài tim, có thể gây tử vong cho mẹ và thai nhi. Đặc biệt, mẹ bầu dễ mắc bệnh này nhất vào giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Do đó, mẹ bầu nên tiêm vắc xin cúm trước khi có ý định mang thai để có sự chuẩn bị phòng ngừa tốt nguy cơ mắc vi rút cúm này.

Mẹ bầu nên tiêm vắc xin ngừa cúm vào khoảng thời gian ít nhất 1 tháng trước khi có dự định mang thai và nên tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.

Mẹ bầu nên tiêm vắc xin ngừa cúm vào khoảng thời gian ít nhất 1 tháng trước khi có dự định mang thai 

Mẹ bầu nên tiêm vắc xin ngừa cúm vào khoảng thời gian ít nhất 1 tháng trước khi có dự định mang thai (Ảnh minh họa: Pexels)

Vắc xin ngừa bạch hầu - uốn ván - ho gà

Ho gà là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất nghiêm trọng và trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh này cao nhất. Nếu nồng độ rất cao có thể gây suy hô hấp và có thể gây tử vong. Hầu hết trẻ sơ sinh bị ho gà sẽ phải nhập viện .

Vắc xin ho gà thường được kết hợp với vắc xin uốn ván và bạch hầu. Khi tiêm vắc xin phối hợp bạch hầu - uốn ván - ho gà, cơ thể mẹ bầu sẽ tạo ra các kháng thể để bảo vệ, chống lại bệnh ho gà. Những kháng thể này sẽ truyền sang thai nhi để bảo vệ thai nhi cho đến khi em bé có các kháng thể ngừa được bệnh ho gà khi được 8 tuần tuổi. Mẹ bầu chỉ cần tiêm loại vắc xin này một lần và độ tuổi quy định có thể tiêm loại vắc xin này là từ 4-64 tuổi. 

Vắc xin viêm gan B

Đây là loại vắc xin mà mẹ bầu nên tiêm, đặc biệt là những bà mẹ có nguy cơ mắc bệnh như trong gia đình có người mang mầm bệnh viêm gan B. Vắc xin viêm gan B là vắc xin bất hoạt, không gây hại cho mẹ và bé.

Các loại vắc xin mẹ bầu nên tiêm trong giai đoạn mang thai

Vắc xin ngừa uốn ván

Tổ chức Y tế Thế giới đã xếp vắc xin uốn ván là vắc xin mà các mẹ bầu nên tiêm để ngăn ngừa nhiễm trùng uốn ván ở trẻ sơ sinh. 

Mẹ bầu nên tiêm 2 mũi vắc xin ngừa uốn ván trong lần mang thai đầu tiên (mũi đầu tiêm từ tuần 20, sau khi tiêm mũi đầu 1 tháng thì tiêm nhắc lại mũi 2, hai mũi tiêm này nên tiêm ít nhất trước sinh 1 tháng). Ở lần mang thai sau, mẹ bầu chỉ cần tiêm 1 mũi vắc xin uốn ván.

Vắc xin du lịch thai kỳ

Khi đang mang thai, tốt nhất là mẹ bầu nên tránh đến các quốc gia hoặc khu vực bắt buộc phải tiêm phòng du lịch.

Không phải lúc nào mẹ bầu cũng có thể tránh những khu vực cần tiêm phòng du lịch khi đang mang thai. Nếu đi vào những khu vực cần tiêm phòng du lịch, mẹ bầu cần nói với nữ hộ sinh hoặc bác sĩ chuyên khoa để họ tư vấn về những rủi ro và lợi ích của những loại vắc xin mà mẹ bầu có thể cần.

 Tốt nhất là mẹ bầu nên tránh đến các quốc gia hoặc khu vực bắt buộc phải tiêm phòng du lịch

 Tốt nhất là mẹ bầu nên tránh đến các quốc gia hoặc khu vực bắt buộc phải tiêm phòng du lịch (Ảnh minh họa: Pexels)

Nếu khu vực mà mẹ bầu sắp đến có nguy cơ lây nhiễm cao, việc tiêm vắc xin thường sẽ an toàn hơn là đi du lịch mà không được bảo vệ vì hầu hết các bệnh lây nhiễm sẽ gây hại cho em bé và cả người mẹ.

Vắc xin Covid-19

Phụ nữ mang thai nếu nhiễm Covid-19 sẽ có nguy cơ cao hơn phụ nữ bình thường về:

-Khả năng vào ICU cao gấp 2-3 lần.

-Dùng mặt nạ phòng độc cao gấp 2,6-2,9 lần.

-1,5-8 người chết trên 1000 người.

Chính vì thế mà bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân mang thai nên tiêm vắc xin ngừa Covid-19 để giảm nguy cơ lây nhiễm và tử vong, trừ những người có tiền sử dị ứng nghiêm trọng.

Mẹ bầu nên tiêm đủ 2 mũi vắc xin Covid-19 càng sớm càng tốt. Có thể bắt đầu tiêm mũi đầu tiên khi tuổi thai trên 12 tuần.

Một số loại vắc xin mà mẹ bầu không nên tiêm trong giai đoạn mang thai

Mẹ bầu nên tránh tiêm các loại vắc xin chứa vi rút sống khi đang mang thai vì có thể gây rủi ro cho thai nhi đang trong thời kỳ phát triển bao gồm: vắc xin thủy đậu, vắc xin sởi, quai bị và rubella,...

Phụ nữ mang thai là nhóm nguy cơ cao dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm khác nhau. Vì vậy, sẽ rất tốt khi mẹ bầu biết các loại tiêm phòng cần phải đáp ứng trước và trong thời kỳ mang thai cũng như thời điểm thích hợp để tiêm các loại vắc xin này. Việc tiêm vắc xin đúng loại, đúng thời điểm giúp đảm bảo một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh cho mẹ và bé.

Tài liệu tham khảo: Sở y tế Hà Nội, Vinmec



Tin tức liên quan

VÌ SAO NÊN NẤU CHÁO YẾN MẠCH CHO TRẺ?
VÌ SAO NÊN NẤU CHÁO YẾN MẠCH CHO TRẺ?

897 Lượt xem

Yến mạch là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Tất cả những dưỡng chất này đều rất cần thiết trong quá trình nâng cao hệ miễn dịch cho bé, đồng thời thúc đẩy hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt hơn. Bên cạnh đó, yến mạch là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.

BẠN ĐANG MANG THAI: OMEGA-3 CẦN THIẾT CHO NÃO BÉ?
BẠN ĐANG MANG THAI: OMEGA-3 CẦN THIẾT CHO NÃO BÉ?

1195 Lượt xem

Khi đang mang thai, bà mẹ cần được bổ sung 300 mg acid docosahexaenoic (DHA) mỗi ngày. Bởi vì acid docosahexaenoic (DHA) có vai trò giúp tăng cường phát triển trí não và thị lực của bé. Hơn nữa, nó còn có thể giúp giảm các nguy cơ mắc bệnh tim trong tương lai.

SỰ PHÁT TRIỂN NÃO BỘ CỦA TRẺ EM
SỰ PHÁT TRIỂN NÃO BỘ CỦA TRẺ EM

998 Lượt xem

Bộ não của trẻ định hướng và lập trình cho mọi sự phát triển cho cơ thể. Nhờ những tiến bộ của khoa học thần kinh và thiết bị kỹ thuật, các nhà nghiên cứu ngày nay đã có thể nhìn thấy bên trong não người và biết nhiều hơn về cách não bộ của trẻ phát triển như thế nào.

TÓC GÃY RỤNG SAU SINH, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
TÓC GÃY RỤNG SAU SINH, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

868 Lượt xem

Tóc gãy rụng sau sinh là tình trạng gặp phải ở nhiều mẹ bỉm sữa. Khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ thay đổi để đáp ứng với nhu cầu hormone mới cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Sự biến đổi này, đặc biệt là sự tăng cao của estrogen, sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ phát triển của tóc.

CÁC LOẠI RAU CỦ TỐT CHO TRẺ SƠ SINH
CÁC LOẠI RAU CỦ TỐT CHO TRẺ SƠ SINH

839 Lượt xem

Cha mẹ nào cũng muốn những đứa trẻ bé nhỏ của mình được lớn lên bằng một chế độ ăn uống lành mạnh và thật khó để chọn ra được một loại thực phẩm nào lành mạnh hơn rau để bổ sung vào bữa ăn cho trẻ. Bởi rau chứa đầy đủ crabs phức tạp, các chất xơ, vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa,...dưới bài viết này là gợi ý các loại rau mà bạn có thể lựa chọn để bổ sung chất dinh dưỡng tốt nhất cho bé.

TOP 10 THỰC PHẨM BỔ NÃO DÀNH CHO TRẺ (Phần đầu)
TOP 10 THỰC PHẨM BỔ NÃO DÀNH CHO TRẺ (Phần đầu)

921 Lượt xem

Bạn có biết với lượng thức ăn chúng ta nạp vào cơ thể mỗi ngày, não là cơ quan đầu tiên hấp thụ chất dinh dưỡng từ chúng không? Đặc biệt với trẻ nhỏ - đối tượng đang trong giai đoạn phát triển, thì những gì bé ăn cũng sẽ góp phần ít nhiều ảnh hưởng đến não bộ của bé. Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm hàng đầu giúp bổ não, cho bé nhà bạn học tập tốt hơn ở trường.

MỜ MẮT KHI MANG THAI – VẤN ĐỀ THỊ LỰC THƯỜNG GẶP
MỜ MẮT KHI MANG THAI – VẤN ĐỀ THỊ LỰC THƯỜNG GẶP

1360 Lượt xem

Nếu bạn mang thai, có lẽ bạn sẽ nghĩ đến ốm nghén, đau lưng, táo bón là những gì mẹ bầu thường gặp nhất. Thị lực bị suy giảm nghe như một điều gì đó thật xa lạ, dù thực tế đây là một vấn đề rất thường gặp trong thai kỳ, có thể kéo dài đến giai đoạn sau sinh và gây nhiều trở ngại cho người phụ nữ. Vậy bạn có nên lo lắng nếu không may gặp phải tình trạng này? Và bạn nên xử trí thế nào để khắc phục được nó?

RỐI LOẠN KINH NGUYỆT KHI ĐANG CHO CON BÚ
RỐI LOẠN KINH NGUYỆT KHI ĐANG CHO CON BÚ

1102 Lượt xem

Phụ nữ sau sinh kinh nguyệt sẽ bị thay đổi, hiện tượng rối loạn kinh nguyệt khi đang cho con bú là điều hết sức bình thường. Ở những người phụ nữ cho con bú kinh nguyệt sẽ trở lại muộn hơn so với những người không cho con bú.

CÁCH BỔ SUNG CANXI CHO TRẺ EM
CÁCH BỔ SUNG CANXI CHO TRẺ EM

1012 Lượt xem

Canxi là dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với trẻ. Tuy nhiên, nếu bổ sung canxi “bừa bãi” có thể dẫn đến thừa canxi, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

CHĂM SÓC VÒNG MỘT KHI MANG THAI CHO MẸ BẦU
CHĂM SÓC VÒNG MỘT KHI MANG THAI CHO MẸ BẦU

613 Lượt xem

Khi mang thai, ngực của mẹ bầu bắt đầu thay đổi khi sữa ở bầu ngực xuất hiện. Lúc này, ngực của mẹ bầu to và nhạy cảm hơn, do đó áo ngực trước khi mang thai sẽ không còn phù hợp cho mẹ bầu. Áo ngực chật có thể gây áp lực cao lên ngực của mẹ bầu, khiến bầu ngực bị đau, làm giảm lượng máu cung cấp cho bầu ngực và hạn chế kích thích tuyến sữa phát triển bình thường, bên cạnh đó còn có thể gây viêm ở vùng ngực.

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng