NHỮNG THAY ĐỔI VỀ TÂM LÝ VÀ CƠ THỂ KHI MANG THAI CỦA MẸ BẦU

Mang thai là sự kiện vô cùng quan trọng trong cuộc đời một người phụ nữ. Bên cạnh niềm hạnh phúc khi mang trong mình một thiên thần nhỏ và chính thức được làm mẹ thì những thay đổi về tâm lý và cơ thể gây ra những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày của người mẹ.

Những thay đổi về cơ thể

Đường sinh sản

Cho đến tuần thứ 12 của thai kỳ, cơ thể mẹ bầu có những thay đổi, bụng của mẹ bầu có thể nhô ra một chút và lượng dịch tiết âm đạo thường tăng lên. Trong giai đoạn này, nếu khí hư có màu hoặc mùi bất thường, hoặc kèm theo ngứa và rát âm đạo, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ. Các triệu chứng như vậy có thể chỉ ra nhiễm trùng âm đạo.

Nhũ hoa

Vú có xu hướng to lên vì kích thích tố (chủ yếu là estrogen). Mẹ bầu có thể sẽ cảm thấy phần ngực căng và đau.

Trong những tuần cuối thai kỳ, ngực có thể tiết ra dịch (sữa non) màu vàng nhạt hoặc trắng đục. Sữa non cũng được sản xuất trong vài ngày đầu tiên sau khi sinh trước khi sữa được sản xuất. 

Tim và dòng máu

Khi mang thai, tim hoạt động tích cực hơn do tim bơm nhiều máu hơn đến tử cung khi thai nhi lớn lên. Do đó, một số tiếng thổi tim và nhịp tim bất thường có thể xuất hiện. Đôi khi phụ nữ mang thai có thể nhận thấy những bất thường này. Những thay đổi này là bình thường trong thai kỳ. Tuy nhiên, có thể cần điều trị đối với các âm thanh và nhịp tim bất thường khác (chẳng hạn là tiếng thổi tâm trương, nhịp tim nhanh và không đều) xảy ra thường xuyên hơn ở phụ nữ mang thai.

Huyết áp ở phụ nữ mang thai thường giảm trong tam cá nguyệt thứ hai nhưng có thể trở lại bình thường như trước khi mang thai sau khi sinh.

Lượng máu tăng gần 50% khi mang thai và lúc này lượng chất lỏng trong máu lớn hơn số lượng tế bào hồng cầu. Do đó, xét nghiệm máu có thể cho thấy tình trạng thiếu máu nhẹ tuy nhiên đây cũng là điều bình thường ở phụ nữ mang thai. 

Tử cung mở rộng cản trở việc đưa máu từ chân và vùng xương chậu trở về tim. Do vậy, sưng tấy ở phụ nữ mang thai là phổ biến, đặc biệt là ở chân. Giãn tĩnh mạch xảy ra chủ yếu cũng ở chân và xung quanh cửa âm đạo. Điều này đôi khi có thể gây cảm giác khó chịu cho mẹ bầu. 

Tình trạng thiếu máu nhẹ cũng có thể là điều bình thường ở phụ nữ mang thai

Tình trạng thiếu máu nhẹ cũng có thể là điều bình thường ở phụ nữ mang thai (Ảnh minh họa: Pexels)

Đường tiết niệu

Cũng như tim, thận hoạt động tích cực hơn trong suốt thai kỳ. Lượng máu được thận lọc duy trì ở mức tối đa cho đến ngày trước ngày dự sinh. Lúc này, áp lực từ tử cung mở rộng có thể làm giảm nhẹ lượng máu cung cấp cho thận.

Hoạt động của thận thường tăng khi nằm và giảm khi đứng. Đây là một trong những lý do khiến mẹ bầu thường xuyên đi vệ sinh khi ngủ. 

Tử cung đè lên bàng quang, làm cho nó nhỏ lại và làm đầy nước tiểu nhanh hơn bình thường. Áp lực này cũng có thể khiến mẹ bầu đi tiểu thường xuyên hơn và khẩn trương hơn.

Đường thở

Khi mang thai, nồng độ progesterone trong cơ thể cao gây ra tình trạng thở nhanh hơn và sâu hơn đặc biệt là vào giai đoạn cuối thai kỳ. 

Vì lượng máu trong cơ thể phụ nữ mang thai được bơm nhiều hơn, niêm mạc đường thở nhận nhiều máu hơn và hơi sưng lên, làm hẹp đường thở nên mũi đôi khi bị nghẹt. Những điều này có thể làm thay đổi chút âm sắc và chất lượng âm thanh trong giọng nói của mẹ bầu.

Ống tiêu hóa

Buồn nôn và nôn là phổ biến, đặc biệt là vào buổi sáng và thường xuất hiện trong giai đoạn đầu thai kỳ đến khoảng tháng thứ 3 thì các triệu chứng sẽ nhẹ hơn hoặc biến mất. Bên cạnh đó là chứng ợ chua và ợ hơi cũng thường xuyên xuất hiện vì thức ăn ở lại trong dạ dày lâu hơn.

Khi thai kỳ phát triển, áp lực từ tử cung mở rộng lên trực tràng và ruột non có thể gây táo bón. Táo bón có thể trở nên trầm trọng hơn do nồng độ progesterone cao trong thời kỳ mang thai. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh trĩ ở mẹ bầu.

Thèm ăn các loại thực phẩm lạ hoặc các mặt hàng không phải thực phẩm (như tinh bột, đất sét,...) có thể diễn ra.

Đôi khi tiết nước bọt quá nhiều có thể xảy ra ở phụ nữ mang thai hay bị ốm nghén. Những triệu chứng này gây khó chịu nhưng không có hại.

Sỏi mật cũng là một tình trạng phổ biến trong thời kỳ mang thai.

Mang thai cũng có thể gây ra những thay đổi với chế độ ăn uống của mẹ bầu

Mang thai cũng có thể gây ra những thay đổi với chế độ ăn uống của mẹ bầu (Ảnh minh họa: Pexels)

Da

Những sắc tố lốm đốm hoặc hơi nâu có thể xuất hiện trên da trán và má. Da xung quanh núm vú cũng có thể bị sẫm màu.Các đường sẫm màu thường xuất hiện ở giữa bụng. Những thay đổi này có thể xảy ra do nhau thai sản xuất hormon kích thích tế bào hắc tố và tế bào tạo sắc tố da màu nâu sẫm.

Xuất hiện các vết rạn da màu hồng trên bụng do tử cung mở rộng nhanh chóng và hormon tuyến thượng thận tăng lên. Các mạch máu nhỏ có thể hình thành các mô hình giống mạng nhện màu đỏ trên da, thường xuất hiện ở thắt lưng.

Nội tiết tố

Những thay đổi về nồng độ hormon trong giai đoạn mang thai ảnh hưởng đến cách cơ thể xử lý đường. Kết quả là lượng đường trong máu tăng lên gây ra tiểu đường thai kỳ. 

Khớp và cơ

Các khớp và dây chằng ở xương chậu của phụ nữ mang thai nới lỏng và trở nên linh hoạt hơn làm cho tư thế của mẹ bầu thay đổi ở một mức độ nào đó.

Bên cạnh đó còn có tình trạng đau lưng xảy ra ở các mức độ khác nhau do cột sống cong để cân bằng trọng lượng của tử cung đang mở rộng hơn bình thường.

Những thay đổi về tâm lý

Sự lo lắng: Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai có thể ảnh hưởng đến các chất hóa học trong não của mẹ bầu làm cho họ không thể kiểm soát được mọi thứ khiến mẹ bầu lo lắng và có thể trở nên trầm trọng hơn. Tình trạng nặng có thể dẫn đến trầm cảm thai kỳ.

Tâm trạng lâng lâng: những thay đổi nhanh chóng trong nội tiết tố là lý do chính khiến cho tâm trạng của mẹ bầu thay đổi thất thường. Phút trước mẹ bầu có thể vui mừng, phút sau có thể lo lắng. Việc thường xuyên trải qua những thăng trầm cảm xúc trong thời gian này là điều hoàn toàn tự nhiên.

Những thay đổi nhanh chóng trong nội tiết tố là lý do chính khiến cho tâm trạng của mẹ bầu thay đổi thất thường

Những thay đổi nhanh chóng trong nội tiết tố là lý do chính khiến cho tâm trạng của mẹ bầu thay đổi thất thường (Ảnh minh họa: Pexels)

Hay quên: những thay đổi về mặc sinh lý khi mang thai gây nên sự mất tập trung ở phụ nữ mang thai và gặp khó khăn khi ghi nhớ những điều nhỏ nhặt. Nhưng tất cả điều này chỉ là tạm thời.

Vấn đề ngoại hình: tăng cân đúng mức là rất quan trọng đối với sức khỏe của em bé, nhưng nó cũng gây lo ngại cho ngoại hình của phụ nữ mang thai. Mẹ bầu có thể lo lắng về ngọai hình của mình, vết rạn da, mụn trứng cá,...Sự biến đổi về thể chất này khiến mẹ bầu cảm thấy kém hấp dẫn và chán nản.

Diễn biến tâm lý của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai:

Trong tam cá nguyệt đầu tiên: cảm xúc của mẹ bầu có thể thay đổi nhanh chóng, chẳng hạn như tâm trạng thường xuyên thay đổi thất thường, nóng nảy,...Lúc này, các mức cao thấp khác nhau trong cảm xúc có thể làm mẹ bầu có tâm lý cảm thấy bối rối trước những cảm xúc đó.

Trong tam có nguyệt thứ hai: tâm lý trở nên nhẹ nhàng hơn. Trong giai đoạn này, cảm giác hạnh phúc tổng thể phát triển. Khi bụng bầu lộ ra, mẹ bầu sẽ quan tâm nhiều hơn đến hình ảnh cơ thể và ngoại hình của mình và cảm thấy kém tự tin.

Tam cá nguyệt thứ ba: Đây là thời gian mẹ bầu chuẩn bị đón con chào đời và cảm thấy lo lắng. Sự lo lắng này càng tăng khi ngày sinh càng gần. Mẹ bầu có thể bị đau nhiều hơn, điều này có thể khiến tâm trạng mẹ bầu càng không tốt và tâm lý khó chịu ngày tăng.

Quá trình chuyển đổi của một người phụ nữ mang thai từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc thai kỳ là một bước ngoặt lớn đối với họ và những người xung quanh họ. Mỗi bà mẹ phải chuẩn bị sẵn sàng về thể chất, tinh thần và cảm xúc vì mang thai được coi là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời họ. Người chồng và những người thân trong gia đình cần quan tâm chăm sóc nhiều hơn để mẹ bầu có được tâm lý ổn định trong giai đoạn mang thai và sau khi sinh con. Bên cạnh bổ sung thực phẩm dinh dưỡng, mẹ bầu còn có thể chọn mua các sản phẩm thực phẩm chức năng như viên uống Omega Natal Plus – giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cho bé và EPA giúp phòng ngừa nguy cơ đái tháo đường thai kỳ và trầm cảm sau sinh cho mẹ. Ngoài ra, các sản phẩm có vitamin D3 và các loại vitamin tổng hợp cũng cần thiết để bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong trường hợp mẹ bầu bị ốm nghén không thể bổ sung dinh dưỡng thông qua thực phẩm.

Tài liệu tham khảo: msdmanuals, Psycherg



Tin tức liên quan

NHỮNG BÀI TẬP THỂ DỤC CHO PHỤ NỮ MANG THAI
NHỮNG BÀI TẬP THỂ DỤC CHO PHỤ NỮ MANG THAI

421 Lượt xem

Trong giai đoạn mang thai, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, mẹ bầu nên duy trì các hoạt động thể chất như tập thể dục để có một thai kỳ khỏe mạnh và một tinh thần thoải mái trong lúc mang thai.
BẦU BÌ MÙA DỊCH NHƯNG VẪN CÓ THỂ SINH CON KHỎE MẠNH, TẠI SAO KHÔNG?
BẦU BÌ MÙA DỊCH NHƯNG VẪN CÓ THỂ SINH CON KHỎE MẠNH, TẠI SAO KHÔNG?

761 Lượt xem

Hành trình mang thai và làm mẹ là một hành trình gian nan, đầy thử thách. Nhất là trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát và ngày càng diễn biến phức tạp, hành trình ấy lại càng khó khăn, vất vả hơn. Mẹ bầu cần phải chú ý những gì để có thể “vượt cạn” thành công? Câu trả lời có trong bài viết sau đây.
CHO CON BÚ SỮA MẸ THẾ NÀO LÀ TỐT NHẤT?
CHO CON BÚ SỮA MẸ THẾ NÀO LÀ TỐT NHẤT?

913 Lượt xem

Việc cho con bú sữa mẹ hay không là quyết định cá nhân của người mẹ. Nhưng bạn có biết không, lợi ích của việc cho con bú sữa mẹ dường như là vô tận đấy.
DẤU HIỆU CẢM CÚM Ở MẸ BẦU
DẤU HIỆU CẢM CÚM Ở MẸ BẦU

811 Lượt xem

Trước khi có ý định sinh em bé, nhiều người đã chủ động tiêm phòng các loại vacxin, tuy nhiên, nếu không may có những dấu hiệu cảm cúm ở bà bầu sau đây thì cũng cần phải lưu ý bởi bất kỳ thay đổi sức khỏe của mẹ trong giai đoạn mang thai đều có ảnh hưởng nhất định đến thai nhi trong bụng.
QUAN HỆ TÌNH DỤC KHI MANG THAI CÓ AN TOÀN CHO EM BÉ?
QUAN HỆ TÌNH DỤC KHI MANG THAI CÓ AN TOÀN CHO EM BÉ?

529 Lượt xem

Trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là ở lần mang thai đầu tiên sẽ có rất nhiều vấn đề mà các bà mẹ còn bỡ ngỡ, lo lắng rằng liệu điều mình làm có đúng hay là không để em bé trong bụng luôn khỏe mạnh cho đến lúc chào đời. Một trong những vấn đề mà các cặp vợ chồng thường lo lắng là liệu quan hệ tình dục trong giai đoạn mang thai có an toàn hay không.
OMEGA NATAL PLUS – NHẸ GÁNH NỖI LO DINH DƯỠNG THAI KỲ
OMEGA NATAL PLUS – NHẸ GÁNH NỖI LO DINH DƯỠNG THAI KỲ

938 Lượt xem

Khi xuất hiện các dấu hiệu mang thai, nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của mẹ đều cao hơn so với mức bình thường để phát triển một số cơ quan của cơ thể, nhằm thích ứng với quá trình mang thai và nuôi dưỡng bào thai khỏe mạnh. Để đáp ứng được những nhu cầu đó, Omega Natal Plus là sản phẩm được ra đời giúp cung cấp đầy đủ và trọn vẹn dưỡng chất thai kỳ, cho mẹ bầu khỏe mạnh, thai nhi được phát triển tối đa.
HẠN SỬ DỤNG CỦA SỮA MẸ
HẠN SỬ DỤNG CỦA SỮA MẸ

652 Lượt xem

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất đối với trẻ em. Trong sữa mẹ có gần như đầy đủ chất mà em bé cần trong những tháng đầu đời và đóng góp một phần quan trọng cho sự phát triển của trẻ ở những tháng sau.
12 LỢI ÍCH SỨC KHỎE KHI BỔ SUNG DHA (Phần cuối)
12 LỢI ÍCH SỨC KHỎE KHI BỔ SUNG DHA (Phần cuối)

763 Lượt xem

Tiếp tục bật mí các lợi ích còn lại của DHA - một axit béo omega-3 cần thiết cho sức khỏe!
BỔ SUNG CANXI TRONG GIAI ĐOẠN MANG THAI
BỔ SUNG CANXI TRONG GIAI ĐOẠN MANG THAI

354 Lượt xem

Khi mang thai, các chất dinh dưỡng, oxy và nước cần thiết được vận chuyển qua nhau thai để thai nhi phát triển. Hơn hết, canxi là dưỡng chất thiết yếu để con người chúng ta duy trì các hoạt động sống và đặc biệt đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ.
GIẢM THỊ LỰC SAU SINH, LÀM GÌ ĐỂ CẢI THIỆN?
GIẢM THỊ LỰC SAU SINH, LÀM GÌ ĐỂ CẢI THIỆN?

1123 Lượt xem

Giảm thị lực sau sinh là vấn đề thường gặp với nhiều phụ nữ. Nhưng tình trạng này sẽ mau chóng được cải thiện vài tuần sau khi sinh. Tuy nhiên, chị em cũng nên áp dụng một vài phương pháp giúp mắt sáng hơn để việc sinh hoạt không bị ảnh hưởng.

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng