LÀM SAO ĐỂ TĂNG SỰ TẬP TRUNG CHO TRẺ?

Trẻ mất tập trung sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng lắng nghe và ghi nhớ thông tin. Nếu không điều chỉnh kịp thời tình trạng này thì khi trưởng thành có thể hình thành thói quen bỏ cuộc, dễ chán nản, không kiên trì tập trung trong công việc. Do đó, bố mẹ cần giáo dục con đúng cách nhằm tăng khả năng tập trung cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

Những dấu hiệu của trẻ thiếu tập trung

Trẻ nhỏ mắc tăng động giảm chú ý có khuynh hướng vô tâm và biểu hiện thành một số hành vi:

  • Trẻ khi đi học hoặc ở nhà không ngồi yên và dễ bị phân tâm, thường xuyên làm mất đồ và có biểu hiện không thể sắp xếp mọi việc, hay cáu gắt hoặc buồn rầu;
  • Cuộc sống hàng ngày gặp khó khăn trong học tập và ghi nhớ, không thể tập trung khi làm bài tập về nhà, thường hay mơ màng;
  • Trẻ có chữ viết xấu hơn những đứa trẻ cùng tuổi;
  • Các kỹ năng vận động cơ như hoạt động chạy, nhảy kém.

Nguyên nhân khiến trẻ thiếu tập trung

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị mất tập trung (Ảnh minh họa: Unsplash)

Tùy vào độ tuổi, trẻ em cần ngủ 8 đến 10 giờ mỗi ngày. Nếu trẻ có thói quen ngủ muộn gây nên tình trạng thiếu ngủ, hãy thay đổi và xây dựng một thói quen ngủ tốt cho trẻ.

Việc bố mẹ đặt kỳ vọng quá lớn vào trẻ, vợ chồng có thường xuyên cãi vã hoặc không dành đủ thời gian để chăm sóc trẻ có thể là nguyên nhân gây ra chứng tập trung kém.

Trẻ thiếu tập trung cũng có thể do chế độ ăn không cân đối dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng. Một chế độ ăn có nhiều đường và chất béo mà thiếu các chất dinh dưỡng khác sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng tập trung của trẻ. Trứng, bánh mì nguyên cám, sữa, thịt gà, thịt heo, cá hồi là những món ăn được đánh giá là tốt cho trẻ. Các loại thức uống chứa caffeine, thức uống tăng lực và các món ăn vặt là những món ăn nên tránh. Theo nghiên cứu, phương pháp tốt nhất để tăng khả năng tập trung của trẻ là thư giãn, chế độ ăn cân bằng và ngủ đủ giấc.

Tăng khả năng tập trung cho trẻ

Rất khó để có thể làm nhiều việc cùng lúc, đặc biệt là trẻ em. Bố mẹ cần hướng dẫn con ngay từ khi còn nhỏ phải tập trung làm một việc trong khoảng thời gian nhất định để giúp trẻ tăng sự tập trung. Ví dụ, tạo thói quen thư giãn, giải trí cho trẻ bằng việc trẻ chơi đồ chơi hoặc dọn nhà. Thói quen này giúp các con tập trung vào vấn đề thay vì cố gắng nghĩ nhiều thứ khác cùng một lúc.

Cần hướng dẫn bé chỉ tập trung làm một việc để tăng khả năng tập trung (Ảnh minh họa: Pexels)

Để tăng cường sự tập trung của trẻ bố mẹ nên hướng dẫn con chia nhỏ công việc lớn ra thành nhiệm vụ nhỏ hơn để dễ quản lý công việc và giải quyết vấn đề. Một việc lớn đồng nghĩa có nhiều nhiệm vụ, vì vậy trẻ dễ bị hoang mang, không biết nên làm gì trước, làm gì sau, từ đó nảy sinh cảm giác chán nản, dễ mất tập trung. Ngược lại, nếu ngay từ đầu biết nhận định, chia nhỏ vấn đề và lần lượt giải quyết từng nhiệm vụ, trẻ sẽ hoàn thành công việc một cách nhanh hơn và với khả năng tập trung tốt hơn. Phương pháp này không chỉ giúp rèn luyện cho trẻ sự tập trung mà còn giúp các con trau dồi kỹ năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề lớn hiệu quả.

Một số trẻ em không thiếu sự tập trung mà thực sự là không biết phải tập trung vào điều gì. Do vậy, trước khi học bài hay bắt đầu một buổi học, bố mẹ nên giúp con tạo danh sách mục tiêu cần làm, từ đó các trẻ sẽ biết nên tập trung thực hiện công việc gì trong một khoảng thời gian cụ thể. Ban đầu, có thể trẻ chỉ cần lập danh sách mục tiêu ra giấy nhưng khi rèn luyện thành thói quen, các con có thể tự lên danh sách trong đầu.Ví dụ, khi trẻ làm bài tập về nhà thì mục tiêu đặt ra là phải làm hết các bài tập được giao, ghi nhớ công thức mới và xem lại kiến thức chưa nắm rõ. Mỗi khi con bạn hoàn thiện được mục tiêu, hãy để con được nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc trước khi thực hiện một công việc khác.

Mỗi khi bé hoàn thành được một mục tiêu, hãy để bé nghỉ ngơi thư giãn trước khi thực hiện mục tiêu khác (Ảnh minh họa: Pexels)

Hiệu quả công việc thường đạt được cao nhất khi tuân theo lịch trình đã được vạch sẵn. Thói quen tạo lập và tuân theo kế hoạch là một kỹ năng mềm quan trọng giúp con người tập trung tốt hơn, quản lý thời gian hiệu quả.Việc lập kế hoạch gần giống với việc tạo một danh sách mục tiêu trước giờ học, nhưng ở chế độ mở rộng hơn, có thể là kế hoạch cho 1 ngày, 1 tuần hay 1 tháng. Bố mẹ hãy giúp trẻ tạo lịch trình cá nhân theo từng ngày, bao gồm thời gian chơi, thời gian học tập hoặc các công việc khác. Sau đó để tạo thành thói quen cần quan sát và nhắc nhở trẻ tuân theo lịch trình đó.

Bố mẹ cần tạo một môi trường học tập nghiêm túc cho con tại nhà. Tạo cho trẻ không gian học tập thoáng đãng, ngăn nắp và hạn chế nhiều nhất tiếng ồn xung quanh có thể làm giảm tình trạng thiếu tập trung. Bàn học hướng về phía có ánh sáng tự nhiên để lấy ánh sáng tự nhiên giúp kích thích khả năng tư duy, trên bàn học chỉ đặt đồ dùng học tập cùng sách vở cần thiết cho nội dung ôn tập. Trẻ có thể viết hay dán ghi chú nhắc nhở công việc quanh bàn học nhưng nên sắp xếp một cách khoa học để dễ dàng tìm đọc. Ngoài ra trẻ phải rèn luyện việc ghi chép để có thể tìm đọc hay ôn luyện kiến thức nhanh chóng, dễ dàng hơn.

Việc loại bỏ phiền nhiễu xung quanh có thể cải thiện tình trạng kém tập trung ở trẻ. Bố mẹ có thể yêu cầu trẻ dọn dẹp phải nhà cửa, phòng riêng hoặc đồ chơi của trẻ sau khi chơi, tránh để tình trạng bừa bộn qua ngày. Điều này cũng bao gồm việc giảm tần suất sử dụng TV, điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy chơi game.

Thay các hoạt động tiếp xúc với đồ điện tử sang các hoạt động lành mạnh khác cho trẻ (Ảnh minh họa: Pexels)

Ghép hình là một trò chơi giúp rèn luyện trí tuệ rất tốt dành cho trẻ, yêu cầu trẻ tập trung cao độ để hoàn thành công việc, hình thành khả năng tập trung và kiên nhẫn. Khi bố mẹ mua đồ chơi ghép hình cho con nên chọn thể loại phù hợp với độ tuổi. Nếu đồ chơi quá khó sẽ làm trẻ sẽ nhanh nản chí và bỏ cuộc. Đối với trẻ em dưới 2 tuổi nên bắt đầu với bộ đồ chơi ghép hình có các khối đơn giản như tam giác và hình tròn. Đối với trẻ trên 2 tuổi có thể thử sức với tranh xếp hình từ 10 đến 1000 mảnh, tuỳ theo độ tuổi và khả năng mỗi cá nhân.

Các hoạt động thể chất được chứng minh làm tăng khả năng tập trung của trẻ, giúp trẻ hình thành khả năng loại trừ phiền nhiễu, tăng sự tập trung và theo đuổi mục tiêu cố định. Các hoạt động thể chất được đưa vào các giữa giờ sẽ cải thiện hành vi, tăng hiệu suất học tập. Một số ý tưởng phụ huynh có thể cân nhắc cho trẻ học nhảy, múa, võ thuật, cầu lông, bóng bàn, bóng đá, bóng rổ.

Bên cạnh đó, thực phẩm như bỏng ngô, thịt xông khói, nước có ga, đồ ăn vặt được xác định có thể gây ra hội chứng "sương mù não" gây giảm sự tập trung, ghi nhớ. Do đó, chế độ ăn uống khoa học là cần thiết đối với trẻ. Bố mẹ hãy bổ sung thêm DHA có trong các loại cá, magie từ rau xanh, hạt điều, óc chó hoặc thực phẩm chứa vitamin B, B12.

Chế độ ăn uống khoa học cũng cần thiết cho khả năng tập trung của trẻ (Ảnh minh họa: Pexels)

Tất cả mọi người đều cần một chế độ ngủ hợp lý để giúp thiết lập và củng cố khả năng ghi nhớ, tập trung của não bộ. Trẻ ngủ không đủ giấc sẽ dễ bị phân tâm, hiếu động gấp 3 lần bình thường. Tùy độ tuổi của con, phụ huynh nên cho con tuân theo thời gian ngủ khác nhau:

  • 0 - 4 tháng: Tổng thời gian ngủ khoảng 16 - 18 giờ, trong đó giấc ngủ ban đêm chiếm 8 - 9 giờ.
  • 5 - 12 tháng: Tổng thời gian ngủ khoảng 12 - 16 giờ, trong đó giấc ngủ ban đêm chiếm 9 - 10 giờ.
  • 1 - 2 tuổi: Tổng thời gian ngủ là 11 - 14 giờ, trong đó giấc ngủ ban đêm khoảng 11 giờ.
  • 3 - 5 tuổi: Tổng thời gian ngủ khoảng 10 - 13 giờ, trong đó giấc ngủ ban đêm chiếm 10 - 13 giờ.
  • 6 - 12 tuổi: Tổng thời gian ngủ khoảng 9 - 12 giờ.

Khi trẻ có những biểu hiện tăng động giảm chú ý, rối loạn nhẹ thì có thể chưa cần dùng đến thuốc mà chỉ cần dùng các biện pháp tâm lý, do đó, sẽ tốt hơn rất nhiều cho sức khỏe của trẻ.

Nguồn: Vinmec



Tin tức liên quan

DHA CHO BÀ BẦU: NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT
DHA CHO BÀ BẦU: NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

1349 Lượt xem

Cung cấp đủ và đúng cách dưỡng chất thai kỳ là vấn đề mẹ bầu nào cũng quan tâm. Trong đó dưỡng chất DHA là thành phần không thể thiếu cho sự hình thành và phát triển của thai nhi, ngoài ra còn thêm lợi ích sức khỏe cho mẹ bầu. DHA có nhiều trong các loại cá béo, nhưng trong giai đoạn thai kỳ, đặc biệt khi ốm nghén thì không phải mẹ bầu nào cũng có thể dùng đủ. Vì vậy bác sĩ thường khuyến khích mẹ bầu sử dụng viên uống bổ sung DHA trước, trong và sau khi mang thai.

12 LỢI ÍCH SỨC KHỎE KHI BỔ SUNG DHA (Phần cuối)
12 LỢI ÍCH SỨC KHỎE KHI BỔ SUNG DHA (Phần cuối)

1093 Lượt xem

Tiếp tục bật mí các lợi ích còn lại của DHA - một axit béo omega-3 cần thiết cho sức khỏe!

CÁC LOẠI VITAMIN CHO TRẺ SƠ SINH
CÁC LOẠI VITAMIN CHO TRẺ SƠ SINH

1084 Lượt xem

Trẻ sinh đủ tháng, khỏe mạnh nhận được hầu hết các vitamin và khoáng chất cần thiết từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nếu bạn đang cho con bú và thực hiện một chế độ ăn uống đầy đủ, đa dạng sẽ đảm bảo cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng mà em bé cần. Khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc, mẹ hãy bổ sung nhiều loại trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu protein.

BỔ SUNG SẮT CHO MẸ BẦU TRONG GIAI ĐOẠN MANG THAI
BỔ SUNG SẮT CHO MẸ BẦU TRONG GIAI ĐOẠN MANG THAI

925 Lượt xem

Trong quá trình hình thành hồng cầu và cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể thì sắt đóng một vai trò rất quan trọng. Thiếu sắt có thể dẫn đến các tình trạng thiếu máu cũng như mệt mỏi, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, thiếu máu còn có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

RỐI LOẠN KINH NGUYỆT KHI ĐANG CHO CON BÚ
RỐI LOẠN KINH NGUYỆT KHI ĐANG CHO CON BÚ

1224 Lượt xem

Phụ nữ sau sinh kinh nguyệt sẽ bị thay đổi, hiện tượng rối loạn kinh nguyệt khi đang cho con bú là điều hết sức bình thường. Ở những người phụ nữ cho con bú kinh nguyệt sẽ trở lại muộn hơn so với những người không cho con bú.

CHĂM SÓC VÒNG MỘT KHI MANG THAI CHO MẸ BẦU
CHĂM SÓC VÒNG MỘT KHI MANG THAI CHO MẸ BẦU

751 Lượt xem

Khi mang thai, ngực của mẹ bầu bắt đầu thay đổi khi sữa ở bầu ngực xuất hiện. Lúc này, ngực của mẹ bầu to và nhạy cảm hơn, do đó áo ngực trước khi mang thai sẽ không còn phù hợp cho mẹ bầu. Áo ngực chật có thể gây áp lực cao lên ngực của mẹ bầu, khiến bầu ngực bị đau, làm giảm lượng máu cung cấp cho bầu ngực và hạn chế kích thích tuyến sữa phát triển bình thường, bên cạnh đó còn có thể gây viêm ở vùng ngực.

KHÔ MẮT Ở TRẺ EM, DẤU HIỆU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
KHÔ MẮT Ở TRẺ EM, DẤU HIỆU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

964 Lượt xem

Khô mắt ở trẻ em rất dễ xảy ra nếu như các bậc phụ huynh không chăm sóc trẻ đúng cách. Thiếu Vitamin A là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh khô mắt ở trẻ em. Do đó vẫn có thể phòng ngừa khi các bậc phụ huynh chăm sóc đúng cách, bổ sung đầy đủ Vitamin A cho bé. 

BẦU BÌ MÙA DỊCH NHƯNG VẪN CÓ THỂ SINH CON KHỎE MẠNH, TẠI SAO KHÔNG?
BẦU BÌ MÙA DỊCH NHƯNG VẪN CÓ THỂ SINH CON KHỎE MẠNH, TẠI SAO KHÔNG?

1079 Lượt xem

Hành trình mang thai và làm mẹ là một hành trình gian nan, đầy thử thách. Nhất là trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát và ngày càng diễn biến phức tạp, hành trình ấy lại càng khó khăn, vất vả hơn. Mẹ bầu cần phải chú ý những gì để có thể “vượt cạn” thành công? Câu trả lời có trong bài viết sau đây.

BỔ SUNG CANXI TRONG GIAI ĐOẠN MANG THAI
BỔ SUNG CANXI TRONG GIAI ĐOẠN MANG THAI

641 Lượt xem

Khi mang thai, các chất dinh dưỡng, oxy và nước cần thiết được vận chuyển qua nhau thai để thai nhi phát triển. Hơn hết, canxi là dưỡng chất thiết yếu để con người chúng ta duy trì các hoạt động sống và đặc biệt đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ.

MẸ BẦU NÊN LÀM GÌ KHI TRỜI TRỞ LẠNH?
MẸ BẦU NÊN LÀM GÌ KHI TRỜI TRỞ LẠNH?

963 Lượt xem

Bất kể mang thai vào mùa nào thì cũng đều mang lại cho mẹ bầu cả niềm vui và những nỗi lo trong hành trình mang thai của mình vì mỗi mùa đều có những thăng trầm trong thai kỳ. Khi thời tiết lạnh đang đến gần, các mẹ bầu thường tự hỏi liệu mang thai vào thời tiết lạnh sẽ như thế nào và cần phải lưu ý những gì khi mang thai vào thời tiết lạnh.

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng