SỬ DỤNG VIÊN XÔNG CHỨA TINH DẦU KHI MANG THAI, NÊN HAY KHÔNG?

Có nhiều loại thuốc mà khi mang thai, bác sĩ sẽ căn dặn mẹ bầu không được dùng vì nguy cơ ảnh hưởng xấu lên thai nhi và mẹ. Đó có thể là những loại thuốc thông thường cho trường hợp bệnh vặt như siro ho, ibuprofen, thuốc thông mũi,… Thế nên khi mẹ bầu bị cảm lạnh, ho hay nghẹt mũi thì việc sử dụng các chất nguồn gốc từ thiên nhiên như tinh dầu sẽ là giải pháp phù hợp. Dù vậy, liệu có phải tinh dầu nào cũng có thể sử dụng khi mang thai không? Xông hơi bằng tinh dầu dưới dạng viên xông thì sao?

SỬ DỤNG TINH DẦU CÓ THỂ MANG LẠI NHIỀU LỢI ÍCH CHO MẸ BẦU

Đầu tiên cần khẳng định rằng việc sử dụng tinh dầu khi mang thai không hoàn toàn bị cấm. Bởi lẽ có bằng chứng cho thấy rằng tinh dầu có thể đem đến những lợi ích trị liệu giúp giảm thiểu các bệnh vặt thường gặp trong thai kỳ, cũng như làm giảm lo lắng hay căng thẳng cho mẹ bầu.

Nếu được sử dụng đúng cách, một vài loại tinh dầu nhất định có thể mang lại những lợi ích chính sau:

  • Giúp giảm thiểu cảm giác buồn nôn và khó tiêu.
  • Làm dịu các cơn đau cơ.
  • Giảm kích ứng và sưng tấy liên quan đến bệnh trĩ.
  • Cải thiện giấc ngủ.
  • Cải thiện độ đàn hồi của làn da.
  • Giảm sự xuất hiện của các vết rạn da.
  • Giúp giảm lo lắng trong quá trình chuyển dạ.

Tinh dầu có thể mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho mẹ bầu

Tinh dầu có thể mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho mẹ bầu (Ảnh minh họa: Freepik)

Thường có một mối lo ngại khá phổ biến rằng tinh dầu sẽ chuyển hóa thành chất độc hại khi được hấp thụ qua máu của người mang thai. Tuy nhiên các chuyên gia đã khẳng định rằng nếu sử dụng đúng liều lượng được khuyến cáo (theo từng loại tinh dầu nhất định) thì mối lo ngại này sẽ chẳng thành vấn đề nữa. Ngoài liều lượng, mẹ bầu cũng cần phải đảm bảo các nguyên tắc sử dụng tinh dầu để dùng cho đúng cách, vừa hiệu quả vừa an toàn.

Xem thêm: Viên xông hương tràm Vim báo gấm - xông hơi trị cảm, giảm căng thẳng

NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG TINH DẦU KHI MANG THAI

Cần lưu ý là mẹ bầu nên tránh dùng tinh dầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ, vì đây là giai đoạn quan trọng nhất, cần tránh hết mức nguy cơ thai nhi tiếp xúc với chất độc hại. Ở giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ, bạn có thể sử dụng tinh dầu được công nhận là an toàn và đảm bảo sử dụng theo đúng các nguyên tắc sau đây:

Không nuốt tinh dầu

Dù bạn không mang thai, tinh dầu cũng không được dùng đường uống trừ khi có sự giám sát trực tiếp của các chuyên gia hoặc bác sĩ. Nhiều loại tinh dầu có thể gây ra nguy cơ nhiễm độc cho cả mẹ và bé nếu dùng đường uống.

Sử dụng liệu pháp mùi hương

Nhìn chung, hầu hết các chuyên gia y tế đều đồng ý rằng liệu pháp mùi hương là một sự lựa chọn an toàn hơn cho người mang thai thay vì thoa ngoài da. Nói một cách đơn giản thì bạn nên sử dụng tinh dầu bằng máy khuếch tán tinh dầu thay vì thoa trực tiếp lên da của mình.

Xông hơi bằng tinh dầu cũng là một cách đơn giản để bạn sử dụng liệu pháp mùi hương, thông qua việc cho tinh dầu vào bát hoặc chậu nước nóng, để tinh dầu bay hơi và bốc lên cùng với hơi nước.

Pha loãng là “chìa khóa” quan trọng

Tinh dầu rất đậm đặc nên nếu dùng dạng thoa ngoài da có thể gây kích ứng. Vì vậy dù bạn có mang thai hay không, cần pha loãng tinh dầu trong dầu nền (như dầu dừa, dầu hạnh nhân) để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Không dùng quá liều lượng được khuyến cáo

Mặc dù không có nghiên cứu nào cho thấy sử dụng tinh dầu ở liều lượng bình thường sẽ gây nguy hiểm, việc dùng quá liều có thể cho kết quả ngược lại, nhất là ở dưới dạng dùng tại chỗ như thoa ngoài da. Cần lưu ý pha loãng cẩn thận trước khi dùng.

Liệu pháp mùi hương là một sự lựa chọn an toàn cho người mang thai

Liệu pháp mùi hương là một sự lựa chọn an toàn cho người mang thai (Ảnh minh họa: Freepik)

CÁC LOẠI TINH DẦU AN TOÀN CHO MẸ BẦU

Tinh dầu hoa oải hương

Trong tất cả các loại tinh dầu thì hoa oải hương là một trong những tinh dầu được nghiên cứu đầy đủ và sử dụng rộng rãi cho người mang thai. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi sử dụng đúng cách, hoa oải hương là một liệu pháp mùi hương tuyệt vời giúp tăng thư giãn, đặc biệt là trong thời gian căng thẳng như chuyển dạ và sinh nở. Một tổng quan đánh giá các nghiên cứu vào năm 2018 còn mạnh dạn kết luận rằng hoa oải hương có thể làm giảm cơn đau khi chuyển dạ.

Tinh dầu hoa hồng

Đây chính là một lựa chọn tuyệt vời khác để giảm lo lắng, giúp bình tĩnh và tăng ham muốn vào ban đêm. Tương tự như hoa oải hương, một nghiên cứu năm 2014 cho rằng tinh dầu hoa hồng có thể làm giảm lo lắng trong quá trình sinh nở, dù cần nhiều nghiên cứu khác để có thể khẳng định chắc chắn kết quả này.

Vì hầu hết mọi người đều thích mùi hoa hồng nên đây có thể là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn không phải là fan hoa oải hương. Loại tinh dầu này cũng rất tốt khi sử dụng trong liệu pháp mùi hương và nên dùng bằng máy khuếch tán tinh dầu.

Tinh dầu bạc hà

Đây là một “ứng cử viên” gây tranh cãi. Nhiều chuyên gia (bao gồm những chuyên gia về liệu pháp mùi hương) đã tránh tuyệt đối việc sử dụng tinh dầu bạc hà cho người mang thai. Nhưng bằng chứng sơ bộ từ một nghiên cứu năm 2013 cho thấy rằng khi chỉ sử dụng bằng liệu pháp mùi hương, thì tinh dầu bạc hà có thể là một lựa chọn tuyệt vời để giảm buồn nôn cho mẹ bầu.

Tinh dầu hoa cúc

Hầu hết mọi người đều biết một tách trà hoa cúc có thể giúp bạn tĩnh tâm, nhưng không phải ai cũng biết hoa cúc có tinh dầu.

Theo một nghiên cứu năm 2014, hoa cúc La Mã là một liệu pháp mùi hương tuyệt vời để giúp thư giãn và loại bỏ các cơn đau nửa đầu nghiêm trọng. Hoa cúc La Mã Đức thì có thể được sử dụng tại chỗ với dầu dưỡng da sau quá trình sinh nở, giúp bạn phục hồi độ đàn hồi của da và giảm xuất hiện của các vết rạn da.

Tinh dầu khuynh diệp (bạch đàn)

Mặc dù không có nhiều nghiên cứu cụ thể về việc sử dụng tinh dầu khuynh diệp ở người mang thai, nhưng chúng ta có thể biết rằng khi sử dụng đúng cách, tinh dầu khuynh diệp tương đối an toàn trong thai kỳ. Theo giai thoại truyền miệng thì tinh dầu khuynh diệp có thể làm giảm các tình trạng nghẹt mũi, đau đầu, buồn nôn và mụn. Dạng sử dụng an toàn nhất là dùng tại chỗ, sử dụng máy khuếch tán tinh dầu hoặc xông hơi.

Tinh dầu tràm

Tinh dầu tràm gió (hay còn được gọi là dầu tràm) là sản phẩm chiết xuất từ lá của cây tràm gió. Tinh dầu tràm gió có vị cay, nóng và mùi hương đặc trưng. Nó chứa nhiều hoạt chất có khả năng tuyệt vời đối với sức khỏe và làm đẹp bao gồm: Eucalyptol, Eucalyptol, α-Terpineol,... Nhờ đó, tinh dầu tràm gió có hương thơm đặc trưng và mang nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe như: khả năng sát khuẩn, làm long đờm, làm nguyên liệu của thuốc ho, kháng nấm,...

Tinh dầu tràm có thể dùng được cho phụ nữ mang thai và trẻ em, tuy nhiên bạn nên đảm bảo rằng mình chọn đúng tinh dầu tràm thiên nhiên 100%, tránh nhầm lẫn mua phải hàng giả, hàng giá rẻ sẽ gây hại cho sức khỏe. Bạn có thể xông thơm vài giọt dầu tràm hoặc pha loãng với dầu nền (dầu dừa, dầu hạnh nhân,..) và dùng massage khi cảm thấy nhức mỏi. Thay vì sử dụng nhiều thứ thuốc thì phụ nữ mang thai có thể dùng tinh dầu tràm để phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về hô hấp như: ho, cảm lạnh... Dầu tràm có thể bôi trực tiếp đối với người lớn như không dùng lượng lớn tinh dầu lên da, bạn cần phải chú ý về liều lượng và tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại tinh dầu nào.

Xem thêm: Tinh dầu nguyên chất tràm gió KA

Ngoài các tinh dầu được kể trên thì sau đây là danh sách các tinh dầu khác cũng có lợi ích trị liệu và dùng được, an toàn trong thai kỳ:

  • Chanh
  • Phong lữ
  • Hạnh nhân đắng
  • Argan
  • Quảng hoắc hương
  • Lựu
  • Gừng
  • Bạch đậu khấu
  • Thì là
  • Cây bách
  • Đào kim nương
  • Trầm hương

Có nhiều loại tinh dầu an toàn có thể sử dụng cho người mang thai

Có nhiều loại tinh dầu an toàn có thể sử dụng cho người mang thai (Ảnh minh họa: Freepik)

CÁC LOẠI TINH DẦU MẸ BẦU CẦN TRÁNH

Số lượng tinh dầu cần tránh, không nên dùng trong thai kỳ sẽ nhiều hơn tinh dầu an toàn. Tuy nhiên lý do là vì các tinh dầu này vẫn còn thiếu nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng để kiểm chứng độ an toàn khi sử dụng lúc mang thai, nhất là với liều lượng khuyến cáo bình thường. Chúng bao gồm:

  • Hạt cây đại hồi
  • Xô thơm
  • Húng tây
  • Ngải cứu
  • Cửu lý hương
  • Gỗ sồi
  • Ngải thơm
  • Bạch dương
  • Cỏ hương bài
  • Long não
  • Mùi tây
  • Pennyroyal (một dòng bạc hà kinh điển)
  • Cúc ngải
  • Nhai bách
  • Lộc đề xanh

VẬY MẸ BẦU CÓ NÊN XÔNG HƠI BẰNG TINH DẦU DƯỚI DẠNG VIÊN XÔNG KHÔNG?

Viên xông được sản xuất với dạng viên nhỏ gọn, chứa các thành phần chính là tinh dầu chiết xuất từ thiên nhiên (thông thường là eucalyptol, menthol, camphor) với liều lượng được tính toán cẩn thận và chính xác, dùng cho mục đích xông hơi tại nhà giúp sát trùng mũi họng, giải cảm, cải thiện các triệu chứng về bệnh đường hô hấp thông thường. Đây được xem là một giải pháp hữu hiệu và nhiều lợi ích mà không cần đến phải dùng đến thuốc.

Viên Xông Hương Tràm Vim Báo Gấm
Tinh dầu dịu nhẹ - Thổi bay cảm cúm, khỏe khoắn cả người
► Thành phần là 100% tinh dầu và hương liệu thiên nhiên dịu nhẹ.
► Chăm sóc sức khỏe từ sâu bên trong, thư giãn hiệu quả ngay tại nhà.
► Được bào chế dạng viên nang mềm, tan nhanh khi cho vào nước sôi với mùi hương dễ chịu.
Viên Xeung Heung Tràm DK - Giảm ho, giảm đờm, giảm đau rát họng
Hỗ trợ làm giảm ho, giảm đờm, hỗ trợ giảm đau rát họng do viêm họng, viêm phế quản.
Ngoài ra sản phẩm còn được khuyến cáo dùng xông mũi họng hỗ trợ sát khuẩn, giải cảm, giảm căng thẳng

Theo như các thông tin đã đề cập ở trên, liệu pháp mùi hương là phương pháp tương đối an toàn để sử dụng tinh dầu trong thời kỳ mang thai, và xông hơi là một liệu pháp mùi hương được thực hiện đơn giản ngay tại nhà. Nếu mẹ bầu muốn xông hơi bằng tinh dầu để giúp làm giảm bớt các triệu chứng thường gặp trong thai kỳ, xông trị cảm trị cúm, hoặc để giảm căng thẳng, cho tâm trí thư giãn thì cũng có thể sử dụng viên xông. Tuy nhiên cần lưu ý không nên dùng viên xông trong 3 tháng đầu của thai kỳ, không xông trong thời gian quá lâu (nên dưới 10 phút) và không quá nhiều lần trong ngày.

Để đảm bảo sức khỏe an toàn cho cả mẹ và bé, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng viên xông hoặc xông hơi bằng tinh dầu.

Nguồn: Healthline, hakufarm



Tin tức liên quan

KHÔ MẮT Ở TRẺ EM, DẤU HIỆU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
KHÔ MẮT Ở TRẺ EM, DẤU HIỆU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

961 Lượt xem

Khô mắt ở trẻ em rất dễ xảy ra nếu như các bậc phụ huynh không chăm sóc trẻ đúng cách. Thiếu Vitamin A là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh khô mắt ở trẻ em. Do đó vẫn có thể phòng ngừa khi các bậc phụ huynh chăm sóc đúng cách, bổ sung đầy đủ Vitamin A cho bé. 

RỐI LOẠN KINH NGUYỆT KHI ĐANG CHO CON BÚ
RỐI LOẠN KINH NGUYỆT KHI ĐANG CHO CON BÚ

1221 Lượt xem

Phụ nữ sau sinh kinh nguyệt sẽ bị thay đổi, hiện tượng rối loạn kinh nguyệt khi đang cho con bú là điều hết sức bình thường. Ở những người phụ nữ cho con bú kinh nguyệt sẽ trở lại muộn hơn so với những người không cho con bú.

LÀM SAO ĐỂ BỔ SUNG VITAMIN NHÓM B CHO TRẺ BIẾNG ĂN?
LÀM SAO ĐỂ BỔ SUNG VITAMIN NHÓM B CHO TRẺ BIẾNG ĂN?

1603 Lượt xem

Thiếu vitamin nhóm B hay vitamin B1 ở trẻ em và trẻ biếng ăn liên quan mật thiết đến chế độ ăn của mẹ trong thai kỳ hoặc thời gian cho con bú. Hậu quả để lại thường ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ, chậm phát triển tâm vận động, suy giảm miễn dịch. Ngoài ra còn có nguy cơ khiến trẻ bị thấp còi và hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Vậy cách bổ sung vitamin nhóm B cho trẻ biếng ăn như thế nào là phù hợp?

VÌ SAO NÊN NẤU CHÁO YẾN MẠCH CHO TRẺ?
VÌ SAO NÊN NẤU CHÁO YẾN MẠCH CHO TRẺ?

1013 Lượt xem

Yến mạch là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Tất cả những dưỡng chất này đều rất cần thiết trong quá trình nâng cao hệ miễn dịch cho bé, đồng thời thúc đẩy hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt hơn. Bên cạnh đó, yến mạch là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.

LỢI ÍCH CỦA DHA DÀNH CHO MẸ BẦU
LỢI ÍCH CỦA DHA DÀNH CHO MẸ BẦU

1167 Lượt xem

DHA là viết tắt của từ Docosahexaenoic Acid, là một loại acid béo không no cần thiết thuộc nhóm axit béo Omega 3, ngoài ra thuộc nhóm này còn có các tiền tố DHA, đó là axit béo alpha-linolenic. DHA thuộc loại axit béo không no cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được nên phải đưa vào từ nguồn thực phẩm.

LÀM SAO ĐỂ TĂNG SỰ TẬP TRUNG CHO TRẺ?
LÀM SAO ĐỂ TĂNG SỰ TẬP TRUNG CHO TRẺ?

1009 Lượt xem

Trẻ mất tập trung sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng lắng nghe và ghi nhớ thông tin. Nếu không điều chỉnh kịp thời tình trạng này thì khi trưởng thành có thể hình thành thói quen bỏ cuộc, dễ chán nản, không kiên trì tập trung trong công việc. Do đó, bố mẹ cần giáo dục con đúng cách nhằm tăng khả năng tập trung cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN Ở TRẺ
BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN Ở TRẺ

631 Lượt xem

Viêm phế quản là căn bệnh phổ biến nhất ở trẻ em, mặc dù đây là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng và cũng không khó điều trị nhưng những biến chứng mà nó gây ra lại vô cùng nguy hiểm. Vì trẻ em có hệ miễn dịch còn yếu, chưa đủ khả năng chống lại sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn, vi rút nên các bậc cha mẹ phải vô cùng thận trọng và trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh viêm phế quản để có các biện pháp chủ động phòng ngừa và xử lý kịp thời, bảo vệ sức khỏe của các thiên thần nhỏ.

MẸ BẦU BỔ SUNG SẮT, CẦN LƯU Ý GÌ?
MẸ BẦU BỔ SUNG SẮT, CẦN LƯU Ý GÌ?

1455 Lượt xem

Ai cũng biết thời kỳ mang thai là thời kỳ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, trong đó có bao gồm cả sắt. Dù vậy, không phải mẹ bầu nào cũng biết cách bổ sung sắt sao cho hiệu quả nhất, và những lưu ý kèm theo cùng nhu cầu sắt cần thiết mỗi ngày là bao nhiêu.

DHA CHO BÀ BẦU: NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT
DHA CHO BÀ BẦU: NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

1344 Lượt xem

Cung cấp đủ và đúng cách dưỡng chất thai kỳ là vấn đề mẹ bầu nào cũng quan tâm. Trong đó dưỡng chất DHA là thành phần không thể thiếu cho sự hình thành và phát triển của thai nhi, ngoài ra còn thêm lợi ích sức khỏe cho mẹ bầu. DHA có nhiều trong các loại cá béo, nhưng trong giai đoạn thai kỳ, đặc biệt khi ốm nghén thì không phải mẹ bầu nào cũng có thể dùng đủ. Vì vậy bác sĩ thường khuyến khích mẹ bầu sử dụng viên uống bổ sung DHA trước, trong và sau khi mang thai.

SUY GIẢM TRÍ NHỚ Ở TRẺ EM: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
SUY GIẢM TRÍ NHỚ Ở TRẺ EM: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

839 Lượt xem

Bạn có biết rằng suy giảm trí nhớ không chỉ là vấn đề của người lớn mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ của trẻ em? Nếu bạn quan tâm đến sức khỏe não bộ của những đứa trẻ trong gia đình, hãy cùng khám phá bài viết dưới đây để tìm hiểu về tình trạng suy giảm trí nhớ ở trẻ em và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Chắc chắn rằng bạn sẽ tìm được những thông tin hữu ích cho sức khỏe của bé yêu của mình.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng