DINH DƯỠNG THAI KỲ THẾ NÀO ĐỂ MẸ BẦU TĂNG ĐỦ CÂN?

Sức khoẻ và trọng lượng lúc đẻ của trẻ liên quan nhiều đến việc người mẹ dinh dưỡng thế nào để tăng cân trong thai kỳ. Không phải mẹ tăng nhiều cân thì trẻ cũng tăng nhiều cân tương tự, và ngược lại, không phải mẹ ít cân thì trẻ sẽ không tăng một chút cân nào.

Trẻ phát triển nhanh trong tử cung, ước tính thai nhi đang phát triển sản sinh ra 100.000 tế bào não trong một phút. Từ tuần thứ 26 của thai kỳ trở đi, một thai nhi tăng khoảng 30g trọng lượng mỗi ngày. Vì thế trẻ cần rất nhiều năng lượng. Đó cũng là lý do thai kỳ cần phải có nhiều năng lượng kể cả những phụ nữ dư thừa cân nặng.

Nếu người mẹ dinh dưỡng thai kỳ không tăng đủ cân thì sẽ có nhiều nguy cơ sinh con nhẹ cân. Những trẻ này có nhiều nguy cơ bị những vấn đề về sức khoẻ và nhiều khó khăn trong quá trình phát triển. Vậy để có một đứa con khoẻ mạnh thì trong thai kỳ, người mẹ cần tăng bao nhiêu cân là đủ? Điều này còn phụ thuộc vào tình trạng của người mẹ, không có thai kỳ nào giống thai kỳ nào, cũng không có người phụ nữ nào giống nhau hoàn toàn.

Nếu người mẹ dinh dưỡng thai kỳ không tăng đủ cân thì con sẽ có nguy cơ thiếu cân (Ảnh minh họa: Unsplash)

Sự tăng cân trong thai kỳ bao gồm những yếu tố sau:

  • Trẻ: 3.200g-3.600g
  • Nhau thai: 500g-900g
  • Dịch ối: 900g
  • Sự phì đại tuyến vú: 500g
  • Tử cung: 900g
  • Thể tích máu được gia tăng: 1.400g
  • Mỡ cơ thể: 2.300g
  • Mô và dịch cơ thể tăng: 1.800g-3.200g

Do đó người mẹ nên tăng cân theo mức sau:

  • Mẹ có cân nặng bình thường trước khi mang thai nên tăng 11,3-16kg.
  • Nếu người mẹ thiếu cân trước khi mang thai nên tăng 12,7-18,3kg.
  • Trường hợp mẹ dư thừa cân trước khi mang thai, nên tăng 7-11,3kg.
  • Nếu mẹ có song thai thì nên tăng 16-20,5kg

Trong ba tháng đầu của thai kỳ, người mẹ nên tăng 1kg, ba tháng giữa tăng 5kg, ba tháng cuối tăng 6kg. Có nhiều bà mẹ ít tăng cân hoặc không tăng cân trong 3 tháng đầu thai kỳ vì bị nghén nhưng phần lớn vẫn tăng được 0,9-1,8kg.

Trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ nên tăng trung bình 0,3-0,5kg/tuần. Khoảng tuần thứ 13 của thai kỳ, hàm lượng Estrogen bắt đầu tăng. Chất này tác động như một chất kích thích sự thèm ăn làm cho nhiều bà mẹ có cảm giác thèm một số loại thức ăn như quả chua...

Các loại thức ăn này sẽ không tốt nếu chúng thay thế các thực phẩm giàu dinh dưỡng hoặc góp phần làm tăng cân quá mức nên phải chú ý chế độ ăn cho bà mẹ có thai. Trong thai kỳ đủ tháng, người mẹ cần tiêu thụ thêm 80.000K calo tức là trong 280 ngày thì bình quân mỗi ngày cần thêm 285K calo. Vậy phải sử dụng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng chứ không nên chỉ ăn quà vặt hoặc nước giải khát không có năng lượng.

Mỗi giai đoạn thai kỳ sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau (Ảnh minh họa: Unsplash)

Theo bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam (1977): khi phụ nữ có thai vào 6 tháng cuối, nhu cầu hàng ngày cần tăng thêm 350K calo, 15g Protein, còn Canxi phải có 1000mg, sắt có 30mg trong khẩu phần hàng ngày cộng thêm tăng cường vitamin nhóm B,C.

Do đó, việc có một chế độ ăn phù hợp để có thể cung cấp dinh dưỡng thai kỳ giúp tăng đủ cân là điều mẹ bầu cần phải chú trọng.

Tăng đủ cân được đảm bảo khi dinh dưỡng thai kỳ được cung cấp trọn vẹn. Chỉ với 1 viên/ngày, OMEGA NATAL PLUS đem đến trọn bộ các lợi ích cho thai kỳ gồm:

● Omega-3 được tinh chế sạch từ dầu cá với hàm lượng DHA cao, giúp phát triển não bộ, hệ thần kinh và thị lực cho bé.

● Kết hợp của vitamin B9, B12 và Sắt đảm bảo cho sự sản xuất hồng cầu, tránh tình trạng thiếu máu.

● Kết hợp của vitamin D3, Calci và Magie giúp bổ sung Calci, phát triển chiều cao cho bé.

● Kết hợp của vitamin C và Kẽm sulfat giúp tăng cường hệ miễn dịch.

● Kết hợp của vitamin E, A và Kali iodate giúp chống oxy hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, hỗ trợ tối đa cho sự phát triển não bộ và trí tuệ cho trẻ.

● Các vitamin nhóm B giúp thai nhi phát triển ổn đinh, đặc biệt vitamin B5 chống rụng tóc cho mẹ, phát triển hệ tóc cho bé.

Công thức đặc biệt đạt chuẩn quốc tế của OMEGA NATAL PLUS không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của mẹ mà còn hỗ trợ tối đa cho sự phát triển của thai nhi, giúp mẹ bầu nhẹ gánh nỗi lo!

 

Nguồn: Viện Dinh dưỡng quốc gia



Tin tức liên quan

CHĂM SÓC VÒNG MỘT KHI MANG THAI CHO MẸ BẦU
CHĂM SÓC VÒNG MỘT KHI MANG THAI CHO MẸ BẦU

613 Lượt xem

Khi mang thai, ngực của mẹ bầu bắt đầu thay đổi khi sữa ở bầu ngực xuất hiện. Lúc này, ngực của mẹ bầu to và nhạy cảm hơn, do đó áo ngực trước khi mang thai sẽ không còn phù hợp cho mẹ bầu. Áo ngực chật có thể gây áp lực cao lên ngực của mẹ bầu, khiến bầu ngực bị đau, làm giảm lượng máu cung cấp cho bầu ngực và hạn chế kích thích tuyến sữa phát triển bình thường, bên cạnh đó còn có thể gây viêm ở vùng ngực.

GIẢM THỊ LỰC SAU SINH, LÀM GÌ ĐỂ CẢI THIỆN?
GIẢM THỊ LỰC SAU SINH, LÀM GÌ ĐỂ CẢI THIỆN?

1317 Lượt xem

Giảm thị lực sau sinh là vấn đề thường gặp với nhiều phụ nữ. Nhưng tình trạng này sẽ mau chóng được cải thiện vài tuần sau khi sinh. Tuy nhiên, chị em cũng nên áp dụng một vài phương pháp giúp mắt sáng hơn để việc sinh hoạt không bị ảnh hưởng.

MẸ BẦU BỔ SUNG SẮT, CẦN LƯU Ý GÌ?
MẸ BẦU BỔ SUNG SẮT, CẦN LƯU Ý GÌ?

1280 Lượt xem

Ai cũng biết thời kỳ mang thai là thời kỳ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, trong đó có bao gồm cả sắt. Dù vậy, không phải mẹ bầu nào cũng biết cách bổ sung sắt sao cho hiệu quả nhất, và những lưu ý kèm theo cùng nhu cầu sắt cần thiết mỗi ngày là bao nhiêu.

ĐỂ CON THÔNG MINH, MẸ BẦU NÊN BỔ SUNG DHA THẾ NÀO CHO ĐÚNG?
ĐỂ CON THÔNG MINH, MẸ BẦU NÊN BỔ SUNG DHA THẾ NÀO CHO ĐÚNG?

1180 Lượt xem

Khi được cung cấp đủ lượng DHA cần thiết, bé con sẽ sở hữu trí nhớ tốt hơn, đôi mắt tinh anh, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch tốt nhất. Vậy mẹ cần bổ sung DHA như thế nào để phát huy hết tác dụng?

SUY GIẢM TRÍ NHỚ Ở TRẺ EM: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
SUY GIẢM TRÍ NHỚ Ở TRẺ EM: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

706 Lượt xem

Bạn có biết rằng suy giảm trí nhớ không chỉ là vấn đề của người lớn mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ của trẻ em? Nếu bạn quan tâm đến sức khỏe não bộ của những đứa trẻ trong gia đình, hãy cùng khám phá bài viết dưới đây để tìm hiểu về tình trạng suy giảm trí nhớ ở trẻ em và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Chắc chắn rằng bạn sẽ tìm được những thông tin hữu ích cho sức khỏe của bé yêu của mình.

SỬ DỤNG VIÊN XÔNG CHỨA TINH DẦU KHI MANG THAI, NÊN HAY KHÔNG?
SỬ DỤNG VIÊN XÔNG CHỨA TINH DẦU KHI MANG THAI, NÊN HAY KHÔNG?

11382 Lượt xem

Có nhiều loại thuốc mà khi mang thai, bác sĩ sẽ căn dặn mẹ bầu không được dùng vì nguy cơ ảnh hưởng xấu lên thai nhi và mẹ. Đó có thể là những loại thuốc thông thường cho trường hợp bệnh vặt như siro ho, ibuprofen, thuốc thông mũi,… Thế nên khi mẹ bầu bị cảm lạnh, ho hay nghẹt mũi thì việc sử dụng các chất nguồn gốc từ thiên nhiên như tinh dầu sẽ là giải pháp phù hợp. Dù vậy, liệu có phải tinh dầu nào cũng có thể sử dụng khi mang thai không? Xông hơi bằng tinh dầu dưới dạng viên xông thì sao?

9 NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU XƯƠNG SƯỜN KHI MANG THAI
9 NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU XƯƠNG SƯỜN KHI MANG THAI

832 Lượt xem

Phụ nữ thường có thể gặp một loạt các triệu chứng khó chịu khi mang thai. Đau xương sườn khi mang thai là hiện tượng phổ biến, đặc biệt là trong ba tháng cuối thai kỳ khi thai nhi lớn lên. Nhưng cơn đau cũng có thể bắt đầu khá sớm trong thai kỳ.

DHA CHO BÀ BẦU: NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT
DHA CHO BÀ BẦU: NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

1226 Lượt xem

Cung cấp đủ và đúng cách dưỡng chất thai kỳ là vấn đề mẹ bầu nào cũng quan tâm. Trong đó dưỡng chất DHA là thành phần không thể thiếu cho sự hình thành và phát triển của thai nhi, ngoài ra còn thêm lợi ích sức khỏe cho mẹ bầu. DHA có nhiều trong các loại cá béo, nhưng trong giai đoạn thai kỳ, đặc biệt khi ốm nghén thì không phải mẹ bầu nào cũng có thể dùng đủ. Vì vậy bác sĩ thường khuyến khích mẹ bầu sử dụng viên uống bổ sung DHA trước, trong và sau khi mang thai.

LÀM SAO ĐỂ BỔ SUNG VITAMIN NHÓM B CHO TRẺ BIẾNG ĂN?
LÀM SAO ĐỂ BỔ SUNG VITAMIN NHÓM B CHO TRẺ BIẾNG ĂN?

1488 Lượt xem

Thiếu vitamin nhóm B hay vitamin B1 ở trẻ em và trẻ biếng ăn liên quan mật thiết đến chế độ ăn của mẹ trong thai kỳ hoặc thời gian cho con bú. Hậu quả để lại thường ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ, chậm phát triển tâm vận động, suy giảm miễn dịch. Ngoài ra còn có nguy cơ khiến trẻ bị thấp còi và hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Vậy cách bổ sung vitamin nhóm B cho trẻ biếng ăn như thế nào là phù hợp?

MỜ MẮT KHI MANG THAI – VẤN ĐỀ THỊ LỰC THƯỜNG GẶP
MỜ MẮT KHI MANG THAI – VẤN ĐỀ THỊ LỰC THƯỜNG GẶP

1360 Lượt xem

Nếu bạn mang thai, có lẽ bạn sẽ nghĩ đến ốm nghén, đau lưng, táo bón là những gì mẹ bầu thường gặp nhất. Thị lực bị suy giảm nghe như một điều gì đó thật xa lạ, dù thực tế đây là một vấn đề rất thường gặp trong thai kỳ, có thể kéo dài đến giai đoạn sau sinh và gây nhiều trở ngại cho người phụ nữ. Vậy bạn có nên lo lắng nếu không may gặp phải tình trạng này? Và bạn nên xử trí thế nào để khắc phục được nó?

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng