LỢI VÀ HẠI TRONG VIỆC CHO TRẺ ĂN THUẦN CHAY

Có rất nhiều lý do để lựa chọn chế độ ăn chay và một trong số đó là sức khỏe. Vì ngoài việc giúp giảm khả năng béo phì, các bệnh về tim mạch, giảm huyết áp, cholesterol, ngăn ngừa ung thư mà việc ăn chay còn góp phần giảm sự nóng lên của toàn cầu bởi chăn nuôi sử dụng nhiều nước, không gian và năng lượng hơn so với trồng rau.

Chính vì lẽ đó mà xu hướng ăn chay đang ngày càng phổ biến ở mọi lứa tuổi, thậm chí nhiều gia đình còn chuyển hẳn sang ăn thuần chay hay ăn chay trường và đôi khi còn cho trẻ ăn chay từ bé. Tuy nhiên, cơ thể trẻ em chưa hoàn hoàn thiện, rất cần những chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng và phát triển mà ở thực vật không thể cung cấp được. Vậy cho trẻ ăn chay từ bé có an toàn không? Hãy cùng Phúc Tường tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Ăn thuần chay là gì?

Ăn thuần chay là chế độ ăn chay nghiêm ngặt nhất. Đây không chỉ là một chế độ ăn uống dựa trên thực vật, loại trừ tất cả các sản phẩm từ động vật bao gồm cả trứng, sữa và phô mai mà còn hạn chế sử dụng các mặt hàng tiêu dùng làm từ động vật cũng như không hỗ trợ, tham gia vào các hoạt động gây hại cho các loài động vật. 

Lợi ích của việc ăn thuần chay

Học viện Dinh dưỡng Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng ăn chay nói chung và ăn thuần chay nói riêng đúng cách giúp cơ thể hoạt động hiệu quả hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì, tim mạch và huyết áp cao. Ngoài ra, nó còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa, ung thư vú, ung thư buồng trứng và ung thư tử cung ở phụ nữ. Hơn nữa, ăn thuần chay còn giúp bảo vệ môi trường và động vật.

Ăn chay nói chung và ăn thuần chay nói riêng đúng cách giúp cơ thể hoạt động hiệu quả hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh

Ăn chay nói chung và ăn thuần chay nói riêng đúng cách giúp cơ thể hoạt động hiệu quả hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh (Ảnh minh họa: Pexels)

Lợi ích của việc cho trẻ ăn thuần chay

Cho trẻ ăn thuần chay có thể mang lại rất nhiều lợi ích:

- Giảm nguy cơ bệnh tật: Một nghiên cứu cắt ngang mới về sự khác biệt về dinh dưỡng, tim mạch và tăng trưởng ở giữa trẻ ăn chay, ăn thuần chay và ăn thịt cho thấy những trẻ ăn thuần chay có hồ sơ tim mạch khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, ăn thuần chay giúp giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì cho trẻ.

- Tốt cho môi trường: ăn thuần chay là một cách để giảm thiểu tác động đến môi trường bởi việc sản xuất thực phẩm từ động vật tốn nhiều nước và năng lượng hơn so với sản xuất thực phẩm từ thực vật.

- Phát triển ý thức đạo đức cho trẻ: việc ăn thuần chay có thể giúp trẻ phát triển ý thức đạo đức về việc đối xử đúng mực với động vật và góp phần làm cho thế giơi trở nên tốt đẹp hơn.

Tác hại của việc cho trẻ ăn thuần chay

Bên cạnh những lợi ích nêu trên thì việc cho trẻ ăn thuần chay có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe. Vì đối với trẻ em, đây là nhóm đang trong giai đoạn phát triển nên cần được cung cấp đầy đủ chất dưỡng chất để phát triển một cách bình thường. Những tác hại có thể kể đến là:

- Thiếu chất dinh dưỡng: nếu không thiết kế chế độ ăn uống chay đầy đủ dinh dưỡng, trẻ có thể bị thiếu sắt, canxi, protein và vitamin B12. Các chất này rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng những trẻ ăn thuần chay có sự thấp hơn về chiều cao và có những biểu hiện của sự thiếu hụt khoáng chất trong xương.

Nếu không thiết kế chế độ ăn uống chay đầy đủ dinh dưỡng, trẻ có thể bị thiếu chất

Nếu không thiết kế chế độ ăn uống chay đầy đủ dinh dưỡng, trẻ có thể bị thiếu chất (Ảnh minh họa: Pexels)

- Tăng nguy cơ suy dinh dưỡng: nếu trẻ không tiêu thụ đủ lượng calo và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển thì sẽ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng – một tinh trạng rất nguy hiểm cho sức khỏe.

- Rối loạn ăn uống: việc tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn thuần chay có thể khiến trẻ bị rối loạn ăn uống và sinh lý.

- Khó khăn trong việc xã hội hóa: việc ăn chay có thể khiến trẻ khóa khăn hơn khi tham gia các hoạt động xã hội liên quan đên ẩm thực và giao tiếp với bạn bè cùng trang lứa.

Vì vậy, khi đã quyết định cho trẻ ăn thuần chay, bạn cần phải cân nhắc kỹ và tạo được một chế độ dinh dưỡng để trẻ có thể phát triển toàn diện.

Trẻ ăn thuần chay cần bổ sung những loại thực phẩm nào?

Chế độ ăn thuần chay làm thiếu đi những chất dinh dưỡng từ thịt và các sản phẩm từ động vật mà thực vật không thể cung cấp được. Do đó, khi cho trẻ ăn thuần chay, bạn nên bổ sung các chất dinh dưỡng còn thiếu để có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ phát triển một cách toàn diện:

Chất đạm

Đây được coi là chất dinh dưỡng chính cho sự phát triển. Tuy nhiên, hầu hết chế độ ăn chay nói chung và ăn thuần chay nói riêng chứa ít đạm hơn thịt nên bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn các loại đậu và ngũ cốc để thay thế, giúp tăng sức mạnh cơ bắp và các tế bào thần kinh.

Canxi 

Canxi là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì xương chắc khỏe. Trẻ em sẽ đạt khoảng 45% lượng canxi dự trữ của cơ thể khi đến 8 tuổi, vì vậy việc cung cấp đầy đủ canxi là rất cần thiết. Ở mỗi độ tuổi, trẻ sẽ có nhu cầu canxi khác nhau, cụ thể:

- Trẻ từ 1 tuổi: 525 mmg/ngày.

- Trẻ 1-3 tuổi: 350 mmg/ngày.

- Trẻ 4-6 tuổi: 450 mmg/ngày.

- Trẻ 7-10 tuổi: 550 mmg/ngày.

Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung canxi cho trẻ từ các loại sữa có nguồn gốc từ thực vật như sữa bắp, sữa gạo, sữa hạnh nhân,...hay cho trẻ ăn các loại sữa chua tự nhiên. Việc sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung canxi như Calci D3, Cagrotal THP,...cũng là một lựa chọn hàng đầu của nhiều ba mẹ.

Sắt

Sắt là khoáng chất quan trọng cho sự hình thành các tế bào hồng cầu. Nguồn sắt dồi dào nhất dành cho người ăn chay là các loại đậu và rau xanh lá như rau bina, bông cải xanh,...hoặc bánh mì nguyên cám hay thực phẩm bổ sung Fezovit A/P,... Tuy nhiên, quá trình hấp thụ sắt của cơ thể sẽ hiệu quả hơn nếu dùng các loại thực phẩm đi kèm chứa vitamin C như cam, dâu tây,...

Quá trình hấp thụ sắt của cơ thể sẽ hiệu quả hơn nếu dùng các loại thực phẩm đi kèm chứa vitamin C như cam, dâu tây 

Quá trình hấp thụ sắt của cơ thể sẽ hiệu quả hơn nếu dùng các loại thực phẩm đi kèm chứa vitamin C như cam, dâu tây (Ảnh minh họa: Pexels)

Vitamin B12

Vitamin B12 có vai trò quan trọng trong sản xuất các tế bào hồng cầu và giúp cho trẻ có một hệ thống thần kinh hoàn chỉnh. 

Bạn có thể bổ sung vitamin B12 cho trẻ thông qua việc bổ sung sữa đậu nành, sữa gạo, ngũ cốc,...Hay sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ sung như Vitamin 9B plus, Trivitamin 3B,...đảm bảo cung cấp đủ lượng vitamin B12 cần thiết mỗi ngày.

Ngoài những dưỡng chất kể trên, calo cũng là một yếu tố quan trọng mà bạn cân quan tâm vì cơ thể trẻ rất cần calo để chuyển hóa năng lượng nhưng thực phẩm chay ít calo hơn thực phẩm động vật mà có nhiều chất xơ hơn, khiến trẻ mau no và không nạp đủ calo mỗi ngày. Do đó, bạn có thể cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày hoặc ăn nhẹ trong ngày để đảm bảo đủ calo cho quá trình chuyển hóa.

Tài liệu tham khảo: theasianparent, webmd



Tin tức liên quan

SỰ PHÁT TRIỂN XƯƠNG Ở TRẺ EM
SỰ PHÁT TRIỂN XƯƠNG Ở TRẺ EM

3555 Lượt xem

Cơ thể của chúng ta được phát triển trên một bộ khung gồm 206 chiếc xương hợp thành. Ngay từ lúc lọt lòng, hình thù của từng cái xương đã được hình thành. Xương của trẻ phát triển và dần hoàn thiện từ những phần sụn. Quá trình phát triển xương đã cứng khi trẻ bước vào lứa tuổi thanh thiếu niên.

SỰ CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI
SỰ CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI

757 Lượt xem

Chào đón sự ra đời của một thiên thần khỏe mạnh và quá trình mang thai an toàn là vấn đề mà hầu hết các ông bố bà mẹ đều rất quan tâm. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày nay, việc chuẩn bị cho hành trình mang thai là vấn đề tất yếu và vô cùng quan trọng. 

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Ở THAI KỲ NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Ở THAI KỲ NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?

13085 Lượt xem

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý nguy hiểm đối với bất kỳ bệnh nhân nào gặp phải. Chính vì thế, bệnh tiểu đường khi gặp phải ở người mang thai sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe của người mẹ và em bé.

BẦU BÌ MÙA DỊCH NHƯNG VẪN CÓ THỂ SINH CON KHỎE MẠNH, TẠI SAO KHÔNG?
BẦU BÌ MÙA DỊCH NHƯNG VẪN CÓ THỂ SINH CON KHỎE MẠNH, TẠI SAO KHÔNG?

1075 Lượt xem

Hành trình mang thai và làm mẹ là một hành trình gian nan, đầy thử thách. Nhất là trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát và ngày càng diễn biến phức tạp, hành trình ấy lại càng khó khăn, vất vả hơn. Mẹ bầu cần phải chú ý những gì để có thể “vượt cạn” thành công? Câu trả lời có trong bài viết sau đây.

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI TRẺ BỊ BỆNH CHÀM
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI TRẺ BỊ BỆNH CHÀM

815 Lượt xem

Khi trẻ bị bệnh chàm các bậc phụ huynh luôn tìm cách để điều trị cho con bởi không những ảnh hưởng đến làn da mà còn ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của trẻ. Và trẻ em là một trong những đối tượng nằm trong danh sách những ai có thể mắc phải bệnh chàm. Do đó, các bậc phụ huynh cần biết được khi trẻ bị bệnh chàm thì nguyên nhân là do đâu và cần xử lý như thế nào?

QUAN HỆ TÌNH DỤC KHI MANG THAI CÓ AN TOÀN CHO EM BÉ?
QUAN HỆ TÌNH DỤC KHI MANG THAI CÓ AN TOÀN CHO EM BÉ?

943 Lượt xem

Trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là ở lần mang thai đầu tiên sẽ có rất nhiều vấn đề mà các bà mẹ còn bỡ ngỡ, lo lắng rằng liệu điều mình làm có đúng hay là không để em bé trong bụng luôn khỏe mạnh cho đến lúc chào đời. Một trong những vấn đề mà các cặp vợ chồng thường lo lắng là liệu quan hệ tình dục trong giai đoạn mang thai có an toàn hay không.

9 NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU XƯƠNG SƯỜN KHI MANG THAI
9 NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU XƯƠNG SƯỜN KHI MANG THAI

948 Lượt xem

Phụ nữ thường có thể gặp một loạt các triệu chứng khó chịu khi mang thai. Đau xương sườn khi mang thai là hiện tượng phổ biến, đặc biệt là trong ba tháng cuối thai kỳ khi thai nhi lớn lên. Nhưng cơn đau cũng có thể bắt đầu khá sớm trong thai kỳ.

CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP Ở TRẺ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP Ở TRẺ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

576 Lượt xem

Trong tình hình thời tiết hanh khô như hiện nay, nhiều loài vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại về sức khỏe của mọi người ở mọi độ tuổi. Đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp ở trẻ em.

CHỨNG SUY GIẢM TRÍ NHỚ SAU SINH
CHỨNG SUY GIẢM TRÍ NHỚ SAU SINH

845 Lượt xem

Suy giảm trí nhớ sau sinh là một hiện tượng xảy ra khá phổ biến đối với nhiều phụ nữ sau khi trải qua quá trình sinh con. Hãy cùng Phúc Tường tìm hiểu về tình trạng này và biện pháp cải thiện nhé!

RỐI LOẠN KINH NGUYỆT KHI ĐANG CHO CON BÚ
RỐI LOẠN KINH NGUYỆT KHI ĐANG CHO CON BÚ

1220 Lượt xem

Phụ nữ sau sinh kinh nguyệt sẽ bị thay đổi, hiện tượng rối loạn kinh nguyệt khi đang cho con bú là điều hết sức bình thường. Ở những người phụ nữ cho con bú kinh nguyệt sẽ trở lại muộn hơn so với những người không cho con bú.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng