CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP Ở TRẺ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Trong tình hình thời tiết hanh khô như hiện nay, nhiều loài vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại về sức khỏe của mọi người ở mọi độ tuổi. Đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp ở trẻ em.

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cao do chưa thể tạo được miễn dịch với vi rút, vi khuẩn. Đây cũng chính là vấn đề đau đầu của các gia đình có con nhỏ khi bước sang giai đoạn giao mùa như hiện nay.

Bệnh đường hô hấp là gì?

Bệnh đường hô hấp là tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến các cơ quan và mô gây khó khăn cho việc trao đổi khí.

Nguyên nhân nào khiến trẻ em dễ mắc bệnh về đường hô hấp?

Trẻ có thể lực kém

Những trẻ có thể chất bất thường như gầy gò, thiếu máu, lười vận động,...sẽ dễ nhiễm bệnh hơn.

Chăm sóc tại nhà không đúng cách

Nếu gia đình không chăm sóc tốt khiến trẻ thường xuyên bị cảm lạnh về đêm thì sẽ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp hơn.

Môi trường

Trẻ em sống trong một gia đình đông con hay có môi trường sống đông đúc hoặc có người lớn thường xuyên hút thuốc lá trong phòng sẽ dễ mắc các bệnh đường hô hấp hơn.

Sống trong môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm không khí.

Sống trong môi trường khói bụi, ô nhiễm không khí sẽ khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp

Sống trong môi trường khói bụi, ô nhiễm không khí sẽ khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp (Ảnh minh họa: Pexels)

Bất thường về phát triển bẩm sinh

Các dị tật bẩm sinh của khí quản và phế quản.

Triệu chứng của bệnh đường hô hấp ở trẻ 

Ho khan hoặc ho có đờm.

Khó thở hoặc thở gấp.

Đau họng.

Sốt.

Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, viêm mũi.

Đau đầu, đau cơ và mệt mỏi.

Tăng tiếng thở hoặc tiếng khò khè khi thở.

Chảy máu cam thường xuyên.

Các bệnh đường hô hấp phổ biến ở trẻ em

Nhiễm trùng đường hô hấp trên

Cảm lạnh thông thường

- Nguyên nhân: do vi rút gây ra.

- Triệu chứng: sốt nhẹ, một số trẻ còn kèm theo ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng. Thông thường thì các triệu chứng sẽ tự khỏi trong vòng 1-2 tuần.

Viêm họng liên cầu khuẩn

- Nguyên nhân: do vi khuẩn gọi là liên cầu nhóm A gây ra. Đây là tác nhân phổ biến nhất gây viêm họng do vi khuẩn ở trẻ em và thanh thiếu niên.

- Triệu chứng: đau họng xuất hiện nhanh chóng, đặc biệt là khi nuốt, sốt, amidan đỏ và sưng lên với các mảng hoặc vệt trắng trên đó, các tuyến cổ đau hoặc sưng (hạch bạch huyết). Bên cạnh đó, còn có thể xuất hiện đau đầu, đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa, ăn mất ngon, phát ban đỏ.

- Viêm họng liên cầu khuẩn rất hiếm gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi. Khi trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi bị viêm họng liên cầu khuẩn, chúng có xu hướng bị sốt kèm theo quấy khóc, kém ăn và chảy nước mũi nhưng không có các vấn đề về cổ họng điển hình.

Nhiễm trùng tai

- Nguyên nhân: do cả vi rút và vi khuẩn gây ra.

- Triệu chứng: sốt, đau tai, ù tai, một số trẻ bị chảy mủ, một số trẻ sẽ thích sờ tai và cảm thấy khó chịu.

Viêm xoang

- Nguyên nhân: gây ra bởi vi rút, vi khuẩn và nấm. 

- Triệu chứng: phổ biến gồm chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, đau ở mặt, sốt, hơi thở có mùi hôi và mùi hôi này kéo dài 1-2 tuần hoặc xuất hiện từng đợt.

Các triệu chứng thường gặp ở trẻ bị bệnh về đường hô hấp là chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau họng, sốt...

Các triệu chứng thường gặp ở trẻ bị bệnh về đường hô hấp là chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau họng, sốt... (Ảnh minh họa: Pexels)

Nhiễm trùng đường hô hấp dưới

Viêm thanh quản

- Nguyên nhân: phần lớn do vi rút gây ra. Thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi.

- Triệu chứng: thường có biểu hiện bị cảm trước đó vài ngày kèm thoe tiếng thở khò khè, ho, khàn giọng, trường hợp nặng hơn xuất hiện thở gấp, xanh tái như thể thiếu oxy.

Viêm phế quản

- Nguyên nhân: vi rút, một số ít trường hợp do vi khuẩn.

- Triệu chứng: nhiễm trùng tại vùng phế quản kèm theo sốt, ho, khạc đờm nhưng chưa đến phổi.

Viêm tiểu phế quản

Thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi, khởi đầu là sốt, ho, sổ mũi, cảm lạnh trước đó 2-3 ngày, sau đó có thể thở nhanh, thở hổn hển, ho nhiều hơn và khá nhiều đờm.

Viêm phổi

Đây là tình trạng nhiễm trùng ở những túi khí, nhu mô phổi, trẻ có thể sẽ bị sốt, ho, khó thở. Một số trẻ còn bị thiếu oxy. Khi chụp X-quang phổi có thể thấy những mảng trắng bất thường.

Biện pháp điều trị bệnh đường hô hấp ở trẻ

Nguyên tắc điều trị bệnh đường hô hấp là điều trị nguyên nhân và điều trị hỗ trợ triệu chứng.

Điều trị nguyên nhân

Dùng kháng sinh cho những trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn. Việc lựa chọn loại kháng sinh nào sẽ tùy theo quyết định của bác sĩ điều trị.

Nguyên tắc điều trị bệnh đường hô hấp là điều trị nguyên nhân và điều trị hỗ trợ triệu chứng

Nguyên tắc điều trị bệnh đường hô hấp là điều trị nguyên nhân và điều trị hỗ trợ triệu chứng (Ảnh minh họa: Pexels)

Trường hợp bệnh do vi rút thì phương pháp điều trị thường là điều trị hỗ trợ theo các triệu chứng bệnh vì hệ thống miễn dịch trong cơ thể có thể dần dần loại bỏ vi rút ra khỏi cơ thể. Đặc biệt là ho khan và ho có đờm vì triệu chứng này kéo dài và gây ảnh hưởng nhiều đến phổi. Bệnh nhân có thể sử dụng các loại siro ho (Kebtux, Immutussin, Thymoholibee, CTT global lá thường xuân-cát cánh-trần bì,...) để hỗ trợ điều trị triệu chứng này, vì các loại siro ho này có chết xuất từ các loài thảo dược thiên nhiên nên không chỉ an toàn cho sức khỏe của bạn mà còn có tác dụng rất tốt đối với ho khan và ho có đờm.

Điều trị hỗ trợ triệu chứng

Đây là phương pháp điều trị theo triệu chứng của người bệnh bằng cách sử dụng cùng một phương pháp điều trị, không phụ thuộc vào nguyên nhân lây nhiễm như thuốc hạ sốt, thuốc ho, thuốc giảm đau, thở oxy trong trường hợp khó thở,...

Biện pháp phòng ngừa bệnh đường hô hấp ở trẻ

Thường xuyên vận động thể dục thể thao, rửa tay sau khi hoạt động ngoài trời, tránh xa các tác nhân gây bệnh (khói thuốc lá, đồ ăn lạnh,...), tiêm phòng vắc xin ngừa cúm,tránh tiếp xúc với người bệnh đường hô hấp, không dùng chung đồ với người khác.

Để cho trẻ thơ có một sức khỏe tốt, hạnh phúc và một tương lai lớn lên phát triển tốt đẹp về mọi mặt, bạn cần hết sức lưu ý với những căn bệnh đường hô hấp này. Nếu có điều gì bất thường trẻ em cần được đi khám và tư vấn ngay để có hướng xử lý thích hợp.

COMBO TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE - PHÒNG CÚM

COMBO TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE - PHÒNG CÚM

Tài liệu tham khảo: nationwidechildrens.org, vinmec.com



Tin tức liên quan

GIẢM THỊ LỰC SAU SINH, LÀM GÌ ĐỂ CẢI THIỆN?
GIẢM THỊ LỰC SAU SINH, LÀM GÌ ĐỂ CẢI THIỆN?

1317 Lượt xem

Giảm thị lực sau sinh là vấn đề thường gặp với nhiều phụ nữ. Nhưng tình trạng này sẽ mau chóng được cải thiện vài tuần sau khi sinh. Tuy nhiên, chị em cũng nên áp dụng một vài phương pháp giúp mắt sáng hơn để việc sinh hoạt không bị ảnh hưởng.

MẸ BẦU LÀM GÌ ĐỂ VUI KHỎE DỊP TẾT?
MẸ BẦU LÀM GÌ ĐỂ VUI KHỎE DỊP TẾT?

689 Lượt xem

Tết là dịp để sum họp gia đình và gặp mặt bạn bè. Những bữa tiệc liên hoan tất niên chắc chắn không thể thiếu trong dịp này. Tuy nhiên, trong những cuộc vui cuối năm, đâu là “giới hạn” cho mẹ bầu để đảm bảo Tết an toàn, khỏe mạnh?

NHỮNG BÀI TẬP THỂ DỤC CHO PHỤ NỮ MANG THAI
NHỮNG BÀI TẬP THỂ DỤC CHO PHỤ NỮ MANG THAI

676 Lượt xem

Trong giai đoạn mang thai, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, mẹ bầu nên duy trì các hoạt động thể chất như tập thể dục để có một thai kỳ khỏe mạnh và một tinh thần thoải mái trong lúc mang thai.

CÁC LOẠI VITAMIN CHO TRẺ SƠ SINH
CÁC LOẠI VITAMIN CHO TRẺ SƠ SINH

953 Lượt xem

Trẻ sinh đủ tháng, khỏe mạnh nhận được hầu hết các vitamin và khoáng chất cần thiết từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nếu bạn đang cho con bú và thực hiện một chế độ ăn uống đầy đủ, đa dạng sẽ đảm bảo cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng mà em bé cần. Khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc, mẹ hãy bổ sung nhiều loại trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu protein.

BỔ SUNG DHA THEO TỪNG GIAI ĐOẠN CỦA THAI KỲ VỚI OMEGA NATAL PLUS
BỔ SUNG DHA THEO TỪNG GIAI ĐOẠN CỦA THAI KỲ VỚI OMEGA NATAL PLUS

977 Lượt xem

DHA là một trong những dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé trong giai đoạn thai kỳ. DHA giúp tăng cường khả năng phát triển trí não, khả năng vận động cũng như thị lực ở trẻ trong những năm đầu đời. Ngoài ra, việc bổ sung DHA trong quá trình mang thai cũng hạn chế nguy cơ sinh non ở người mẹ. Đảm bảo cung cấp đầy đủ DHA trong từng giai đoạn thai kỳ với viên uống OMEGA NATAL PLUS.

BỔ SUNG CANXI CHO TRẺ CHẬM MỌC RĂNG
BỔ SUNG CANXI CHO TRẺ CHẬM MỌC RĂNG

438 Lượt xem

Bổ sung canxi cho trẻ em trong giai đoạn phát triển răng và xương rất quan trọng để đảm bảo chúng phát triển một cách toàn diện. Nếu trẻ em thiếu canxi, họ có thể phát triển các vấn đề răng miệng như chậm mọc răng, răng dễ bị sâu và các vấn đề khác.

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Ở THAI KỲ NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Ở THAI KỲ NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?

12962 Lượt xem

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý nguy hiểm đối với bất kỳ bệnh nhân nào gặp phải. Chính vì thế, bệnh tiểu đường khi gặp phải ở người mang thai sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe của người mẹ và em bé.

SỬ DỤNG VITAMIN TRONG GIAI ĐOẠN MANG THAI
SỬ DỤNG VITAMIN TRONG GIAI ĐOẠN MANG THAI

447 Lượt xem

Mang thai là giai đoạn mẹ bầu cần chú ý rất nhiều đến việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Trong bụng mẹ, thai nhi nhận lấy các chất qua nhau thai nên ở giai đoạn này, mẹ bầu cần bổ sung lượng chất thiết yếu cao hơn bình thường do “phải nuôi hai người”, đảm bảo sự phát triển bình thường cho thai nhi và sự khỏe mạnh của người mẹ.

OMEGA NATAL PLUS – NHẸ GÁNH NỖI LO DINH DƯỠNG THAI KỲ
OMEGA NATAL PLUS – NHẸ GÁNH NỖI LO DINH DƯỠNG THAI KỲ

1218 Lượt xem

Khi xuất hiện các dấu hiệu mang thai, nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của mẹ đều cao hơn so với mức bình thường để phát triển một số cơ quan của cơ thể, nhằm thích ứng với quá trình mang thai và nuôi dưỡng bào thai khỏe mạnh. Để đáp ứng được những nhu cầu đó, Omega Natal Plus là sản phẩm được ra đời giúp cung cấp đầy đủ và trọn vẹn dưỡng chất thai kỳ, cho mẹ bầu khỏe mạnh, thai nhi được phát triển tối đa.

CÁCH CHĂM SÓC TRẺ NGÀY NẮNG NÓNG
CÁCH CHĂM SÓC TRẺ NGÀY NẮNG NÓNG

784 Lượt xem

Trong mùa nắng nóng nhiệt độ môi trường tăng cao ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt khiến cơ thế trẻ mất nước. Kết hợp với sức đề kháng chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc các bệnh lý khác nhau. Cần phải làm những gì để giúp bảo vệ trẻ khỏi những ngày nắng nóng?


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng