BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN Ở TRẺ

Viêm phế quản là căn bệnh phổ biến nhất ở trẻ em, mặc dù đây là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng và cũng không khó điều trị nhưng những biến chứng mà nó gây ra lại vô cùng nguy hiểm. Vì trẻ em có hệ miễn dịch còn yếu, chưa đủ khả năng chống lại sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn, vi rút nên các bậc cha mẹ phải vô cùng thận trọng và trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh viêm phế quản để có các biện pháp chủ động phòng ngừa và xử lý kịp thời, bảo vệ sức khỏe của các thiên thần nhỏ.

Bệnh viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản là tình trạng viêm các ống thở lớn (phế quản) trong phổi. Bệnh có thể là ngắn hạn (cấp tính) hoặc dài hạn (mãn tính). Viêm phế quản thường xảy ra ở trẻ em.

Bệnh viêm phế quản là gì?

Nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ
Viêm phế quản thường do vi rút gây ra. Nó cũng có thể do vi khuẩn hoặc những thứ như bụi, chất gây dị ứng và khói thuốc lá gây ra.

Nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ

Ở trẻ em, nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phế quản cấp tính là vi rút. Bệnh có thể phát triển sau khi bị cảm lạnh hoặc nhiễm vi rút khác ở mũi, miệng hoặc cổ họng. Những căn bệnh như vậy có thể lây lan dễ dàng khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.

Trẻ nào dễ bị viêm phế quản cấp?

Trẻ nào dễ bị viêm phế quản?

Những trẻ có nguy cơ mắc viêm phế quản cao hơn khi:
- Viêm đường hô hấp trên: bao gồm cảm cúm, viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm amidan.
- Dị ứng: một số trẻ có thể bị dị ứng với chất gây kích ứng đường hô hấp, dẫn đến viêm phế quản.
- Tiếp xúc với hóa chất: nếu trẻ tiếp xúc với hóa chất hay khói thuốc lá trong môi trường sống của mình có thể dẫn đến viêm phế quản.
- Các bệnh lý khác: viêm phế quản có thể xuất hiện như một triệu chứng của các bệnh lý khác như hen suyễn, viêm phổi, bênh về tim.

Triệu chứng của viêm phế quản ở trẻ

Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ

  • Ho khan hoặc có đờm: ho không ngừng và có thể nặng hơn vào ban đêm.
  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Chảy nước mũi.
  • Tức hoặc đau ngực.
  • Khó chịu toàn thân.
  • Ớn lạnh.
  • Sốt nhẹ.
  • Đau lưng và cơ bắp.
  • Thở khò khè.
  • Đau họng.

Những triệu chứng này thường kéo dài từ 7 đến 14 ngày. Tuy nhiên, ho có thể tiếp tục trong 3 đến 4 tuần.

Phương pháp điều trị viêm phế quản ở trẻ
Việc điều trị viêm phế quản ở trẻ còn tùy thuộc vào triệu chứng, độ tuổi và tình trạng sức khỏe của con bạn.
Trong hầu hết các trường hợp, không nên dùng kháng sinh để điều trị viêm phế quản kể cả những trẻ có tình trạng ho kéo dài hơn 8 đến 10 ngày vì hầu hết các bệnh nhiễm trùng là do vi rút. 
Mục tiêu của điều trị viêm đường hô hấp là giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh, do đó, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc tại nhà, các bậc phụ huynh có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà như sau:
- Sử dụng siro ho để hỗ trợ điều trị các triệu chứng ho khan, ho có đờm, đau rát họng như siro ho Immutussin, Thymoholibee, Kebtux,...hay dạng viên uống từ các loại thảo dược trị ho như Euca fast, Bronzoni,...

Xem thêm: Danh mục thực phẩm chức năng bổ phế, giảm ho

- Giữ ấm cho trẻ: nhiệt độ thay đổi, đặc biệt là kích thích lạnh có thể làm giảm sức đề kháng tại niêm mạc phế quản và làm nặng thêm tình trạng viêm phế quản, vì thế, cha mẹ nên thay quần áp cho trẻ kịp thời theo sự thay đổi của nhiệt độ, đặc biệt là khi ngủ. Nên giữ nhiệt độ cơ thể cho trẻ từ 36,5°C.
- Cho trẻ uống nhiều nước hơn: khi bị viêm phế quản, trẻ có thể sẽ có các mức độ sốt khác nhau gây mất nước, do đó, cần cho trẻ uống nhiều nước hơn. 
- Dinh dưỡng đầy đủ: khi bị viêm phế quản, trẻ tiêu hao rất nhiều chất dinh dưỡng, thêm vào đó, các độc tố của vi rút ảnh hưởng đến chức năng đường tiêu hóa làm cho khả năng tiêu hóa và hấp thu trở nên kém đi. Chính vì thế mà không được coi thường chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ. Cha mẹ có thể áp dụng biện pháp cho trẻ ăn thường xuyên với số lượng ít, ăn ở chế độ ăn lỏng hoặc lỏng nhẹ, đầy đủ dinh dưỡng, dễ hấp thu và tiêu hóa như cháo, rau tươi, trứng sữa, nước ép trái cây,...
- Lật ngửa vỗ lưng: khi trẻ ho hoặc khạc đờm chứng tỏ phế quản đang tăng dịch tiết để thúc đẩy dịch tiết thông suốt, việc vỗ lưng giúp loại bỏ đờm ra khỏi cổ họng. Ngoài ra, nếu là trẻ sơ sinh, ngoài vỗ lưng, cha mẹ có thể lật trở trẻ, giữ trẻ ở tư thế nửa nằm cứ 1-2 giờ một lần giúp tống đờm ra ngoài dễ dàng hơn.
- Tránh những nơi có gió mạnh hoặc tạm thời hạn chế sử dụng quạt, cha mẹ có thể bật điều hòa ở nhiệt độ trên 25°C.
Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có những chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị hiệu quả, kịp thời.

Các biến chứng có thể xảy ra của viêm phế quản ở trẻ
Viêm phế quản ở trẻ nếu không điều trị dứt điểm mà cứ tái phát sẽ chuyển thành viêm phế quản mãn tính, lâu dần sẽ xuất hiện tình trạng khó thở, đánh trống ngực, tím tái, phù nề lâu ngày không khỏi.

Làm thế nào để dạy trẻ khả năng tự phòng ngừa viêm phế quản?
Có thể ngăn ngừa viêm phế quản bằng cách ngăn chặn sự lây lan của vi rút gây nên bệnh này bằng cách:
- Dạy con bạn che mũi và miệng khi ho hoặc hắt hơi.

Tập cho trẻ thói quen vệ sinh tay thường xuyên

- Tập cho trẻ thói quen vệ sinh tay thường xuyên.
- Kiểm tra xem con bạn có được tiêm ngừa tất cả các loại văc xin không, kể cả vắc xin cúm hàng năm.

Tài liệu tham khảo: baidu, stanfordchildrens


Tin tức liên quan

OMEGA 3 VÀ NHỮNG TÁC DỤNG QUAN TRỌNG KHÔNG THỂ THAY THẾ CHO MẸ BẦU
OMEGA 3 VÀ NHỮNG TÁC DỤNG QUAN TRỌNG KHÔNG THỂ THAY THẾ CHO MẸ BẦU

1528 Lượt xem

Omega 3 là một axit béo có rất nhiều lợi ích với phụ nữ mang thai và sự phát triển não bộ, thị giác, hệ tim mạch của thai nhi. Đây là loại chất béo quan trọng nhất mẹ bầu cần bổ sung do cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất Omega-3 được. Nhưng mẹ có biết tác dụng của Omega 3 đem lại cho bà bầu và thai nhi là gì không?

CÁCH CHĂM SÓC TRẺ NGÀY NẮNG NÓNG
CÁCH CHĂM SÓC TRẺ NGÀY NẮNG NÓNG

922 Lượt xem

Trong mùa nắng nóng nhiệt độ môi trường tăng cao ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt khiến cơ thế trẻ mất nước. Kết hợp với sức đề kháng chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc các bệnh lý khác nhau. Cần phải làm những gì để giúp bảo vệ trẻ khỏi những ngày nắng nóng?

BỔ SUNG CANXI TRONG GIAI ĐOẠN MANG THAI
BỔ SUNG CANXI TRONG GIAI ĐOẠN MANG THAI

638 Lượt xem

Khi mang thai, các chất dinh dưỡng, oxy và nước cần thiết được vận chuyển qua nhau thai để thai nhi phát triển. Hơn hết, canxi là dưỡng chất thiết yếu để con người chúng ta duy trì các hoạt động sống và đặc biệt đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ.

CÁCH BỔ SUNG CANXI CHO TRẺ EM
CÁCH BỔ SUNG CANXI CHO TRẺ EM

1136 Lượt xem

Canxi là dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với trẻ. Tuy nhiên, nếu bổ sung canxi “bừa bãi” có thể dẫn đến thừa canxi, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

SỬ DỤNG VIÊN XÔNG CHỨA TINH DẦU KHI MANG THAI, NÊN HAY KHÔNG?
SỬ DỤNG VIÊN XÔNG CHỨA TINH DẦU KHI MANG THAI, NÊN HAY KHÔNG?

12275 Lượt xem

Có nhiều loại thuốc mà khi mang thai, bác sĩ sẽ căn dặn mẹ bầu không được dùng vì nguy cơ ảnh hưởng xấu lên thai nhi và mẹ. Đó có thể là những loại thuốc thông thường cho trường hợp bệnh vặt như siro ho, ibuprofen, thuốc thông mũi,… Thế nên khi mẹ bầu bị cảm lạnh, ho hay nghẹt mũi thì việc sử dụng các chất nguồn gốc từ thiên nhiên như tinh dầu sẽ là giải pháp phù hợp. Dù vậy, liệu có phải tinh dầu nào cũng có thể sử dụng khi mang thai không? Xông hơi bằng tinh dầu dưới dạng viên xông thì sao?

KHI MẸ BẦU TRÚNG THỰC, NÊN XỬ TRÍ LÀM SAO?
KHI MẸ BẦU TRÚNG THỰC, NÊN XỬ TRÍ LÀM SAO?

7629 Lượt xem

Ốm nghén là quá trình thường gặp khi mang thai, thế nhưng đôi khi những triệu chứng tương tự như thế lại đến từ một nguyên nhân khác – ngộ độc thực phẩm hay trúng thực. Vậy làm sao để bạn có thể phân biệt được 2 tình trạng này? Và khi phân biệt được rồi, mẹ bầu cần phải xử trí làm sao để bảo vệ bản thân mình cùng đứa con trong bụng?

LÀM SAO ĐỂ BỔ SUNG VITAMIN NHÓM B CHO TRẺ BIẾNG ĂN?
LÀM SAO ĐỂ BỔ SUNG VITAMIN NHÓM B CHO TRẺ BIẾNG ĂN?

1602 Lượt xem

Thiếu vitamin nhóm B hay vitamin B1 ở trẻ em và trẻ biếng ăn liên quan mật thiết đến chế độ ăn của mẹ trong thai kỳ hoặc thời gian cho con bú. Hậu quả để lại thường ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ, chậm phát triển tâm vận động, suy giảm miễn dịch. Ngoài ra còn có nguy cơ khiến trẻ bị thấp còi và hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Vậy cách bổ sung vitamin nhóm B cho trẻ biếng ăn như thế nào là phù hợp?

CÁC LOẠI VẮC XIN PHỤ NỮ MANG THAI CẦN TIÊM
CÁC LOẠI VẮC XIN PHỤ NỮ MANG THAI CẦN TIÊM

637 Lượt xem

Thời gian mang thai là thời gian quan trọng nhất trong cuộc đời của bé. Vì khi ấy, bé cần được chăm sóc đặc biệt và làm thế nào để giữ cho bé an toàn. Điều này chủ yếu phụ thuộc vào việc chăm sóc sức khỏe cho người mẹ. Ngoài chăm sóc sức khỏe thông qua việc lựa chọn các loại thực phẩm dinh dưỡng thì việc tiêm vắc xin để ngăn ngừa các bệnh khác nhau cũng cần được mẹ bầu ưu tiên.

KHÔ MẮT Ở TRẺ EM, DẤU HIỆU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
KHÔ MẮT Ở TRẺ EM, DẤU HIỆU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

960 Lượt xem

Khô mắt ở trẻ em rất dễ xảy ra nếu như các bậc phụ huynh không chăm sóc trẻ đúng cách. Thiếu Vitamin A là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh khô mắt ở trẻ em. Do đó vẫn có thể phòng ngừa khi các bậc phụ huynh chăm sóc đúng cách, bổ sung đầy đủ Vitamin A cho bé. 

SUY GIẢM TRÍ NHỚ Ở TRẺ EM: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
SUY GIẢM TRÍ NHỚ Ở TRẺ EM: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

838 Lượt xem

Bạn có biết rằng suy giảm trí nhớ không chỉ là vấn đề của người lớn mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ của trẻ em? Nếu bạn quan tâm đến sức khỏe não bộ của những đứa trẻ trong gia đình, hãy cùng khám phá bài viết dưới đây để tìm hiểu về tình trạng suy giảm trí nhớ ở trẻ em và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Chắc chắn rằng bạn sẽ tìm được những thông tin hữu ích cho sức khỏe của bé yêu của mình.

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng