NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI TRẺ BỊ BỆNH CHÀM

Khi trẻ bị bệnh chàm các bậc phụ huynh luôn tìm cách để điều trị cho con bởi không những ảnh hưởng đến làn da mà còn ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của trẻ. Và trẻ em là một trong những đối tượng nằm trong danh sách những ai có thể mắc phải bệnh chàm. Do đó, các bậc phụ huynh cần biết được khi trẻ bị bệnh chàm thì nguyên nhân là do đâu và cần xử lý như thế nào?

1. Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị bệnh chàm
Da có các tế bào đặc biệt phản ứng khi chúng tiếp xúc với bất cứ thứ gì gây kích ứng. Chúng làm cho da bị viêm để bảo vệ nó. Nếu trẻ bị bệnh chàm, những tế bào này sẽ phản ứng thái quá khi có điều gì đó kích hoạt chúng và chúng bắt đầu hoạt động quá mức. Đó là nguyên nhân khiến da gặp phải bệnh chàm đỏ, đau và ngứa.

Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị bệnh chàm

1.1. Nguyên nhân trẻ bị bệnh chàm 
Trẻ bị bệnh chàm thường sẽ có làn da nhạy cảm hơn, dễ dàng bị kích ứng hơn khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, đổ mồ hôi, áo quần thô và các chất tẩy rửa.
Ngoài ra, trẻ bị bệnh chàm cũng có thể có tình trạng phản ứng mạnh với thức ăn, động vật, mạt bụi, phấn hoa và cỏ. Một số trẻ bị viêm da dị ứng (bệnh chàm) có thể phản ứng với hóa chất có trong kem dưỡng ẩm, các sản phẩm chăm sóc da, quần áo hoặc thuốc bôi.

1.2. Một số triệu chứng khi trẻ bị bệnh chàm 
Bệnh chàm ở trẻ em thường xuất hiện dưới dạng các vùng da đỏ, khô và ngứa do tình trạng viêm nhiễm. Cảm giác ngứa có thể khá nghiêm trọng và liên tục.
Khi trẻ liên tục gãi, da có thể bị sưng, xuất hiện vết nước, bong tróc, hoặc ngay cả bị nhiễm trùng và hình thành vết loét. Nếu trẻ không kiềm chế việc gãi trong khoảng thời gian dài, da có thể trở nên thô ráp, sẹo và thậm chí thay đổi màu sắc của da.
Ở trẻ sơ sinh, bệnh chàm thường tập trung ở khu vực mặt, da đầu, cánh tay và chân. Ở những trẻ lớn hơn, bệnh chàm thường chỉ ảnh hưởng đến phía trong của khuỷu tay và phần sau đầu gối. Một số trường hợp nặng của bệnh chàm có thể lan rộng khắp toàn bộ cơ thể.

2. Cách xử lý khi trẻ bị bệnh chàm
Mặc dù không có phương pháp chữa trị tận gốc cho bệnh chàm, tình trạng này thường có thể được kiểm soát thông qua việc chăm sóc da đúng cách. 
Để đảm bảo hiệu quả của liệu pháp, việc theo dõi định kỳ với bác sĩ là rất quan trọng bởi bác sĩ sẽ đánh giá các loại thuốc đã kê đơn có đạt được kết quả mong muốn hay không. Trong quá trình điều trị, có thể cần điều chỉnh phương pháp tùy theo mùa trong năm, giai đoạn bùng phát của bệnh hoặc khi con trẻ trưởng thành.

2.1. Tắm
Đối với một số trẻ, việc giới hạn tần suất tắm từ một đến ba lần trong một tuần có thể mang lại hiệu quả tích cực. Tắm thường xuyên quá đà có thể dẫn đến "khô da" và làm tình trạng ngứa trở nên nghiêm trọng hơn.

Cách xử lý khi trẻ bị bệnh chàm

Sử dụng sữa rửa mặt, sữa tắm dịu nhẹ, không chứa xà phòng, cồn hay hương liệu và giới hạn thời gian tắm từ 5 đến 10 phút hoặc ít hơn.
Khi tắm, nên ưu tiên dùng nước ấm, hạn chế dùng nước nóng sẽ làm da của bé khô hơn, đặc biệt không dùng khăn quá thô hoặc cứng để cọ xát vào da của trẻ.

2.2. Kem dưỡng ẩm, thuốc bôi điều trị chàm
Sau khi tắm, bôi thuốc hỗ trợ điều trị bệnh chàm hoặc kem dưỡng ẩm theo hướng dẫn vì khi đó, da còn ẩm và dễ dàng hấp thụ dưỡng chất. 
Kem dưỡng ẩm cũng là một phần quan trọng trong việc quản lý bệnh chàm ở trẻ. Sử dụng kem dưỡng ẩm không mùi, không chứa hương liệu để giữ cho da luôn đủ ẩm và tránh tình trạng khô da.

Sử dụng thuốc bôi điều trị tràm phù hợp cho trẻ

2.3. Hạn chế hành động tác động đến vị trí đang bị chàm của trẻ
Tránh gãi ngứa cũng là một trong những cách xử lý cần thiết khi trẻ bị bệnh chàm mà các phụ huynh cần quan tâm và chú ý đến hành động của trẻ.
Bởi gãi ngứa không chỉ gây tổn thương da mà còn làm gia tăng tình trạng viêm nhiễm. Để giảm ngứa cho trẻ bị bệnh chàm, có thể sử dụng kem chống ngứa hoặc thuốc corticosteroid theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

2.4. Một số cách xử lý khác
Hạn chế hoặc tránh để trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như thức ăn, hóa chất, hoặc vật nuôi, đặc biệt nếu phụ huynh đã xác định trẻ bị dị ứng với vấn đề nào nên tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc, tránh tình trạng bệnh chàm diễn biến nhiều hơn.
Lựa chọn quần áo phù hợp với làn da của trẻ cũng như phù hợp với thời tiết để hạn chế được tốt hơn các nguyên nhân có thể dẫn đến trẻ bị bệnh chàm.

Cuối cùng, đưa trẻ đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ là rất quan trọng. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc và hướng dẫn cụ thể về việc chăm sóc da, giúp đảm bảo trẻ có một chất lượng cuộc sống tốt hơn và tình trạng da được kiểm soát.

Tài liệu tham khảo: Cincinnati Children's Hospital, Nemours KidsHealth



Tin tức liên quan

THAI NHI CÓ LẼ ĐÃ CẤT TIẾNG KHÓC ĐẦU TIÊN TỪ TRONG TỬ CUNG CỦA MẸ
THAI NHI CÓ LẼ ĐÃ CẤT TIẾNG KHÓC ĐẦU TIÊN TỪ TRONG TỬ CUNG CỦA MẸ

1084 Lượt xem

Có thể bạn chưa biết, nhưng thai nhi có lẽ đã cất tiếng khóc đầu tiên ngay khi còn ở trong bụng mẹ. Các nghiên cứu cho thấy bé đã học được cách biểu lộ sự khó chịu của mình thông qua việc khóc một cách thầm lặng trong tử cung sớm nhất vào tuần 28 của thai kỳ.

THỰC ĐƠN NẤU CÁC MÓN CHAY BỔ DƯỠNG CHO BÉ ĐẢM BẢO DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHOẺ
THỰC ĐƠN NẤU CÁC MÓN CHAY BỔ DƯỠNG CHO BÉ ĐẢM BẢO DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHOẺ

5104 Lượt xem

Ăn chay ngày nay đang được mọi người ưu chuộng và quan tâm tới. Một số bà mẹ ăn chay trường cũng áp dụng cho trẻ em ăn chay từ rất sớm nhưng liệu điều này có đúng đắn, có đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.

12 LỢI ÍCH SỨC KHỎE KHI BỔ SUNG DHA (Phần cuối)
12 LỢI ÍCH SỨC KHỎE KHI BỔ SUNG DHA (Phần cuối)

1088 Lượt xem

Tiếp tục bật mí các lợi ích còn lại của DHA - một axit béo omega-3 cần thiết cho sức khỏe!

BỔ SUNG CANXI CHO TRẺ CHẬM MỌC RĂNG
BỔ SUNG CANXI CHO TRẺ CHẬM MỌC RĂNG

553 Lượt xem

Bổ sung canxi cho trẻ em trong giai đoạn phát triển răng và xương rất quan trọng để đảm bảo chúng phát triển một cách toàn diện. Nếu trẻ em thiếu canxi, họ có thể phát triển các vấn đề răng miệng như chậm mọc răng, răng dễ bị sâu và các vấn đề khác.

TRẺ BỊ ĐAU MẮT ĐỎ, CẦN CHÚ Ý NHỮNG ĐIỀU GÌ?
TRẺ BỊ ĐAU MẮT ĐỎ, CẦN CHÚ Ý NHỮNG ĐIỀU GÌ?

436 Lượt xem

Đau mắt đỏ ở thể xuất hiện ở bất kỳ cá nhân nào, kể cả trẻ nhỏ. Khi trẻ bị đau mắt đỏ, các bậc phụ huynh cần chú ý những điều gì để bảo vệ thị lực của trẻ một cách tốt nhất?

MẸ BẦU NÊN LÀM GÌ KHI TRỜI TRỞ LẠNH?
MẸ BẦU NÊN LÀM GÌ KHI TRỜI TRỞ LẠNH?

958 Lượt xem

Bất kể mang thai vào mùa nào thì cũng đều mang lại cho mẹ bầu cả niềm vui và những nỗi lo trong hành trình mang thai của mình vì mỗi mùa đều có những thăng trầm trong thai kỳ. Khi thời tiết lạnh đang đến gần, các mẹ bầu thường tự hỏi liệu mang thai vào thời tiết lạnh sẽ như thế nào và cần phải lưu ý những gì khi mang thai vào thời tiết lạnh.

CÁC LOẠI THỰC PHẨM GIÚP ĐẸP DA, BỔ DƯỠNG CHO MẸ BẦU
CÁC LOẠI THỰC PHẨM GIÚP ĐẸP DA, BỔ DƯỠNG CHO MẸ BẦU

909 Lượt xem

Khi mang thai, những vấn đề về da bà bầu thường gặp là sạm da, nám da, da khô, mụn trứng cá... Việc sử dụng kem dưỡng da hoặc các sản phẩm làm đẹp trong quá trình mang thai là không được khuyến khích vì chúng có thể gây tác động xấu đến thai nhi. Vậy làm thế nào để cải thiện làn da cho bà bầu?

DHA CHO BÀ BẦU: NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT
DHA CHO BÀ BẦU: NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

1342 Lượt xem

Cung cấp đủ và đúng cách dưỡng chất thai kỳ là vấn đề mẹ bầu nào cũng quan tâm. Trong đó dưỡng chất DHA là thành phần không thể thiếu cho sự hình thành và phát triển của thai nhi, ngoài ra còn thêm lợi ích sức khỏe cho mẹ bầu. DHA có nhiều trong các loại cá béo, nhưng trong giai đoạn thai kỳ, đặc biệt khi ốm nghén thì không phải mẹ bầu nào cũng có thể dùng đủ. Vì vậy bác sĩ thường khuyến khích mẹ bầu sử dụng viên uống bổ sung DHA trước, trong và sau khi mang thai.

MỜ MẮT KHI MANG THAI – VẤN ĐỀ THỊ LỰC THƯỜNG GẶP
MỜ MẮT KHI MANG THAI – VẤN ĐỀ THỊ LỰC THƯỜNG GẶP

1508 Lượt xem

Nếu bạn mang thai, có lẽ bạn sẽ nghĩ đến ốm nghén, đau lưng, táo bón là những gì mẹ bầu thường gặp nhất. Thị lực bị suy giảm nghe như một điều gì đó thật xa lạ, dù thực tế đây là một vấn đề rất thường gặp trong thai kỳ, có thể kéo dài đến giai đoạn sau sinh và gây nhiều trở ngại cho người phụ nữ. Vậy bạn có nên lo lắng nếu không may gặp phải tình trạng này? Và bạn nên xử trí thế nào để khắc phục được nó?

BẠN ĐANG MANG THAI: OMEGA-3 CẦN THIẾT CHO NÃO BÉ?
BẠN ĐANG MANG THAI: OMEGA-3 CẦN THIẾT CHO NÃO BÉ?

1354 Lượt xem

Khi đang mang thai, bà mẹ cần được bổ sung 300 mg acid docosahexaenoic (DHA) mỗi ngày. Bởi vì acid docosahexaenoic (DHA) có vai trò giúp tăng cường phát triển trí não và thị lực của bé. Hơn nữa, nó còn có thể giúp giảm các nguy cơ mắc bệnh tim trong tương lai.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng