GIẢM THỊ LỰC SAU SINH, LÀM GÌ ĐỂ CẢI THIỆN?

Giảm thị lực sau sinh là vấn đề thường gặp với nhiều phụ nữ. Nhưng tình trạng này sẽ mau chóng được cải thiện vài tuần sau khi sinh. Tuy nhiên, chị em cũng nên áp dụng một vài phương pháp giúp mắt sáng hơn để việc sinh hoạt không bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân khiến phụ nữ bị giảm thị lực sau sinh

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy giảm thị lực sau sinh cho phụ nữ (Ảnh minh họa: Pexels)

Sự rối loạn nội tiết tố sau sinh là một trong những nguyên nhân chính khiến thị lực của phụ nữ bị ảnh hưởng, dẫn đến việc mắt mờ và yếu hơn. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác khiến phụ nữ bị giảm thị lực sau sinh như:

Sự giữ nước trong mắt: Sau khi sinh, sự giữ nước trong mắt bị cản trở dẫn đến giác mạc không thể duy trì hình dạng bình thường khiến đến thị lực bị mờ.

Tiền sản giật khi mang thai: Nếu bạn từng bị tiền sản giật trong thai kỳ thì đây được xem là một trong những nguyên nhân gây nhạy cảm với ánh sáng và giảm thị lực sau sinh. Lúc này, cách tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị tốt nhất.

Đái tháo đường: Sau khi mang thai, tỷ lệ đường trong máu có thể dao động. Điều này dẫn đến việc phá hủy những mạch máu nhỏ liên kết với võng mạc khiến phụ nữ sau sinh dễ bị mờ mắt. Thêm vào đó, nếu bạn bị đái tháo đường thì khả năng thị lực bị giảm là rất cao.

Tăng huyết áp: Sau khi sinh, phụ nữ thường căng thẳng và có khả năng gặp chứng tăng huyết áp. Tình trạng này có thể dẫn đến những thay đổi bất thường về thị giác sau sinh.

U tuyến yên: U tuyến yên là một trường hợp hiếm gặp nhưng tình trạng này vẫn có thể xảy ra ở một số phụ nữ. Bệnh gây ức chế hoạt động bình thường của hormone trong cơ thể dẫn đến các vấn đề về thị giác sau khi sinh.

Triệu chứng của giảm thị lực sau sinh

Trước khi sinh mắt rất tốt nhưng sau khi sinh mắt nhìn không được rõ và hay bị nhòe. Khi đưa mắt nhìn, phải nhìn kỹ và lâu mới có thể thấy rõ vật đang nhìn. Hay bị khô mắt, rát mắt. Mắt cảm thấy khó chịu khi đeo kính áp tròng. Tình trạng khúc xạ và điều tiết của mắt thay đổi, dao động trong thai kỳ và suốt thời gian cho con bú.

Bạn có thể bị khô mắt, rát mắt, nhìn không được rõ sau sinh (Ảnh minh họa: Freepik)

Các phương pháp điều trị vấn đề giảm thị lực sau sinh

Sau khi sinh, vấn đề thị lực kéo dài khoảng sáu tháng. Ngoài ra, cũng có một số biện pháp điều trị các vấn đề về thị lực sau khi mang thai như:

Khô mắt: có thể được giải quyết đơn giản bằng cách dùng dung dịch nước muối sinh lý, đặc biệt là người thường dùng kính áp tròng. Bạn cũng có thể liên hệ với bác sĩ nhãn khoa để được kê toa thuốc nhỏ mắt hoặc điều trị các vấn đề về mắt.

Mờ mắt: Nếu tình trạng mờ mắt kéo dài sau khi sinh, bạn nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ nhãn khoa. Có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn phẫu thuật laser Lasik nếu bạn hết cho con bú hoặc mang kính áp tròng.

Tiền sản giật: Các vấn đề về tiền sản giật có thể được điều trị hiệu quả bằng cách dùng các loại thuốc kê toa như corticosterois hoặc thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ.

Tiểu đường thai kỳ: Bằng cách luyện tập thể dục thường xuyên và có chế độ ăn uống cân bằng, bệnh đái tháo đường thai kỳ có thể được điều trị hiệu quả.

Nên làm sao để khắc phục tình trạng giảm thị lực sau sinh?

Thường thì sau khi sinh một vài tuần, thị lực của chị em sẽ khôi phục trở lại. Trong quá trình sinh nở, nếu sinh thường sẽ dễ bị tổn thương võng mạc do gắng sức, gây xuất huyết võng mạc, xuất huyết hoàng điểm gây giảm thị lực nhất thời. Khoảng vài tuần sau khi sinh, những tình trạng này mới giảm dần đi.

Tuy nhiên, một thời gian sau sinh, nếu bạn vẫn cảm thấy mắt mờ và yếu thì nên khám chuyên khoa mắt ngay để xem có nguy cơ mắc những bệnh lý về mắt khác như rối loạn điều tiết, bệnh lý võng mạc, tăng nhãn áp, khô mắt… hay không.

Bạn có thể bảo vệ thị lực sau sinh từ lúc mang thai, thông qua việc đầu tiên là hạn chế để mắt làm việc quá nhiều và bổ sung Omega-3 (Ảnh minh họa: Pexels)

Phòng mờ mắt sau sinh chủ yếu là từ lúc mang thai và hậu sản nên hiện tại bạn chỉ có thể khắc phục bằng một số biện pháp sau:

  • Hạn chế để mắt làm việc quá nhiều: Không nên để mắt hoạt động liên tục quá 45 phút. Hết thời gian này nên đứng dậy đi ra ngoài nơi ánh sáng chan hòa để mắt được nghỉ ngơi, hoặc đơn giản chỉ là nhắm mắt hoặc nhìn ra chỗ khác.
  • Đọc sách ở nơi đủ ánh sáng: Tuy nhiên chỉ nên đọc khoảng 10 phút rồi tạm nghỉ một lúc để mắt không bị điều tiết quá lâu.
  • Dùng thuốc nhỏ mắt để làm sạch và tránh làm khô mắt.
  • Bổ sung Omega 3 để trợ giúp cho hoạt động của mắt, bạn cũng có thể bổ sung Omega 3 trong suốt giai đoạn thai kỳ để tăng cường thị lực và não bộ cho cả bé.

Bật mí cho bạn: Chỉ với 1 viên/ngày, OMEGA NATAL PLUS cung cấp đầy đủ DHA - một loại Omega-3 có vai trò quan trọng cho sự phát triển não bộ và thị lực. Chưa kể đến cùng với các loại Omega-3 khác, vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai kỳ, OMEGA NATAL PLUS giúp hỗ trợ tối đa cho sự phát triển của bé, giúp mẹ bầu nhẹ gánh nỗi lo, vừa khỏe lại vừa thông minh lanh lợi!

Nguồn: suckhoedoisong



Tin tức liên quan

HẠN SỬ DỤNG CỦA SỮA MẸ
HẠN SỬ DỤNG CỦA SỮA MẸ

843 Lượt xem

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất đối với trẻ em. Trong sữa mẹ có gần như đầy đủ chất mà em bé cần trong những tháng đầu đời và đóng góp một phần quan trọng cho sự phát triển của trẻ ở những tháng sau.

12 LỢI ÍCH SỨC KHỎE KHI BỔ SUNG DHA (Phần đầu)
12 LỢI ÍCH SỨC KHỎE KHI BỔ SUNG DHA (Phần đầu)

923 Lượt xem

DHA là một axit béo omega-3 cần thiết cho sự phát triển não bộ trong thời kỳ mang thai và thời thơ ấu. Nó cũng liên quan đến việc cải thiện sức khỏe của tim, thị lực tốt hơn và giảm phản ứng viêm. DHA được sản xuất một cách tự nhiên với số lượng nhỏ bởi cơ thể, nhưng để đạt được số lượng đầy đủ, DHA cần được thực hiện thông qua các nguồn thực phẩm như cá, thịt đỏ, sữa, hoặc trứng giàu omega-3. Dưới đây là 6 trong 12 lợi ích sức khỏe không ngờ tới của DHA!

CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP Ở TRẺ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP Ở TRẺ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

440 Lượt xem

Trong tình hình thời tiết hanh khô như hiện nay, nhiều loài vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại về sức khỏe của mọi người ở mọi độ tuổi. Đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp ở trẻ em.

SỬ DỤNG VIÊN XÔNG CHO TRẺ EM, CẦN LƯU Ý VÀ THẬN TRỌNG NHỮNG GÌ?
SỬ DỤNG VIÊN XÔNG CHO TRẺ EM, CẦN LƯU Ý VÀ THẬN TRỌNG NHỮNG GÌ?

3521 Lượt xem

Khi trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi và không chịu uống thuốc, các bậc cha mẹ thường tìm đến phương pháp xông hơi để giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu cho con. Được sản xuất dưới dạng viên nhỏ gọn, dễ tìm mua và có các thành phần tinh dầu được điều chế sẵn, viên xông được dùng rất phổ biến như một phương pháp sát trùng mũi họng, giải cảm ngay tại nhà. Dù vậy có nên sử dụng viên xông thường xuyên cho trẻ? Khi sử dụng thì cần lưu ý và thận trọng những điều gì để đảm bảo an toàn và hiệu quả?

TOP 7 THỰC PHẨM MẸ CHO CON BÚ NÊN ĂN
TOP 7 THỰC PHẨM MẸ CHO CON BÚ NÊN ĂN

846 Lượt xem

Nuôi con bằng sữa mẹ có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và con. Dưới đây là những loại thực phẩm mẹ nên ăn mỗi ngày để tốt cho sữa nhưng không bị tăng cân.

PHỤ NỮ MANG THAI KHÔNG ĐƯỢC ĂN QUẢ VẢI ĐÚNG HAY SAI?
PHỤ NỮ MANG THAI KHÔNG ĐƯỢC ĂN QUẢ VẢI ĐÚNG HAY SAI?

1123 Lượt xem

Vải là loại trái cây nhiệt đới được nhiều người yêu thích trong mùa hè vì có vị ngọt dịu, mọng nước. Không chỉ ngon, vải còn là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin và khoáng chất.

LÀM SAO ĐỂ BỔ SUNG VITAMIN NHÓM B CHO TRẺ BIẾNG ĂN?
LÀM SAO ĐỂ BỔ SUNG VITAMIN NHÓM B CHO TRẺ BIẾNG ĂN?

1487 Lượt xem

Thiếu vitamin nhóm B hay vitamin B1 ở trẻ em và trẻ biếng ăn liên quan mật thiết đến chế độ ăn của mẹ trong thai kỳ hoặc thời gian cho con bú. Hậu quả để lại thường ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ, chậm phát triển tâm vận động, suy giảm miễn dịch. Ngoài ra còn có nguy cơ khiến trẻ bị thấp còi và hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Vậy cách bổ sung vitamin nhóm B cho trẻ biếng ăn như thế nào là phù hợp?

ĐỂ CON THÔNG MINH, MẸ BẦU NÊN BỔ SUNG DHA THẾ NÀO CHO ĐÚNG?
ĐỂ CON THÔNG MINH, MẸ BẦU NÊN BỔ SUNG DHA THẾ NÀO CHO ĐÚNG?

1179 Lượt xem

Khi được cung cấp đủ lượng DHA cần thiết, bé con sẽ sở hữu trí nhớ tốt hơn, đôi mắt tinh anh, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch tốt nhất. Vậy mẹ cần bổ sung DHA như thế nào để phát huy hết tác dụng?

BẦU BÌ MÙA DỊCH NHƯNG VẪN CÓ THỂ SINH CON KHỎE MẠNH, TẠI SAO KHÔNG?
BẦU BÌ MÙA DỊCH NHƯNG VẪN CÓ THỂ SINH CON KHỎE MẠNH, TẠI SAO KHÔNG?

950 Lượt xem

Hành trình mang thai và làm mẹ là một hành trình gian nan, đầy thử thách. Nhất là trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát và ngày càng diễn biến phức tạp, hành trình ấy lại càng khó khăn, vất vả hơn. Mẹ bầu cần phải chú ý những gì để có thể “vượt cạn” thành công? Câu trả lời có trong bài viết sau đây.

OMEGA 3 VÀ NHỮNG TÁC DỤNG QUAN TRỌNG KHÔNG THỂ THAY THẾ CHO MẸ BẦU
OMEGA 3 VÀ NHỮNG TÁC DỤNG QUAN TRỌNG KHÔNG THỂ THAY THẾ CHO MẸ BẦU

1410 Lượt xem

Omega 3 là một axit béo có rất nhiều lợi ích với phụ nữ mang thai và sự phát triển não bộ, thị giác, hệ tim mạch của thai nhi. Đây là loại chất béo quan trọng nhất mẹ bầu cần bổ sung do cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất Omega-3 được. Nhưng mẹ có biết tác dụng của Omega 3 đem lại cho bà bầu và thai nhi là gì không?

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng