SỰ PHÁT TRIỂN NÃO BỘ CỦA TRẺ EM

Bộ não của trẻ định hướng và lập trình cho mọi sự phát triển cho cơ thể. Nhờ những tiến bộ của khoa học thần kinh và thiết bị kỹ thuật, các nhà nghiên cứu ngày nay đã có thể nhìn thấy bên trong não người và biết nhiều hơn về cách não bộ của trẻ phát triển như thế nào.

1. Kích thước não bộ của trẻ phát triển như thế nào?

Hầu hết hệ thống thần kinh của não được thiết lập trong vài năm đầu đời. Khi mới sinh, não bộ của trẻ có kích thước chỉ bằng 1/4 của người trưởng thành. Nhưng đến năm 2 tuổi, có quan trung ương này đã đạt tới 3/4 kích thước của người lớn. Và đến 5 tuổi, kích thước não bộ của trẻ đã rất gần với kích thước và khối lượng của người lớn.

Tất nhiên, điều này không có nghĩa là trẻ mẫu giáo sẽ biết mọi thứ như một người lớn. Ngoài kích thước và khối lượng của não bộ, kinh nghiệm cũng đóng một vai trò chính. Cấu trúc của não trẻ liên quan đến học tập, trí nhớ, kiểm soát vận động và mọi chức năng đã được thiết lập ở độ tuổi lên 5. Đây chính là ý nghĩa của sự phát triển này.

Những cấu trúc và các đường dẫn thần kinh giao tiếp thông tin, được sử dụng và tái sử dụng trong suốt cuộc đời. Trong khi đó, khớp thần kinh kết nối là cơ sở của tất cả chuyển động, suy nghĩ, ký ức và cảm xúc của một người.

2. Thúc đẩy sự phát triển trí não

Không có hai bộ não giống hệt nhau, thậm chí não của các cặp song sinh cũng khác nhau. Từng loại khớp thần kinh được tạo ra giữa các tế bào trong não phụ thuộc vào cách não bộ của trẻ được sử dụng, sự đa dạng và phong phú của hoàn cảnh mà một người được tiếp xúc và di truyền.

Trong năm đầu tiên của cuộc đời, khi các thành phần cảm xúc quan trọng của não đang được hình thành, một môi trường an toàn và quen thuộc là quan trọng nhất, bao gồm nhiều hành động ôm ấp, vuốt ve và nhu cầu được phản ứng kịp thời.

Ngoài ra, chìa khóa cho sự phát triển của não trẻ trong 3 năm đầu là được nói chuyện, được chơi cùng và sống trong môi trường đa dạng đầy tính sáng tạo. Đồng thời, não bộ của trẻ cũng cần có cơ hội để nghỉ ngơi, để cân bằng và tự tổ chức lại.

Những điều rất đơn giản như vậy lại chính là tiền đề quan trọng cho sự phát triển não bộ của trẻ trong học tập sau này.

3. Tạo các khớp thần kinh kết nối mạnh mẽ

Điều đáng ngạc nhiên là não của một đứa trẻ 2 tuổi có hàng nghìn tỷ khớp thần kinh kết nối - gấp đôi số lượng của người lớn. Bộ não phát triển các liên kết này để đáp ứng với tất cả các loại thông tin vào, nhờ đó mà thích nghi và tồn tại. Theo thời gian một vài khớp thần kinh nhất định được sử dụng lặp đi lặp lại, trong khi một số khác sẽ bị rơi vào quên lãng.

Quá trình tự nhiên này được gọi là quá trình cắt bỏ bớt liên kết thần kinh. Đây là lý do vì sao trẻ em dễ học ngôn ngữ thứ 2 khi còn rất nhỏ. Nếu não trẻ không được tiếp xúc với ngôn ngữ đó thường xuyên, các khớp thần kinh nhất định sẽ khô đi, sau đó não không còn nghe hoặc nói một cách dễ dàng.

Quá trình này cho thấy việc tạo thói quen và sự lặp lại rất quan trọng đối với trẻ nhỏ. Thói quen cố định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc học và giúp não bộ của trẻ hiểu những thông tin nào là quan trọng.

Mặc dù hầu hết sự phát triển của não bộ diễn ra trong 3 năm đầu đời, song những năm học tiếp theo, não bộ vẫn tiếp tục được nuôi dưỡng. Trẻ em đặc biệt là từ 3-6 tuổi, sẽ dễ dàng học hỏi từ kiến thức văn hóa đến các quy tắc xã hội, tên phức tạp của các loài khủng long, cách chơi thể thao và trò chơi, cách sử dụng các thiết bị công nghệ,...Tuy nhiên, các bộ phận kiểm soát sung lực và phán đoán của não trẻ phát triển muộn hơn. Chúng không hoàn toàn được kích hoạt cho đến sau tuổi thanh thiếu niên.

Trẻ cần được bổ sung kẽm hàng ngày tùy theo độ tuổi để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn hoặc vượt chuẩn. Kẽm đóng vài trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein,...

Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,...vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Nguồn: Vinmec



Tin tức liên quan

BẠN ĐANG MANG THAI: OMEGA-3 CẦN THIẾT CHO NÃO BÉ?
BẠN ĐANG MANG THAI: OMEGA-3 CẦN THIẾT CHO NÃO BÉ?

1358 Lượt xem

Khi đang mang thai, bà mẹ cần được bổ sung 300 mg acid docosahexaenoic (DHA) mỗi ngày. Bởi vì acid docosahexaenoic (DHA) có vai trò giúp tăng cường phát triển trí não và thị lực của bé. Hơn nữa, nó còn có thể giúp giảm các nguy cơ mắc bệnh tim trong tương lai.

SUY GIẢM TRÍ NHỚ Ở TRẺ EM: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
SUY GIẢM TRÍ NHỚ Ở TRẺ EM: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

839 Lượt xem

Bạn có biết rằng suy giảm trí nhớ không chỉ là vấn đề của người lớn mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ của trẻ em? Nếu bạn quan tâm đến sức khỏe não bộ của những đứa trẻ trong gia đình, hãy cùng khám phá bài viết dưới đây để tìm hiểu về tình trạng suy giảm trí nhớ ở trẻ em và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Chắc chắn rằng bạn sẽ tìm được những thông tin hữu ích cho sức khỏe của bé yêu của mình.

CHO CON BÚ SỮA MẸ THẾ NÀO LÀ TỐT NHẤT?
CHO CON BÚ SỮA MẸ THẾ NÀO LÀ TỐT NHẤT?

1203 Lượt xem

Việc cho con bú sữa mẹ hay không là quyết định cá nhân của người mẹ. Nhưng bạn có biết không, lợi ích của việc cho con bú sữa mẹ dường như là vô tận đấy.

NHỮNG BÀI TẬP THỂ DỤC CHO PHỤ NỮ MANG THAI
NHỮNG BÀI TẬP THỂ DỤC CHO PHỤ NỮ MANG THAI

844 Lượt xem

Trong giai đoạn mang thai, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, mẹ bầu nên duy trì các hoạt động thể chất như tập thể dục để có một thai kỳ khỏe mạnh và một tinh thần thoải mái trong lúc mang thai.

CHĂM SÓC VÒNG MỘT KHI MANG THAI CHO MẸ BẦU
CHĂM SÓC VÒNG MỘT KHI MANG THAI CHO MẸ BẦU

747 Lượt xem

Khi mang thai, ngực của mẹ bầu bắt đầu thay đổi khi sữa ở bầu ngực xuất hiện. Lúc này, ngực của mẹ bầu to và nhạy cảm hơn, do đó áo ngực trước khi mang thai sẽ không còn phù hợp cho mẹ bầu. Áo ngực chật có thể gây áp lực cao lên ngực của mẹ bầu, khiến bầu ngực bị đau, làm giảm lượng máu cung cấp cho bầu ngực và hạn chế kích thích tuyến sữa phát triển bình thường, bên cạnh đó còn có thể gây viêm ở vùng ngực.

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Ở THAI KỲ NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Ở THAI KỲ NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?

13088 Lượt xem

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý nguy hiểm đối với bất kỳ bệnh nhân nào gặp phải. Chính vì thế, bệnh tiểu đường khi gặp phải ở người mang thai sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe của người mẹ và em bé.

HẠN SỬ DỤNG CỦA SỮA MẸ
HẠN SỬ DỤNG CỦA SỮA MẸ

964 Lượt xem

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất đối với trẻ em. Trong sữa mẹ có gần như đầy đủ chất mà em bé cần trong những tháng đầu đời và đóng góp một phần quan trọng cho sự phát triển của trẻ ở những tháng sau.

DẤU HIỆU CẢM CÚM Ở MẸ BẦU
DẤU HIỆU CẢM CÚM Ở MẸ BẦU

1154 Lượt xem

Trước khi có ý định sinh em bé, nhiều người đã chủ động tiêm phòng các loại vacxin, tuy nhiên, nếu không may có những dấu hiệu cảm cúm ở bà bầu sau đây thì cũng cần phải lưu ý bởi bất kỳ thay đổi sức khỏe của mẹ trong giai đoạn mang thai đều có ảnh hưởng nhất định đến thai nhi trong bụng.

9 NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU XƯƠNG SƯỜN KHI MANG THAI
9 NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU XƯƠNG SƯỜN KHI MANG THAI

949 Lượt xem

Phụ nữ thường có thể gặp một loạt các triệu chứng khó chịu khi mang thai. Đau xương sườn khi mang thai là hiện tượng phổ biến, đặc biệt là trong ba tháng cuối thai kỳ khi thai nhi lớn lên. Nhưng cơn đau cũng có thể bắt đầu khá sớm trong thai kỳ.

ACID FOLIC – VITAMIN NHÓM B CẦN THIẾT TRƯỚC KHI MANG THAI
ACID FOLIC – VITAMIN NHÓM B CẦN THIẾT TRƯỚC KHI MANG THAI

1093 Lượt xem

Acid Folic (Vitamin B9) là một vitamin nhóm B quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ có thai. CDC (Trung tâm kiểm soát bệnh tật) khuyến khích tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên cung cấp 400 microgram Acid Folic mỗi ngày.

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng