DẤU HIỆU CẢM CÚM Ở MẸ BẦU

Trước khi có ý định sinh em bé, nhiều người đã chủ động tiêm phòng các loại vacxin, tuy nhiên, nếu không may có những dấu hiệu cảm cúm ở bà bầu sau đây thì cũng cần phải lưu ý bởi bất kỳ thay đổi sức khỏe của mẹ trong giai đoạn mang thai đều có ảnh hưởng nhất định đến thai nhi trong bụng.

Bệnh cảm cúm ở bà bầu

Cúm là căn bệnh truyền nhiễm do nhóm virus cúm (influenza virus) gây ra cho người bệnh, có rất nhiều nhóm cúm như cúm A, B, C...trong đó cúm A và B là những loại phổ biến nhất. Cần phân biệt dấu hiệu cảm lạnh và dấu hiệu cảm cúm khi mang thai để có thể đưa ra phương pháp điều trị đúng nhất.

Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, khi em bé bắt đầu hình thành và phát triển các bộ phận của cơ thể, thai phụ lúc này có những thay đổi nhất định, đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh, đặc biệt, hệ thống miễn dịch suy giảm khiến họ dễ bị mắc ho, nhiễm trùng, cảm lạnh và cảm cúm.

Ngoài ra, nguyên nhân khách quan khiến bà bầu mắc cảm cúm có thể là do thời tiết thay đổi hay môi trường xung quanh. Cúm là một truyền nhiễm cấp tính, một số chủng virus cúm có khả năng khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh như: Sứt môi, sinh non, đục thuỷ tinh thể hoặc thai chết lưu.

Bệnh cảm cúm ở bà bầu thường là lành tính, tuy nhiên, nó cũng có thể biến chứng nặng và gây nguy hiểm, đặc biệt là ở thai phụ có bệnh lý mạn tính về hô hấp và tim mạch hay suy giảm miễn dịch.

Bệnh cảm cúm ở mẹ bầu thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm

Bệnh cảm cúm ở mẹ bầu thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm (Ảnh minh họa: Pexels)

Dấu hiệu nhận biết cảm cúm ở bà bầu

Thai phụ có thể mắc phải bệnh cúm quanh năm, đặc biệt vào mùa đông, một số dấu hiệu cảm cúm ở bà bầu bao gồm:

•    Đau đầu.
•    Nghẹt mũi và chảy nước mũi.
•    Viêm họng.
•    Ớn lạnh.
•    Mệt mỏi nghiêm trọng kéo dài đến hai tuần.
•    Ho khan.
•    Bị sốt.
•    Đau cơ nghiêm trọng hoặc cơ thể.

Các dấu hiệu cảm cúm khi mang thai thường đến rất nhanh, biểu hiện rõ ràng, có xu hướng nghiêm trọng hơn, kéo dài hơn từ 1 đến 2 tuần. Nếu thai phụ nghi ngờ mình có dấu hiệu của bệnh cúm thì hãy liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt.

Biến chứng của bệnh cúm khi mang thai

Phụ nữ mang thai sẽ có nguy cơ biến chứng cao hơn so với người bình thường khi mắc phải cảm cúm, một trong những biến chứng dễ gặp phải nhất chính là gây viêm phế quản, viêm phổi.

Ngoài ra, còn có các biến chứng khác không phổ biến như: Nhiễm trùng máu gây ra giảm huyết áp, viêm tai giữa, viêm não, viêm màng não, viêm nội tâm mạc...

Khi mang thai, nếu thai phụ bị cảm cúm thì điều này cũng sẽ gây nên những nguy cơ sinh sớm cho mẹ hoặc em bé sinh ra có cân nặng thấp hoặc nặng nề hơn là thai lưu hoặc tử vong.

Chính vì thế, ngay khi có những dấu hiệu cảm cúm khi mang thai đầu tiên thì hãy lập tức đến bệnh viện kiểm tra và có phương án xử lý kịp thời. Chỉ có bác sĩ mới có đủ chuyên môn và trình độ thăm khám, các phương tiện kiểm tra tình trạng sức khỏe của thai phụ cũng như mức độ ảnh hưởng tới thai nhi để có những hướng điều trị cụ thể.

Phòng ngừa cảm cúm ở bà bầu hiệu quả

Trên thực tế, việc điều trị cảm cúm ở bà bầu thường gặp khó khăn hơn so với các trường hợp bình thường vì sử dụng thuốc tây có thể gây ra tác dụng phụ lên thai nhi và gây ra tình trạng: Thai nhi dị dạng, sẩy thai, nhiễm độc thai nghén...đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu.

Việc điều trị gặp khó khăn, nhưng sức đề kháng của mẹ bầu trong thời gian này cũng rất kém nên để bệnh tự khỏi sẽ rất mất thời gian và còn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng. Chính vì thế, việc phòng ngừa bệnh là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Cách tốt nhất để phòng ngừa cảm cúm khi mang thai là tiêm phòng vacxin để bảo vệ cả mẹ và con, giúp an toàn trong suốt các giai đoạn của thai kỳ.

Cách tốt nhất để phòng ngừa cảm cúm khi mang thai là tiêm phòng vaccin

Cách tốt nhất để phòng ngừa cảm cúm khi mang thai là tiêm phòng vaccin (Ảnh minh họa: Pexels)

Virus gây bệnh cúm có khả năng lây lan qua không khí nên bà bầu cần hạn chế đến chỗ đông người, không tiếp xúc với người đang mắc bệnh cúm.

Ngoài ra, để tránh bị nhiễm virus gây cảm cúm khi mang thai, bà bầu nên rửa tay thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng. Đảm bảo ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để nâng cao sức đề kháng.

Bà bầu bị mắc bệnh cảm cúm không được chủ quan trước tình trạng bệnh. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc sử dụng khi thấy có dấu hiệu cảm cúm khi mang thai mà phải đi khám để được bác sĩ tư vấn và kê đơn thuốc, nhắc nhở các biện pháp chăm sóc thai kỳ thích hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống.

Trong trường hợp đã cố gắng phòng tránh nhưng vẫn có những dấu hiệu cảm cúm khi mang thai thì mẹ bầu có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để điều trị như là súc miệng bằng nước muối loãng, uống nhiều nước, uống chanh nóng hoặc nước mật ong pha thêm gừng.

Nguồn: Vinmec



Tin tức liên quan

CÁCH BỔ SUNG CANXI CHO TRẺ EM
CÁCH BỔ SUNG CANXI CHO TRẺ EM

1180 Lượt xem

Canxi là dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với trẻ. Tuy nhiên, nếu bổ sung canxi “bừa bãi” có thể dẫn đến thừa canxi, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

PHỤ NỮ MANG THAI KHÔNG ĐƯỢC ĂN QUẢ VẢI ĐÚNG HAY SAI?
PHỤ NỮ MANG THAI KHÔNG ĐƯỢC ĂN QUẢ VẢI ĐÚNG HAY SAI?

1291 Lượt xem

Vải là loại trái cây nhiệt đới được nhiều người yêu thích trong mùa hè vì có vị ngọt dịu, mọng nước. Không chỉ ngon, vải còn là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin và khoáng chất.

MẤT NƯỚC Ở TRẺ SƠ SINH, CẦN CẨN TRỌNG VÀ XỬ TRÍ THẾ NÀO?
MẤT NƯỚC Ở TRẺ SƠ SINH, CẦN CẨN TRỌNG VÀ XỬ TRÍ THẾ NÀO?

1205 Lượt xem

75% cơ thể của con người là nước. Mất nước ở trẻ sơ sinh là tình trạng bé không được cung cấp đủ nước cần thiết để duy trì hoạt động cơ thể. Mỗi ngày, lượng nước trong cơ thể bé mất dần do tiểu tiện, đổ mồ hôi, khóc và thậm chí là thở. Mỗi lần con được cho bú, trẻ sẽ được bù đắp lại lượng nước đã mất. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh không được cung cấp đầy đủ nước mà cơ thể cần có thể dẫn đến hiện tượng mất nước. Điều này có thể khiến bé khó chịu, cáu gắt.

SỰ CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI
SỰ CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI

814 Lượt xem

Chào đón sự ra đời của một thiên thần khỏe mạnh và quá trình mang thai an toàn là vấn đề mà hầu hết các ông bố bà mẹ đều rất quan tâm. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày nay, việc chuẩn bị cho hành trình mang thai là vấn đề tất yếu và vô cùng quan trọng. 

THỨC ĂN GIÀU SẮT – CÔNG THỨC TỐT CHO NÃO BỘ CỦA TRẺ
THỨC ĂN GIÀU SẮT – CÔNG THỨC TỐT CHO NÃO BỘ CỦA TRẺ

1218 Lượt xem

Thiếu máu do thiếu sắt ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ. Vì vậy bổ sung sắt bằng thức ăn giàu sắt rất quan trọng, có thể giúp trẻ phòng ngừa thiếu máu và phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết được cách mẹ cần bổ sung thức ăn giàu sắt cho bé thế nào.

CÁC LOẠI THỰC PHẨM GIÚP ĐẸP DA, BỔ DƯỠNG CHO MẸ BẦU
CÁC LOẠI THỰC PHẨM GIÚP ĐẸP DA, BỔ DƯỠNG CHO MẸ BẦU

961 Lượt xem

Khi mang thai, những vấn đề về da bà bầu thường gặp là sạm da, nám da, da khô, mụn trứng cá... Việc sử dụng kem dưỡng da hoặc các sản phẩm làm đẹp trong quá trình mang thai là không được khuyến khích vì chúng có thể gây tác động xấu đến thai nhi. Vậy làm thế nào để cải thiện làn da cho bà bầu?

GIẢM THỊ LỰC SAU SINH, LÀM GÌ ĐỂ CẢI THIỆN?
GIẢM THỊ LỰC SAU SINH, LÀM GÌ ĐỂ CẢI THIỆN?

1519 Lượt xem

Giảm thị lực sau sinh là vấn đề thường gặp với nhiều phụ nữ. Nhưng tình trạng này sẽ mau chóng được cải thiện vài tuần sau khi sinh. Tuy nhiên, chị em cũng nên áp dụng một vài phương pháp giúp mắt sáng hơn để việc sinh hoạt không bị ảnh hưởng.

VÌ SAO NÊN BỔ SUNG VITAMIN NHÓM B CHO BÉ
VÌ SAO NÊN BỔ SUNG VITAMIN NHÓM B CHO BÉ

1017 Lượt xem

Mặc dù trẻ không nhất thiết phải cần một lượng đáng kể của mỗi và mọi loại vitamin nhóm B, nhưng trẻ cần một phần lớn chất dinh dưỡng từ chúng. Vitamin nhóm B rất quan trọng đối với sự trao đổi chất, giúp thúc đầy sự phát triển lành mạnh của cả não và cơ thể, do đó cần bổ sung vitamin nhóm B cho trẻ mỗi ngày.

TÓC GÃY RỤNG SAU SINH, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
TÓC GÃY RỤNG SAU SINH, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

1146 Lượt xem

Tóc gãy rụng sau sinh là tình trạng gặp phải ở nhiều mẹ bỉm sữa. Khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ thay đổi để đáp ứng với nhu cầu hormone mới cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Sự biến đổi này, đặc biệt là sự tăng cao của estrogen, sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ phát triển của tóc.

QUAN HỆ TÌNH DỤC KHI MANG THAI CÓ AN TOÀN CHO EM BÉ?
QUAN HỆ TÌNH DỤC KHI MANG THAI CÓ AN TOÀN CHO EM BÉ?

1028 Lượt xem

Trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là ở lần mang thai đầu tiên sẽ có rất nhiều vấn đề mà các bà mẹ còn bỡ ngỡ, lo lắng rằng liệu điều mình làm có đúng hay là không để em bé trong bụng luôn khỏe mạnh cho đến lúc chào đời. Một trong những vấn đề mà các cặp vợ chồng thường lo lắng là liệu quan hệ tình dục trong giai đoạn mang thai có an toàn hay không.

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng