TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC LOÃNG XƯƠNG Ở TRẺ EM

Thông thường mọi người hay nghĩ loãng xương chỉ gặp ở người lớn tuổi. Nhưng trên thực tế loãng xương còn gặp ở cả trẻ em. Vậy nhận biết nguyên nhân loãng xương ở trẻ như thế nào?

1. Nguyên nhân loãng xương ở trẻ em

Loãng xương là bệnh lý của hệ xương, làm giảm sức khỏe mật độ xương và làm tăng nguy cơ gãy xương. Ở trẻ em là một chứng bệnh khá khó nhận biết nhưng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng thể chất, khả năng vận động và tương lai sức khỏe của trẻ.

Nguy cơ gây loãng xương đến từ các yếu tố ảnh hưởng đến khối xương của trẻ em. Trong đó các nghiên cứu cho thấy yếu tố di truyền chiếm tỷ lệ 70% số ca mắc phải loãng xương. Yếu tố tiếp theo là yếu tố dinh dưỡng, chế độ ăn cho trẻ không đảm bảo, vì thực phẩm chứa ít canxi và vitamin D, nồng độ chất đạm thấp, muối cao. Ngoài ra, trẻ có mắc một trong các bệnh lý di truyền gồm có bệnh xương thủy tinh, loãng xương vị thành niên vô căn,... sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương ở trẻ. Các bệnh mạn tính như xơ nang, rối loạn mô liên kết trong lupus, viêm khớp hoặc trẻ mắc các bệnh lý tuyến giáp (bướu giáp), tuyến cận giáp, tuyến vỏ thượng thận, chứng suy thận mãn, các bệnh về khớp,... cơ thể kém hấp thu canxi cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến loãng xương.

Ở trẻ mắc bệnh viêm xương, chạy thận nhân tạo, bị chấn thương phải nằm lâu, có chế độ dinh dưỡng bất hợp lý, đang sử dụng thuốc chống động kinh, thuốc chống đông máu, thuốc hóa trị ung thư,...hiện tượng loãng xương cũng có thể xảy ra sớm.

Nếu tình trạng loãng xương chuyển biến nặng mà không được điều trị đầy đủ có thể dẫn đến gãy xương tái phát, làm trẻ có nguy cơ bị gù, vẹo, lùn.

 

 

Loãng xương là bệnh lý của hệ xương, làm giảm sức khỏe - mặt độ xương.

Loãng xương là bệnh lý của hệ xương, làm giảm sức khỏe - mặt độ xương.

2. Dấu hiệu nhận biết loãng xương ở trẻ em

Khác với người lớn, đối với trẻ nhỏ khi mắc bệnh loãng xương rất khó nhận biết triệu chứng.

Khác với người lớn, đối với trẻ nhỏ khi mắc bệnh loãng xương rất khó nhận biết triệu chứng.

Trẻ không được đưa đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời do cha mẹ chủ quan. Nhiều trẻ bị loãng xương chỉ được phát hiện một cách ngẫu nhiên khi trẻ bị một bệnh lý khác.

Do vậy, nếu trẻ bị đau nhức ở xương cho dù bất cứ nguyên nhân nào hoặc xuất hiện dấu hiệu của tất cả các bệnh lý liên quan đến loãng xương, các bậc cha mẹ nên chủ động đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời.

Nhiều trẻ xuất hiện cơ đau cột sống do xẹp các đốt sống, có thể đau liên quan tới gắng sức hoặc chấn thương nhỏ, đau giảm rõ khi nằm và giảm dần rồi biến mất trong vài tuần. Đau xuất hiện khi có một đốt sống mới bị xẹp hoặc đốt sống ban đầu bị xẹp năng thêm. Tuy nhiên, một tỷ lệ rất lớn các lún xẹp đốt sống không có triệu chứng đau cột sống. Trước khi xuất hiện lún xẹp đốt sống, không bao giờ có đau cột sống do loãng xương.

3. Điều trị loãng xương ở trẻ em

Tuy từng trường hợp mà các bác sĩ chỉ định cụ thể, nguyên tắc điều trị là đảm bảo chế độ tập luyện và dinh dưỡng phù hợp, cung cấp calcium và vitamin D, ngăn ngừa tình trạng hủy xương bằng thuốc. Tùy vào nguyên nhân gây loãng xương, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc cho phù hợp, trong đó chỉ định bổ sung canxi, vitamin D2, bisphosphonate và các thuốc khác nếu trẻ mắc các bệnh lý kèm theo.

Tóm lại, không chỉ người lớn mới loãng xương mà ở trẻ em cũng có thể xảy ra. Hậu quả của loãng xương rất nặng nề, nguy hiểm nhất là rạn xương, nứt xương hoặc gãy xương. Ở những trẻ bị loãng xương nặng, chỉ cần một va chạm nhẹ cũng có nguy cơ gãy xương. Một số biến chứng nguy hiểm khác của loãng xương là gãy lún cột sống, cong xương, cong ống chân, cong vẹo cột sống, giảm chiều cao ở trẻ,...vì vậy việc phòng bệnh vô cùng quan trọng. Ngoài những yếu tố bẩm sinh hoặc do các bệnh lý kèm theo, việc phòng loãng xương cho trẻ phải được quan tâm từ lúc trong bào thai. Khi mang thai, các mẹ bầu cần lưu ý khám thai đầy đủ, dùng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ, có một chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung đầy đủ dưỡng chất, canxi và vitamin cho cả mẹ và thai nhi.

 Trẻ nhỏ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý

Đối với trẻ nhỏ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tắm nắng và tăng cường các thực phẩm giàu vitamin, canxi nhằm cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu. Tăng cường cho trẻ hoạt động thể lực để tránh thừa cân béo phì làm giảm khối lượng xương gây loãng xương.

Nguồn: suckhoedoisong



Tin tức liên quan

NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM LÀNH MẠNH CHỨA NHIỀU SẮT
NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM LÀNH MẠNH CHỨA NHIỀU SẮT

828 Lượt xem

Sắt là khoáng chất thiết yếu đóng vai trò trung tâm trong nhiều quá trình sinh hóa của cơ thể bao gồm vận chuyển oxy, hỗ trợ miễn dịch và kích thích enzym hoạt động.

OMEGA 3 VÀ NHỮNG TÁC DỤNG QUAN TRỌNG KHÔNG THỂ THAY THẾ CHO MẸ BẦU
OMEGA 3 VÀ NHỮNG TÁC DỤNG QUAN TRỌNG KHÔNG THỂ THAY THẾ CHO MẸ BẦU

1410 Lượt xem

Omega 3 là một axit béo có rất nhiều lợi ích với phụ nữ mang thai và sự phát triển não bộ, thị giác, hệ tim mạch của thai nhi. Đây là loại chất béo quan trọng nhất mẹ bầu cần bổ sung do cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất Omega-3 được. Nhưng mẹ có biết tác dụng của Omega 3 đem lại cho bà bầu và thai nhi là gì không?

SỰ PHÁT TRIỂN XƯƠNG Ở TRẺ EM
SỰ PHÁT TRIỂN XƯƠNG Ở TRẺ EM

3027 Lượt xem

Cơ thể của chúng ta được phát triển trên một bộ khung gồm 206 chiếc xương hợp thành. Ngay từ lúc lọt lòng, hình thù của từng cái xương đã được hình thành. Xương của trẻ phát triển và dần hoàn thiện từ những phần sụn. Quá trình phát triển xương đã cứng khi trẻ bước vào lứa tuổi thanh thiếu niên.

QUAN HỆ TÌNH DỤC KHI MANG THAI CÓ AN TOÀN CHO EM BÉ?
QUAN HỆ TÌNH DỤC KHI MANG THAI CÓ AN TOÀN CHO EM BÉ?

775 Lượt xem

Trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là ở lần mang thai đầu tiên sẽ có rất nhiều vấn đề mà các bà mẹ còn bỡ ngỡ, lo lắng rằng liệu điều mình làm có đúng hay là không để em bé trong bụng luôn khỏe mạnh cho đến lúc chào đời. Một trong những vấn đề mà các cặp vợ chồng thường lo lắng là liệu quan hệ tình dục trong giai đoạn mang thai có an toàn hay không.

MỜ MẮT KHI MANG THAI – VẤN ĐỀ THỊ LỰC THƯỜNG GẶP
MỜ MẮT KHI MANG THAI – VẤN ĐỀ THỊ LỰC THƯỜNG GẶP

1359 Lượt xem

Nếu bạn mang thai, có lẽ bạn sẽ nghĩ đến ốm nghén, đau lưng, táo bón là những gì mẹ bầu thường gặp nhất. Thị lực bị suy giảm nghe như một điều gì đó thật xa lạ, dù thực tế đây là một vấn đề rất thường gặp trong thai kỳ, có thể kéo dài đến giai đoạn sau sinh và gây nhiều trở ngại cho người phụ nữ. Vậy bạn có nên lo lắng nếu không may gặp phải tình trạng này? Và bạn nên xử trí thế nào để khắc phục được nó?

HẠN SỬ DỤNG CỦA SỮA MẸ
HẠN SỬ DỤNG CỦA SỮA MẸ

843 Lượt xem

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất đối với trẻ em. Trong sữa mẹ có gần như đầy đủ chất mà em bé cần trong những tháng đầu đời và đóng góp một phần quan trọng cho sự phát triển của trẻ ở những tháng sau.

NGUYÊN TẮC DINH DƯỠNG CHO TRẺ CHA MẸ CẦN BIẾT
NGUYÊN TẮC DINH DƯỠNG CHO TRẺ CHA MẸ CẦN BIẾT

1341 Lượt xem

Cha mẹ nào cũng biết rằng, việc tăng cường dinh dưỡng cho trẻ ốm là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, bổ sung như thế nào mới là điều quan trọng. Dưới đây là những nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ mà cha mẹ cần biết.

THAI NHI CÓ LẼ ĐÃ CẤT TIẾNG KHÓC ĐẦU TIÊN TỪ TRONG TỬ CUNG CỦA MẸ
THAI NHI CÓ LẼ ĐÃ CẤT TIẾNG KHÓC ĐẦU TIÊN TỪ TRONG TỬ CUNG CỦA MẸ

936 Lượt xem

Có thể bạn chưa biết, nhưng thai nhi có lẽ đã cất tiếng khóc đầu tiên ngay khi còn ở trong bụng mẹ. Các nghiên cứu cho thấy bé đã học được cách biểu lộ sự khó chịu của mình thông qua việc khóc một cách thầm lặng trong tử cung sớm nhất vào tuần 28 của thai kỳ.

SỬ DỤNG VIÊN XÔNG CHỨA TINH DẦU KHI MANG THAI, NÊN HAY KHÔNG?
SỬ DỤNG VIÊN XÔNG CHỨA TINH DẦU KHI MANG THAI, NÊN HAY KHÔNG?

11376 Lượt xem

Có nhiều loại thuốc mà khi mang thai, bác sĩ sẽ căn dặn mẹ bầu không được dùng vì nguy cơ ảnh hưởng xấu lên thai nhi và mẹ. Đó có thể là những loại thuốc thông thường cho trường hợp bệnh vặt như siro ho, ibuprofen, thuốc thông mũi,… Thế nên khi mẹ bầu bị cảm lạnh, ho hay nghẹt mũi thì việc sử dụng các chất nguồn gốc từ thiên nhiên như tinh dầu sẽ là giải pháp phù hợp. Dù vậy, liệu có phải tinh dầu nào cũng có thể sử dụng khi mang thai không? Xông hơi bằng tinh dầu dưới dạng viên xông thì sao?

RỐI LOẠN KINH NGUYỆT KHI ĐANG CHO CON BÚ
RỐI LOẠN KINH NGUYỆT KHI ĐANG CHO CON BÚ

1102 Lượt xem

Phụ nữ sau sinh kinh nguyệt sẽ bị thay đổi, hiện tượng rối loạn kinh nguyệt khi đang cho con bú là điều hết sức bình thường. Ở những người phụ nữ cho con bú kinh nguyệt sẽ trở lại muộn hơn so với những người không cho con bú.

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng