QUAN HỆ TÌNH DỤC KHI MANG THAI CÓ AN TOÀN CHO EM BÉ?

Trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là ở lần mang thai đầu tiên sẽ có rất nhiều vấn đề mà các bà mẹ còn bỡ ngỡ, lo lắng rằng liệu điều mình làm có đúng hay là không để em bé trong bụng luôn khỏe mạnh cho đến lúc chào đời. Một trong những vấn đề mà các cặp vợ chồng thường lo lắng là liệu quan hệ tình dục trong giai đoạn mang thai có an toàn hay không.

Quá trình biến đổi về ham muốn tình dục của mẹ bầu trong các giai đoạn thai kỳ

Trải nghiệm khi mang thai ở mỗi người phụ nữ là khác nhau, kể cả cách họ cảm nhận về tình dục.

Ở một số mẹ bầu, ham muốn mất dần khi mang thai, một số thì cảm thấy gắn kết sâu sắc hơn với tình dục và hưng phấn hơn khi họ mang thai.

Khi mang thai, ham muốn tình dục đến rồi đi khi cơ thể mẹ bầu thay đổi là điều hết sức bình thường. Các mẹ bầu có thể sẽ cảm thấy tự ti khi bụng to lên hoặc sẽ cảm thấy quyến rũ hơn với bộ ngực lớn hơn và đầy đặn hơn của mình.

Quá trình biến đổi về ham muốn tình dục của phụ nữ mang thai trong các giai đoạn thai kỳ:

- Tam cá nguyệt đầu tiên: xu hướng tình dục giảm dần do buồn nôn, mệt mỏi hoặc lo lắng về việc làm hại thai nhi của mẹ bầu.

- Tam cá nguyệt thứ hai: ham muốn tình dục của mẹ bầu có thể tăng cao. Trên thực tế, do lưu lượng máu ở phụ nữ mang thai tăng lên khắp cơ thể nên sẽ tăng cường cực khoái ở mẹ bầu.

- Tam cá nguyệt thứ ba: ham muốn tình dục giảm rõ rệt do tử cung phát triển nhiều, bụng to hơn gây khó chịu và bất tiện khi quan hệ tình dục.

Ham muốn tình dục của mỗi mẹ bầu sẽ khác nhau tùy theo trải nghiệm mang thai của riêng họ

Ham muốn tình dục của mỗi mẹ bầu sẽ khác nhau tùy theo trải nghiệm mang thai của riêng họ (Ảnh minh họa: Pexels)

Quan hệ tình dục khi mang thai có an toàn cho em bé hay không?

Quan hệ tình dục khi mang thai được coi là hoạt động tự nhiên và không gây hại cho cả mẹ và bé. Nếu mẹ bầu đang có một thai kỳ bình thường thì sự xâm nhập và chuyển động khi giao hợp sẽ không gây hại cho em bé vì em bé lúc này được bảo vệ bằng cách trôi nổi trong nước ối. Các cơ tử cung dày hơn và cứng hơn, đồng thời lối vào tử cung cũng bị chất nhầy chặn lại nên ngăn ngừa được hầu hết các bệnh nhiễm trùng.

Mẹ bầu có thể quan hệ tình dục bình thường từ khi bắt đầu mang thai, mang thai trong tam cá nguyệt thứ nhất, tam cá nguyệt thứ hai, tam cá nguyệt thứ ba cho đến lúc sinh trừ trường hợp mẹ bầu có những vấn đề sức khỏe khi mang thai. Tuy nhiên, cần tránh những tư thế mà trọng lượng của người đàn ông đè lên mẹ bầu khi quan hệ tình dục vì sẽ khiến mẹ bầu khó chịu đáng kể.

Những trường hợp nên tránh quan hệ tình dục khi mang thai

Không nên quan hệ tình dục khi mang thai nếu mẹ bầu có bất kỳ loại mang thai có nguy cơ cao sau đây:

- Nguy cơ sảy thai hoặc có tiền sử sảy thai trong quá khứ.

- Nguy cơ sinh non (do tinh dịch có chứa prostaglandin - một chất làm co bóp tử cung có thể gây ra sinh non).

- Đang bị chảy máu âm đạo, tiết dịch hoặc chuột rút mà không rõ nguyên nhân.

- Túi ối bị rò rỉ chất lỏng hay màng ối bị vỡ.

- Cổ tử cung mở quá sớm trong thai kỳ.

- Nhau thai nằm quá thấp trong tử cung.

- Sinh đôi hoặc sinh ba ở cuối thai kỳ.

- Nhiễm Herpes hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Quan hệ tình dục khi mang thai có kích thích em bé thông minh không?

Các hormon đại diện được tiết ra khi quan hệ tình dục là endorphin và oxytocin. Hai loại hormon này có thể làm cho mẹ bầu và thai nhi hạnh phúc về mặt cảm xúc. Tuy nhiên, oxytocin là một loại hormon cũng đồng thời gây ra các cơn co thắt tử cung. Do đó, có thể gây ra nguy cơ sảy thai và sinh non do tử cung co bóp quá mức.

Cho đến nay chưa có tài liệu nói rằng trẻ sinh ra được quan hệ tình dục thường xuyên trong giai đoạn mang thai sẽ thông minh hơn.

Mẹ bầu cần lưu ý rằng đến nay chưa có tài liệu nào chứng minh trẻ sinh ra được quan hệ tình dục thường xuyên trong giai đoạn mang thai sẽ thông minh hơn

Mẹ bầu cần lưu ý rằng đến nay chưa có tài liệu nào chứng minh trẻ sinh ra được quan hệ tình dục thường xuyên trong giai đoạn mang thai sẽ thông minh hơn (Ảnh minh họa: Pexels)

Những cách tốt nhất để quan hệ tình dục khi mang thai

Tránh kích thích vú quá mức vì sẽ thúc đẩy quá trình tiết oxytocin từ tuyến yên và gây co bóp tử cung, có thể gây sảy thai và sinh non.

Không sử dụng “dụng cụ tình dục” khi quan hệ tình dục đối với phụ nữ mang thai.

Chọn những tư thế tránh đè lên bụng người mẹ.

Đối với quan hệ tình dục xâm nhập, từ tháng thứ tư của thai kỳ, mẹ bầu nên kê một chiếc gối dưới hông bên phải khi nằm ngửa. Sự điều chỉnh này giúp tránh hiện tượng chóng mặt do trọng lượng của tử cung đè lên tĩnh mạch chủ dưới.

Lưu ý rằng, các cặp vợ chồng quan hệ tình dục qua đường hậu môn không được khuyến khích xen kẽ với thâm nhập qua đường âm đạo vì có nguy cơ đưa vi khuẩn vào âm đạo gây nhiễm trùng.

Thời điểm nào là thích hợp quan hệ tình dục sau khi sinh con?

Quan hệ tình dục sau khi sinh thường bắt đầu sau thời kỳ hậu sản (sau sáu tuần đầu tiên sau khi sinh), lúc này các cơ quan sinh sản như tử cung trở lại bình thường.

Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào sự khó chịu mà người phụ nữ cảm thấy. Do vây, có thể quan hệ tình dục ngay sau 2 tuần sau sinh, nếu có thể, nên đợi đến khi vết rạch tầng sinh môn lành hẳn và người mẹ không còn cảm thấy khó chịu nữa.

Người mẹ có thể sử dụng các bài tập Kegel để tập thắt cơ hậu môn và đáy chậu. Điều này rất hữu ích cho phụ nữ sau sinh.

Đảm bảo quan hệ tình dục sau khi đã lập kế hoạch tránh thai chắc chắn.

Quan hệ tình dục là nhu cầu sinh lý tự nhiên, tuy nhiên trong giai đoạn mang thai, các cặp vợ chồng cần lưu ý trong sinh hoạt vợ chồng để bảo đảm an toàn cho mẹ và bé, chào đón sự ra đời khỏe mạnh của thiên thần nhỏ.

Tài liệu tham khảo: nulpureun, webmd



Tin tức liên quan

DINH DƯỠNG THAI KỲ THẾ NÀO ĐỂ MẸ BẦU TĂNG ĐỦ CÂN?
DINH DƯỠNG THAI KỲ THẾ NÀO ĐỂ MẸ BẦU TĂNG ĐỦ CÂN?

1038 Lượt xem

Sức khoẻ và trọng lượng lúc đẻ của trẻ liên quan nhiều đến việc người mẹ dinh dưỡng thế nào để tăng cân trong thai kỳ. Không phải mẹ tăng nhiều cân thì trẻ cũng tăng nhiều cân tương tự, và ngược lại, không phải mẹ ít cân thì trẻ sẽ không tăng một chút cân nào.

VẤN ĐỀ THỊ LỰC: TRẺ EM CÓ THỂ NHÌN THẤY BAO XA?
VẤN ĐỀ THỊ LỰC: TRẺ EM CÓ THỂ NHÌN THẤY BAO XA?

4155 Lượt xem

Đôi mắt khỏe mạnh và thị lực tốt đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Tầm nhìn của trẻ trở nên tốt hơn theo thời gian. Sự cải thiện tầm nhìn này là cần thiết để trẻ có thể khám phá thế giới đầy đủ hơn và bắt đầu đến trường.

20 CÔNG DỤNG CỦA OMEGA 3 BẠN NÊN BIẾT
20 CÔNG DỤNG CỦA OMEGA 3 BẠN NÊN BIẾT

2631 Lượt xem

Khi nhắc tới Omega 3, chúng ta thường biết đến nó như một loại thực phẩm chức năng có tác dụng bổ mắt, tốt cho sức khỏe tim mạch và tốt cho trí não. Nhưng nó còn có nhiều công dụng quý gia hơn thế nữa. Dưới đây là 20 công dụng của Omega 3 đem lại cho sức khỏe của bạn.

12 LỢI ÍCH SỨC KHỎE KHI BỔ SUNG DHA (Phần đầu)
12 LỢI ÍCH SỨC KHỎE KHI BỔ SUNG DHA (Phần đầu)

1141 Lượt xem

DHA là một axit béo omega-3 cần thiết cho sự phát triển não bộ trong thời kỳ mang thai và thời thơ ấu. Nó cũng liên quan đến việc cải thiện sức khỏe của tim, thị lực tốt hơn và giảm phản ứng viêm. DHA được sản xuất một cách tự nhiên với số lượng nhỏ bởi cơ thể, nhưng để đạt được số lượng đầy đủ, DHA cần được thực hiện thông qua các nguồn thực phẩm như cá, thịt đỏ, sữa, hoặc trứng giàu omega-3. Dưới đây là 6 trong 12 lợi ích sức khỏe không ngờ tới của DHA!

3 CÁCH CHĂM SÓC TRẺ EM TRONG MÙA DỊCH CORONA (COVID-19)
3 CÁCH CHĂM SÓC TRẺ EM TRONG MÙA DỊCH CORONA (COVID-19)

1374 Lượt xem

Chăm sóc trẻ em đúng cách để chống lại sự lây lan nhanh chóng của dịch Corona (COVID-19) là mối quan tâm của nhiều ba mẹ. Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ giải đáp phần nào câu hỏi làm sao để chăm sóc trẻ em đúng cách, giúp bé vượt qua được mùa dịch.

LỢI ÍCH CỦA DHA DÀNH CHO MẸ BẦU
LỢI ÍCH CỦA DHA DÀNH CHO MẸ BẦU

1232 Lượt xem

DHA là viết tắt của từ Docosahexaenoic Acid, là một loại acid béo không no cần thiết thuộc nhóm axit béo Omega 3, ngoài ra thuộc nhóm này còn có các tiền tố DHA, đó là axit béo alpha-linolenic. DHA thuộc loại axit béo không no cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được nên phải đưa vào từ nguồn thực phẩm.

MẸ BẦU BỔ SUNG SẮT, CẦN LƯU Ý GÌ?
MẸ BẦU BỔ SUNG SẮT, CẦN LƯU Ý GÌ?

1502 Lượt xem

Ai cũng biết thời kỳ mang thai là thời kỳ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, trong đó có bao gồm cả sắt. Dù vậy, không phải mẹ bầu nào cũng biết cách bổ sung sắt sao cho hiệu quả nhất, và những lưu ý kèm theo cùng nhu cầu sắt cần thiết mỗi ngày là bao nhiêu.

GIẢM THỊ LỰC SAU SINH, LÀM GÌ ĐỂ CẢI THIỆN?
GIẢM THỊ LỰC SAU SINH, LÀM GÌ ĐỂ CẢI THIỆN?

1520 Lượt xem

Giảm thị lực sau sinh là vấn đề thường gặp với nhiều phụ nữ. Nhưng tình trạng này sẽ mau chóng được cải thiện vài tuần sau khi sinh. Tuy nhiên, chị em cũng nên áp dụng một vài phương pháp giúp mắt sáng hơn để việc sinh hoạt không bị ảnh hưởng.

BỔ SUNG CANXI CHO TRẺ CHẬM MỌC RĂNG
BỔ SUNG CANXI CHO TRẺ CHẬM MỌC RĂNG

602 Lượt xem

Bổ sung canxi cho trẻ em trong giai đoạn phát triển răng và xương rất quan trọng để đảm bảo chúng phát triển một cách toàn diện. Nếu trẻ em thiếu canxi, họ có thể phát triển các vấn đề răng miệng như chậm mọc răng, răng dễ bị sâu và các vấn đề khác.

CÁCH CHĂM SÓC TRẺ NGÀY NẮNG NÓNG
CÁCH CHĂM SÓC TRẺ NGÀY NẮNG NÓNG

967 Lượt xem

Trong mùa nắng nóng nhiệt độ môi trường tăng cao ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt khiến cơ thế trẻ mất nước. Kết hợp với sức đề kháng chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc các bệnh lý khác nhau. Cần phải làm những gì để giúp bảo vệ trẻ khỏi những ngày nắng nóng?

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng