KHÔ MẮT Ở TRẺ EM, DẤU HIỆU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

Khô mắt ở trẻ em rất dễ xảy ra nếu như các bậc phụ huynh không chăm sóc trẻ đúng cách. Thiếu Vitamin A là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh khô mắt ở trẻ em. Do đó vẫn có thể phòng ngừa khi các bậc phụ huynh chăm sóc đúng cách, bổ sung đầy đủ Vitamin A cho bé. 

Bệnh khô mắt ?

Nước mắt được xem là rất cần thiết trong vấn đề bảo vệ bề mặt nhãn cầu và duy trì thị lực. Nước mắt sẽ giúp bôi trơn bề mặt nhãn cầu, giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn mắt, rửa trôi các dị vật trong mắt. Nhờ đó giữ cho bề mặt giác mạc, kết mạc phẳng, sạch sẽ.
Bệnh khô mắt xảy ra là hậu quả do mất cân bằng giữa tiết nước mắt và thoát đi của nước mắt bao gồm: 
- Số lượng nước mắt tiết không đủ: Tiết nước mắt sẽ giảm theo tuổi, các bệnh tại mắt hoặc toàn thân, do tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra còn do điều kiện khí hậu như gió, thời tiết hanh khô cũng làm giảm lượng nước mắt vì bốc hơi nước nhanh, dẫn đến khô mắt.
- Chất lượng nước mắt không tốt: Nếu nước mắt bốc hơi quá nhanh hoặc dàn không phẳng trên giác mạc sẽ gây ra khô mắt.

Bệnh khô mắt ở trẻ

Vitamin A là loại vitamin cần thiết cho sự phát triển, sức khỏe và chức năng phát triển bình thường của các mô bề mặt. Trong đó có biểu mô của da và niêm mạc, và các mô của mắt, đặc biệt là kết mạc, giác mạc, võng mạc. 

Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh khô mắt ở trẻ

Chính vì thế, thiếu vitamin A ở trẻ là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh khô mắt. Trẻ có nguy cơ cao bị thiếu Vitamin A và mắc phải bệnh khô mắt có các đặc điểm sau:
- Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ hoặc cai sữa sớm. Con của những bà mẹ thiếu vitamin A dự trữ trong thời kỳ mang thai. Hoặc những đứa trẻ có cân nặng sau khi sinh thấp.
- Trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng đặc biệt là suy dinh dưỡng nặng. Các bé bị mắc bệnh nhiễm trùng như sởi, tiêu chảy. Nhất là các bé bị tiêu chảy kéo dài trên 14 ngày. 
- Trẻ có chế độ ăn nghèo vitamin A và caroten, trẻ không được ăn dầu mỡ…
- Tuổi của trẻ càng nhỏ và bị suy dinh dưỡng càng nặng thì bệnh khô mắt càng nặng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. 
- Thường xuất hiện ở trẻ sau một trận ốm kéo dài, nhất là ốm sốt phát ban sởi, viêm phổi, sơ nhiễm lao, rối loạn tiêu hóa…

Dấu hiệu sớm của bệnh khô mắt ở trẻ
Các bậc phụ huynh cần quan sát con em mình để có thể phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh để kịp thời điều trị. Một số dấu hiệu phụ huynh có thể tham khảo: 

Một số dấu hiệu bệnh khô mắt ở trẻ

Quáng gà

Quáng là một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh khô mắt ở trẻ. Khi quáng gà sẽ khiến trẻ gặp khó khắn khi đi lại vào buổi tối, phải lần theo tường để đi và thường va phải đồ vật trong nhà. Ngoài ra, quáng gà còn khiến cho trẻ không nhìn rõ khiến trẻ dùng thì thìa xúc trượt thức ăn, nhìn nhầm,…

Khô kết mạc

Khô kết mạc sẽ biểu hiện sau khi dấu hiệu quáng gà xuất hiện ở trẻ. Đối với trẻ không gặp bệnh khô mắt, lòng trắng của mắt sẽ trong suốt, ướt và bóng loáng. Còn đôi mắt của trẻ bị bệnh khô mắt thì lòng trắng mắt sẽ khô, sần sùi, sừng hóa và không ướt bóng.

Nếu bệnh của trẻ nặng hơn, lòng trắng sẽ dần trở nên mờ đục, nhăn nheo và chuyển sang màu xám nhạt, vàng nhạt.

Nếu lòng trắng của trẻ xuất hiện những đám bọt xốp trắng và trẻ hay cụp mắt, chớp mắt khi tiếp xúc với ánh sáng thì các bậc phụ huynh phải cần điều trị ngay cho trẻ.

Khô nhuyễn giác mạc

Khô nhuyễn giác mạc hay còn được biết là khô lòng đen. Khi bị khô mắt, lòng đen mắt của trẻ sẽ mờ đục, sần sùi.

Nếu nặng hơn lòng đen của trẻ của sẽ bị loét, nhuyễn nát tạo thành các ổ loét màu vàng, nhiễm khuẩn và bị thủng. Ở giai đoạn này, trẻ không được điều trị sớm sẽ kèm theo các triệu chứng viêm phổi, suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, sởi, tiêu chảy,…

Phòng ngừa bệnh khô mắt ở trẻ
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, là cái nhìn để bắt nhịp với cuộc sống khi bé vừa chào đời. Một đôi mắt khỏe mạnh sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn và có cái nhìn bao quát về thế giới rộng lớn bao quanh bé. 

Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần chăm sóc cũng như quan tâm đến các biểu hiện như trên của bé để có thể điều trị kịp thời. Đảm bảo rằng đôi mắt của trẻ được bảo vệ tốt nhất.

Các bậc phụ huynh hãy cùng tham khảo một số biên pháp phòng ngừa bệnh khô mắt ở trẻ cùng Phúc Tường nhé!

Trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Khi có thai và trong thời kỳ mẹ cho con bú, các mẹ cần được ăn đủ lượng và đủ chất mỗi ngày. Uống nước nhiều và nghỉ ngơi đầy đủ để đảm bảo cho bé sinh ra được khỏe mạnh.
Các mẹ cần chú ý, trong 3 tháng đầu thai kỳ không được uống vitamin A liều cao vì có thể xảy ra dị dạng bẩm sinh cho thai nhi.

Dinh dưỡng cho trẻ

Hãy nuôi con bằng sữa mẹ ngay từ khi trẻ chào đời cho đến khi trẻ được 24 tháng tuổi. Từ tháng thứ 4 trở đi cần cho trẻ ăn đủ Vitamin A, chất đạm, chất béo và muối khoáng hàng ngày.

Vitamin A có nhiều trong thức ăn có nguồn gốc động vật như gan, lòng đỏ trứng, cá, sữa nhưng có rất ít trong thịt nạc. Tiền Vitamin A có chứa nhiều trong các loại rau có màu xanh sẫm như rau ngót, rau cải, rau mồng tơi, rau dền, rau đay, rau lang…. Và cũng có nhiều vitamin A trong các loại quả, củ có màu đỏ hoặc màu vàng sẫm như gấc, bí ngô, xoài, hồng, khoai lang nghệ, trứng gà, củ nghệ,…

Khi trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi, cần cho trẻ uống vitamin A liều cao bổ sung định kỳ 6 tháng 1 lần khi có các đợt cho trẻ uống Vitamin A hàng loạt ở địa phương. Lượng vitamin A này sẽ dự trữ trong gan của cơ thể trẻ được khoảng 4-6 tháng.

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh khô mắt cho trẻ

Khi trẻ được 9 tháng tuổi, phụ huynh cần cho trẻ đi tiêm chủng phòng sởi. Khi đó nguy cơ mắt thiếu Vitamin A và  bệnh khô mắt sẽ giảm đi 50%. Các mẹ cần giữ vệ sinh khi cho trẻ ăn uống để đề phòng tiêu chảy. 

Khi trẻ có các dấu hiệu của bệnh khô mắt được liệt kê như trên cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời. Như vậy sẽ phòng tránh được mù lòa cho trẻ.

Hãy bảo vệ đôi mắt của trẻ để trẻ có thể phát triển và trưởng thành một cách đầy đủ và trọn vẹn nhất!

Nguồn: Vinmec
Nhà thuốc Long Châu



Tin tức liên quan

MẸ BẦU LÀM GÌ ĐỂ VUI KHỎE DỊP TẾT?
MẸ BẦU LÀM GÌ ĐỂ VUI KHỎE DỊP TẾT?

909 Lượt xem

Tết là dịp để sum họp gia đình và gặp mặt bạn bè. Những bữa tiệc liên hoan tất niên chắc chắn không thể thiếu trong dịp này. Tuy nhiên, trong những cuộc vui cuối năm, đâu là “giới hạn” cho mẹ bầu để đảm bảo Tết an toàn, khỏe mạnh?

BẠN ĐANG MANG THAI: OMEGA-3 CẦN THIẾT CHO NÃO BÉ?
BẠN ĐANG MANG THAI: OMEGA-3 CẦN THIẾT CHO NÃO BÉ?

1467 Lượt xem

Khi đang mang thai, bà mẹ cần được bổ sung 300 mg acid docosahexaenoic (DHA) mỗi ngày. Bởi vì acid docosahexaenoic (DHA) có vai trò giúp tăng cường phát triển trí não và thị lực của bé. Hơn nữa, nó còn có thể giúp giảm các nguy cơ mắc bệnh tim trong tương lai.

HẠN SỬ DỤNG CỦA SỮA MẸ
HẠN SỬ DỤNG CỦA SỮA MẸ

1064 Lượt xem

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất đối với trẻ em. Trong sữa mẹ có gần như đầy đủ chất mà em bé cần trong những tháng đầu đời và đóng góp một phần quan trọng cho sự phát triển của trẻ ở những tháng sau.

RỐI LOẠN KINH NGUYỆT KHI ĐANG CHO CON BÚ
RỐI LOẠN KINH NGUYỆT KHI ĐANG CHO CON BÚ

1318 Lượt xem

Phụ nữ sau sinh kinh nguyệt sẽ bị thay đổi, hiện tượng rối loạn kinh nguyệt khi đang cho con bú là điều hết sức bình thường. Ở những người phụ nữ cho con bú kinh nguyệt sẽ trở lại muộn hơn so với những người không cho con bú.

12 LỢI ÍCH SỨC KHỎE KHI BỔ SUNG DHA (Phần đầu)
12 LỢI ÍCH SỨC KHỎE KHI BỔ SUNG DHA (Phần đầu)

1187 Lượt xem

DHA là một axit béo omega-3 cần thiết cho sự phát triển não bộ trong thời kỳ mang thai và thời thơ ấu. Nó cũng liên quan đến việc cải thiện sức khỏe của tim, thị lực tốt hơn và giảm phản ứng viêm. DHA được sản xuất một cách tự nhiên với số lượng nhỏ bởi cơ thể, nhưng để đạt được số lượng đầy đủ, DHA cần được thực hiện thông qua các nguồn thực phẩm như cá, thịt đỏ, sữa, hoặc trứng giàu omega-3. Dưới đây là 6 trong 12 lợi ích sức khỏe không ngờ tới của DHA!

MẸ BẦU NÊN LÀM GÌ KHI TRỜI TRỞ LẠNH?
MẸ BẦU NÊN LÀM GÌ KHI TRỜI TRỞ LẠNH?

1123 Lượt xem

Bất kể mang thai vào mùa nào thì cũng đều mang lại cho mẹ bầu cả niềm vui và những nỗi lo trong hành trình mang thai của mình vì mỗi mùa đều có những thăng trầm trong thai kỳ. Khi thời tiết lạnh đang đến gần, các mẹ bầu thường tự hỏi liệu mang thai vào thời tiết lạnh sẽ như thế nào và cần phải lưu ý những gì khi mang thai vào thời tiết lạnh.

DẤU HIỆU CẢM CÚM Ở MẸ BẦU
DẤU HIỆU CẢM CÚM Ở MẸ BẦU

1253 Lượt xem

Trước khi có ý định sinh em bé, nhiều người đã chủ động tiêm phòng các loại vacxin, tuy nhiên, nếu không may có những dấu hiệu cảm cúm ở bà bầu sau đây thì cũng cần phải lưu ý bởi bất kỳ thay đổi sức khỏe của mẹ trong giai đoạn mang thai đều có ảnh hưởng nhất định đến thai nhi trong bụng.

OMEGA 3 VÀ NHỮNG TÁC DỤNG QUAN TRỌNG KHÔNG THỂ THAY THẾ CHO MẸ BẦU
OMEGA 3 VÀ NHỮNG TÁC DỤNG QUAN TRỌNG KHÔNG THỂ THAY THẾ CHO MẸ BẦU

1626 Lượt xem

Omega 3 là một axit béo có rất nhiều lợi ích với phụ nữ mang thai và sự phát triển não bộ, thị giác, hệ tim mạch của thai nhi. Đây là loại chất béo quan trọng nhất mẹ bầu cần bổ sung do cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất Omega-3 được. Nhưng mẹ có biết tác dụng của Omega 3 đem lại cho bà bầu và thai nhi là gì không?

SỬ DỤNG VIÊN XÔNG CHỨA TINH DẦU KHI MANG THAI, NÊN HAY KHÔNG?
SỬ DỤNG VIÊN XÔNG CHỨA TINH DẦU KHI MANG THAI, NÊN HAY KHÔNG?

12717 Lượt xem

Có nhiều loại thuốc mà khi mang thai, bác sĩ sẽ căn dặn mẹ bầu không được dùng vì nguy cơ ảnh hưởng xấu lên thai nhi và mẹ. Đó có thể là những loại thuốc thông thường cho trường hợp bệnh vặt như siro ho, ibuprofen, thuốc thông mũi,… Thế nên khi mẹ bầu bị cảm lạnh, ho hay nghẹt mũi thì việc sử dụng các chất nguồn gốc từ thiên nhiên như tinh dầu sẽ là giải pháp phù hợp. Dù vậy, liệu có phải tinh dầu nào cũng có thể sử dụng khi mang thai không? Xông hơi bằng tinh dầu dưới dạng viên xông thì sao?

BỔ SUNG CANXI TRONG GIAI ĐOẠN MANG THAI
BỔ SUNG CANXI TRONG GIAI ĐOẠN MANG THAI

739 Lượt xem

Khi mang thai, các chất dinh dưỡng, oxy và nước cần thiết được vận chuyển qua nhau thai để thai nhi phát triển. Hơn hết, canxi là dưỡng chất thiết yếu để con người chúng ta duy trì các hoạt động sống và đặc biệt đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng