RỐI LOẠN KINH NGUYỆT KHI ĐANG CHO CON BÚ

Phụ nữ sau sinh kinh nguyệt sẽ bị thay đổi, hiện tượng rối loạn kinh nguyệt khi đang cho con bú là điều hết sức bình thường. Ở những người phụ nữ cho con bú kinh nguyệt sẽ trở lại muộn hơn so với những người không cho con bú.

1. Rối loạn kinh nguyệt khi đang cho con bú

Kinh nguyệt xảy ra khi một quả trứng được phát hành nhưng lại không được thụ tinh. Khi trứng không được thụ tinh, cổ tử cung sẽ bị bong một lớp lót máu giàu dinh dưỡng để nó được thay thế một lần nữa trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt của tháng tiếp theo.

Rối loạn kinh nguyệt: Khi nuôi con bú trong khoảng 1-2 năm đầu thì kinh nguyệt của người mẹ có thể thất thường tháng có kinh tháng không, có tháng thì kinh nguyệt tới sớm, có tháng tới muộn hơn. Thông thường sau khi sinh kinh nguyệt của phụ nữ có thay đổi. Ở những phụ nữ đang cho con bú, có khoảng 40% phụ nữ lần có kinh lần đầu tiên xảy ra vào 6 tuần sau khi sinh và phần lớn phụ nữ có kinh lại từ 24 tuần sau khi sinh ( khoảng 5-6 tháng). 

Khoảng 40% phụ nữ lần có kinh lần đầu tiên xảy ra vào 6 tuần sau khi sinh (ảnh minh họa: pexels)

Những người phụ nữ cho con bú sẽ có vòng kinh muộn hơn vì do chất prolactin có trong sữa mẹ làm chậm chu kỳ kinh. Thời gian kinh nguyệt sẽ trở lại với các phụ nữ sau khi sinh em bé khá thất thường và rất khác nhau. Những phụ nữ không cho con bú, kinh nguyệt sẽ trở lại sớm hơn tuy nhiên kinh nguyệt vẫn có thể thấy rồi lại vô kinh một vài tháng sau đó mới đều trở lại.

2. Rối loạn kinh nguyệt khi đang cho con bú có nguy hiểm không?

Khi bị rối loạn kinh nguyệt, số lượng máu không đều, lúc ít lúc nhiều, màu sắc kinh nguyệt cũng thay đổi, chuyển sang màu đỏ tươi, nâu hoặc đen thẫm. Ngoài ra, còn rất dễ gặp phải những trường hợp đau bụng kinh và rong kinh kéo dài... Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt khi đang nuôi con bú là một trong những hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường và nếu chúng không đi kèm với những dấu hiệu bất thường ví dụ như: có mùi hôi tại vùng kín, ngứa ngáy khó chịu, tình trạng đau rát khi quan hệ tình dục... thì bạn không cần phải quá lo lắng. Đó chỉ là sự biến đổi nội tiết tố trong cơ thể của phụ nữ đang cho con bú.

Trường hợp cần lưu ý là nếu bà mẹ cho con bú hoàn toàn mà không cho ăn bất cứ thứ gì trong vòng 6 tháng đầu thì có thể giúp cho bà mẹ vô kinh và tránh được thai ngoài ý muốn. Nhưng trong trường hợp nếu đã có kinh nguyệt trở lại thì nhất thiết phải dùng biện pháp tránh thai (ví dụ như đặt vòng) vì có thể bạn sẽ có thai ngoài ý muốn, trong khi đó vòng kinh lại không đều nên sẽ khó theo dõi. 

Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt khi đang nuôi con bú là một trong những hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường (ảnh minh họa: pexels)

Vì vậy, sự chậm kinh tháng này của nhiều người có thể là do có thai. Nên đi khám sớm tại cơ sở sản phụ khoa để được siêu âm và kiểm tra xem có phải có thai không, nếu bạn đã có thai, lúc này bác sĩ sẽ tư vấn cách giải quyết an toàn nhất, còn nếu không có thai bác sĩ sẽ tư vấn dùng các biện pháp tránh thai khi nuôi con bú phù hợp với mỗi người.

Tuy nhiên, sự bất thường này chỉ được đánh giá là không đáng lo ngại nếu chúng kéo dài dưới 2 năm sau khi sinh con. Nếu sau khi sinh con được 2 năm mà bạn vẫn gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt thì tốt nhất bạn nên tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và được can thiệp điều trị kịp thời. Vì đó rất có thể là dấu hiệu bệnh lý trong cơ thể của nữ giới.

Nguồn: Vinmec

Tags : ăn chay, cháo


Tin tức liên quan

MẸ BẦU BỔ SUNG SẮT, CẦN LƯU Ý GÌ?
MẸ BẦU BỔ SUNG SẮT, CẦN LƯU Ý GÌ?

1281 Lượt xem

Ai cũng biết thời kỳ mang thai là thời kỳ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, trong đó có bao gồm cả sắt. Dù vậy, không phải mẹ bầu nào cũng biết cách bổ sung sắt sao cho hiệu quả nhất, và những lưu ý kèm theo cùng nhu cầu sắt cần thiết mỗi ngày là bao nhiêu.

TOP 10 THỰC PHẨM BỔ NÃO DÀNH CHO TRẺ (Phần đầu)
TOP 10 THỰC PHẨM BỔ NÃO DÀNH CHO TRẺ (Phần đầu)

922 Lượt xem

Bạn có biết với lượng thức ăn chúng ta nạp vào cơ thể mỗi ngày, não là cơ quan đầu tiên hấp thụ chất dinh dưỡng từ chúng không? Đặc biệt với trẻ nhỏ - đối tượng đang trong giai đoạn phát triển, thì những gì bé ăn cũng sẽ góp phần ít nhiều ảnh hưởng đến não bộ của bé. Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm hàng đầu giúp bổ não, cho bé nhà bạn học tập tốt hơn ở trường.

DHA, ALA VÀ EPA – 3 LOẠI OMEGA-3 QUAN TRỌNG NHẤT CÓ GÌ KHÁC NHAU?
DHA, ALA VÀ EPA – 3 LOẠI OMEGA-3 QUAN TRỌNG NHẤT CÓ GÌ KHÁC NHAU?

2618 Lượt xem

Không ít thì nhiều chúng ta cũng đã từng một lần nghe đến omega-3 – những axit béo thiết yếu cho cơ thể với đa công dụng, lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải loại omega-3 nào cũng giống nhau, và trong tổng số 11 loại đó, 3 ứng cử viên sáng giá nhất là ALA, EPA và DHA.

TOP 10 THỰC PHẨM BỔ NÃO DÀNH CHO TRẺ (Phần cuối)
TOP 10 THỰC PHẨM BỔ NÃO DÀNH CHO TRẺ (Phần cuối)

890 Lượt xem

5 loại thực phẩm bổ não hàng đầu cho bé đã được bật mí, vậy phần còn lại thì sao? Hãy cùng điểm danh thông qua bài viết này.

VÌ SAO NÊN BỔ SUNG VITAMIN NHÓM B CHO BÉ
VÌ SAO NÊN BỔ SUNG VITAMIN NHÓM B CHO BÉ

831 Lượt xem

Mặc dù trẻ không nhất thiết phải cần một lượng đáng kể của mỗi và mọi loại vitamin nhóm B, nhưng trẻ cần một phần lớn chất dinh dưỡng từ chúng. Vitamin nhóm B rất quan trọng đối với sự trao đổi chất, giúp thúc đầy sự phát triển lành mạnh của cả não và cơ thể, do đó cần bổ sung vitamin nhóm B cho trẻ mỗi ngày.

BẠN ĐANG MANG THAI: OMEGA-3 CẦN THIẾT CHO NÃO BÉ?
BẠN ĐANG MANG THAI: OMEGA-3 CẦN THIẾT CHO NÃO BÉ?

1196 Lượt xem

Khi đang mang thai, bà mẹ cần được bổ sung 300 mg acid docosahexaenoic (DHA) mỗi ngày. Bởi vì acid docosahexaenoic (DHA) có vai trò giúp tăng cường phát triển trí não và thị lực của bé. Hơn nữa, nó còn có thể giúp giảm các nguy cơ mắc bệnh tim trong tương lai.

BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN Ở TRẺ
BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN Ở TRẺ

471 Lượt xem

Viêm phế quản là căn bệnh phổ biến nhất ở trẻ em, mặc dù đây là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng và cũng không khó điều trị nhưng những biến chứng mà nó gây ra lại vô cùng nguy hiểm. Vì trẻ em có hệ miễn dịch còn yếu, chưa đủ khả năng chống lại sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn, vi rút nên các bậc cha mẹ phải vô cùng thận trọng và trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh viêm phế quản để có các biện pháp chủ động phòng ngừa và xử lý kịp thời, bảo vệ sức khỏe của các thiên thần nhỏ.

DHA TỪ CÁ VÀ DHA TỪ THỰC VẬT: ĐÂU LÀ ĐIỂM KHÁC BIỆT?
DHA TỪ CÁ VÀ DHA TỪ THỰC VẬT: ĐÂU LÀ ĐIỂM KHÁC BIỆT?

1324 Lượt xem

Hầu hết các bậc phụ huynh đều biết DHA là thành phần quan trọng cho trí não của trẻ. Tuy nhiên ít ai biết rằng, DHA không chỉ được chiết xuất từ cá mà trong các loại thực vật có dầu omega-3 là các tiền tố của DHA.

9 NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU XƯƠNG SƯỜN KHI MANG THAI
9 NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU XƯƠNG SƯỜN KHI MANG THAI

833 Lượt xem

Phụ nữ thường có thể gặp một loạt các triệu chứng khó chịu khi mang thai. Đau xương sườn khi mang thai là hiện tượng phổ biến, đặc biệt là trong ba tháng cuối thai kỳ khi thai nhi lớn lên. Nhưng cơn đau cũng có thể bắt đầu khá sớm trong thai kỳ.

20 CÔNG DỤNG CỦA OMEGA 3 BẠN NÊN BIẾT
20 CÔNG DỤNG CỦA OMEGA 3 BẠN NÊN BIẾT

2307 Lượt xem

Khi nhắc tới Omega 3, chúng ta thường biết đến nó như một loại thực phẩm chức năng có tác dụng bổ mắt, tốt cho sức khỏe tim mạch và tốt cho trí não. Nhưng nó còn có nhiều công dụng quý gia hơn thế nữa. Dưới đây là 20 công dụng của Omega 3 đem lại cho sức khỏe của bạn.

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng