TẠI SAO XƯƠNG NGƯỜI GIÀ DỄ GÃY VÀ KHÓ LÀNH?
Khi đến giữa cuộc đời, tuổi đã cao thì xương sẽ dễ gãy hơn do giảm mật độ. Đặc biệt ở những người trên 50 tuổi, loãng xương ở người già luôn là vấn đề được quan tâm bởi nó không chỉ làm xương dễ gãy mà còn mất nhiều thời gian hơn để chữa lành.
1. Quá trình lão hóa và loãng xương ở người già
Khung xương có vai trò hỗ trợ và tạo khung cấu trức cho cơ thể. Khớp là nơi xương kết hợp với nhau. Chúng cho phép khung xương linh hoạt dễ di chuyển. Hầu hết tất cả mọi người đều đối diện với tình trạng mất khối lượng hoặc mật độ xương khi già đi, đặc biệt là phụ nữ sau khi mãn kinh. Hiện tượng này có tên gọi là loãng xương ở người già. Xương mất canxi và các khoáng chất khác nên xương dễ gãy hơn so với trước đó.
Khi đến giữa cuộc đời, tuổi đã cao xương sẽ dễ gãy hơn do giảm mật độ.
Cột sống được tạo thành từ các xương được gọi là đốt sống. Giữa hai đốt sống là một lớp đệm giống như gel gọi là đĩa đệm. Khi lão hóa, phần thân đốt sống trở nên dẹp hơn do các đĩa đệm mất dần chất lỏng và mỏng. Đốt sống cũng mất một số thành phần khoáng chất, làm cho mỗi xương mỏng hơn. Cột sống trở nên cong và bị nén (dồn lại với nhau). Các gai xương do lão hóa và sử dụng tổng thể của cột sống cũng có thể hình thành trên các đốt sống.
Vòm bàn chân trở nên kém rõ ràng hơn, góp phần làm giảm chiều cao một chút. Các xương dài của cánh tay và chân giòn hơn do mất khoáng chất, nhưng chúng không thay đổi chiều dài. Điều này làm cho trông cánh tay và chân dài hơn.
Các khớp cũng trở nên cứng và kém linh hoạt hơn. Dịch khớp có thể giảm, các sụn bắt đầu cọ sát với nhau và mòn đi. Vì khoáng chất có thể lắng đọng bên trong và xung quanh một số khớp dẫn đến hiện tượng vôi hóa. Điều này thường xuyên xuất hiện phổ biến ở xung quanh khớp vai.
2. Tại sao xương người già dễ gãy và khó lành
Loãng xương ở người già đóng vai trò chính giải thích nguyên nhân tại sao xương người già dễ gãy và khó lành. Loãng xương là một bệnh lý phổ biến, đặc biệt là đối với phụ nữ lớn tuổi. Phối hợp với quá trình thoái hóa dẫn đến hậu quả xương dễ gãy hơn. Ngoài ra, loãng xương ở người già có thể làm tăng nguy cơ chấn thương do thay đổi dáng đi, tư thế không ổn định và dễ mất thăng bằng.
Ở những người lớn tuổi, chức năng hệ tiêu hóa thường không ổn định dẫn đến nhu cầu dinh dưỡng không được đảm bảo. Khả năng lành viết thương nói chung và khả năng lành xương nói riêng không được duy trì ở mức tốt như những người trẻ cuối. Quá trình làm lành xương có thể diễn ra chậm, chất lượng canxi xương yếu làm tăng nguy cơ gãy xương.
Khả năng bị gãy xương dễ tăng lên nếu bạn mắc các bệnh lý xương khớp khác.
Phụ nữ có nhiều khả năng gặp phải tình trạng loãng xương ở người già hơn nam giới. Tại Hoa Kỳ, khoảng một nửa trên tổng số phụ nữ trên 50 tuổi và 1/4 tổng số đàn ông trên 50 tuổi dễ bị gãy xương do loãng xương.
Khả năng bị gãy xương dễ tăng lên nếu bạn mắc các bệnh lý xương khớp khác như viêm khớp dạng thấp, dùng một số loại steroid nhất định, thừa cân béo phì, hút thuốc lá hoặc lạm dụng đồ uống có cồn. Khả năng xương dễ gãy cũng tăng lên khi gặp phải các tình trạng rối loạn nội tiết tố, chẳng hạn như bệnh đái tháo đường hoặc mãn kinh sớm.
Nhiều tổ chức y khoa trên thế giới khuyến nghị nên kiểm tra mật độ xương hàng năm cho phụ nữ từ 65 tuổi trở lên, đàn ông 70 tuổi trở lên và bất kỳ ai bị gãy xương sau 50 tuổi. Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ khác dẫn đến xương dễ gãy hoặc tiền sử gia đình bị loãng xương, hãy nói chuyện với bác sĩ về những lo lắng này.
3. Xương dễ gãy cảnh báo điều gì?
Một số trường hợp, gãy xương là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo rằng đã đến lúc cần gặp bác sĩ và có nên cân nhắc việc chụp cắt lớp mật độ xương hay không.
Loãng xương ở người già là nguyên nhân phổ biến nhất gây mất mật độ xương và dẫn đến xương dễ gãy. Nguyên nhân hiếm gặp hơn có thể là các bệnh xương chuyển hóa, chẳng hạn như bệnh Paget, nhuyễn xương hoặc các bệnh ung thư xương.
Loãng xương ở người già là nguyên nhân phổ biến nhất gây mất mật độ xương và dẫn đến xương dễ gãy.
Các dấu hiệu cảnh báo một tình trạng nghiêm trọng:
- Gãy xương hông, cột sống và cổ tay (phổ biến nhất do loãng xương).
- Gãy xương do ngãn ở độ cao khi đứng hoặc thấp hơn.
- Gãy xương nhỏ ở cột sống, có thể xuất hiện do lực nén theo thời gian.
Một số người đột nhiên cảm thấy căng và đau khi có áp lực lên vùng gãy xương, nhưng những người khác thậm chí có thể không nhận ra ngay rằng họ đã bị gãy xương. Nếu bạn không cảm thấy đau, trước tiên có thể nhận thấy gãy cột sống thông qua dấu hiệu giảm chiều cao hoặc cột sống bị cong.
Một khi bạn đã bị gãy xương dễ gãy, nó hoàn toàn có nhiều khả năng bị lặp lại. Điều quan trọng là phải ngăn chặn những lần gãy xương tương tự vì những hậu quả tiềm ẩn nghiêm trọng của chúng bao gồm đau mãn kinh, mất khả năng vận động, tàn tật và phải phụ thuộc vào người khác.
4. Các phương pháp phòng ngừa dễ gãy xương ở người cao tuổi
Mặc dù gãy xương hông thường là dấu hiệu của bệnh loãng xương ở người lớn tuổi, nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ có khoảng 1/4 số bệnh nhân gãy xương hông thường được điều trị chuyên biệt về loãng xương. Những trường hợp loãng xương ở người già hoặc xương dễ gãy tái phát nhiều lần cần được tư vấn về các vấn đề sau:
- Khuyến nghị về chế độ ăn uống.
- Vật lý trị liệu và hướng dẫn những bài tập thể dục.
- Thiết lập kế hoạch sinh hoạt cá nhân để giành lại khả năng độc lập, từ việc chải tóc đến khả năng đi lại.
- Hướng dẫn sử dụng thuốc (nếu cần thiết).
- Cải thiện môi trường sống xung quanh để giảm nguy cơ té ngã.
Theo một cách nào đó, loãng xương là một căn bệnh có thể hình thành từ trước. Vận động khi còn nhỏ, có chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập thể dục nhiều ngay khi còn nhỏ là cách tốt nhất để ngăn ngừa loãng xương.
Tiếp tục luyện cơ bắp và sự cân bằng trong suốt cuộc đời của bạn có thể giúp ngăn ngừa gãy xương. Canxi và vitamin D cũng là những thành phần quan trọng đối với sức khỏe của hệ xương khớp. Phụ nữ trên 50 tuổi và nam giới trên 70 tuổi cần ít nhất 1200mg canxi mỗi ngày và hầu hết người lớn cần 1000 IU vitamin D trở lên mỗi ngày.
Bạn có thể tìm thấy canxi ở một số loại thực phẩm và vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời tự nhiên. Một số người có nguy cơ bị gãy xương do ngã nên họ tránh mọi hoạt động. Nhưng ý kiến này không thật sự có lợi cho cơ bắp thậm chí còn yếu hơn và dễ làm tăng nguy cơ ngã sau đó.
Nguồn: Vinmec
Xem thêm