CÓ HAY KHÔNG, GIỚI HẠN CỦA TRÍ NHỚ?

Khác với chiếc máy ảnh kỹ thuật số, khi thẻ nhớ đã đầy không thể chụp thêm được ảnh nào nữa, bộ não của chúng ta dường như không có giới hạn. Các nhà thần kinh học từ lâu đã tìm hiểu năng lực trí nhớ của não người và nhận ra rằng: dung lượng bộ nhớ của con người là không hề có giới hạn.

Những con người có trí nhớ siêu phàm

Chao Lu – người đến từ Trung Quốc có thể nhớ được số pi lên đến 67.980 ký tự. Chao đã đọc ra dãy số này trong vòng 24 tiếng đồng hồ và đã thiết lập kỷ lục thế giới mới. Các nhà bác học thậm chí còn giỏi hơn thế, họ nhớ được tên tuổi và ngày tháng đến chi tiết của từng khung cảnh phức tạp.

Trong một số hiếm trường hợp, tổn thương xảy đến đối với người bình thường hoàn toàn khỏe mạnh cũng có thể khiến họ có trí nhớ đặc biệt. Ví dụ trường hợp của Orlando Serrell khi mới 10 tuổi, bị một quả bóng chày đánh trúng vào bên trái đầu. Sau đó, cậu bất ngờ phát hiện mình có thể nhớ được vô số bảng số xe và tính toán được những phép tính thời gian phức tạp, chẳng hạn như một ngày nào đó cách nay hàng chục năm trước là ngày thứ mấy trong tuần.

Sau khi bị tai nạn, Orlando Serrell sở hữu được trí nhớ đặc biệt (Ảnh sưu tầm từ Internet)

Về cấu tạo giải phẫu, dung lượng bộ nhớ của chúng ta chắc hẳn có cơ sở sinh lý như: có khoảng 100 tỷ neuron thần kinh tạo thành não bộ của con người. Trong số đó chỉ có khoảng một tỷ neuron đóng vai trò bộ nhớ lưu trữ lâu dài và chúng được gọi là các tế bào pyramid. Nếu giả định rằng một neuron thần kinh là một đơn vị trí nhớ thì não bộ chúng ta sẽ có sức chứa giới hạn. Giáo sư tâm lý học ở Đại học Northwestern – Paul Reber nói: “Nếu chúng ta có nhiều trí nhớ như số neuron thần kinh thì nó cũng không phải là một con số lớn, não bộ sẽ mau chóng hết chỗ”.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng trí nhớ hình thành bằng sự liên kết kết giữa các neuron và ngay giữa các hệ thống neuron khác nhau. Rằng mỗi neuron nảy ra những nhánh giống như những tuyến xe lửa đi từ một đầu mối giao thông và cuộn vào khoảng 1.000 neuron tế bào thần kinh khác. Cấu trúc này khiến cho thành phần làm nên trí nhớ có khắp trên một mạng lưới chằng chịt. Vì vậy mà ý niệm như bầu trời xanh có thể xuất hiện trong vô số ký ức về cảnh vật ngoài trời.

Reber cho biết: “Theo ước tính hợp lý thì bộ nhớ có dung lượng vào khoảng vài petabyte”. Một petabyte tương đương với dung lượng các bài hát MP3 chơi liên tục trong 2.000 năm.

Để có được trí nhớ phi thường, chìa khóa là phải tập luyện

Một câu hỏi đặt ra là: Những người có trí nhớ đặc biệt, liệu họ có một bộ não phi thường? Câu trả lời là không. Những người chiến thắng trong các cuộc tranh tài về trí nhớ cam đoan rằng họ chỉ là người bình thường nhưng đã bỏ thời gian tập luyện não bộ để có thể nhớ tốt.

Nelson Dellis, nhà vô địch trong cuộc tranh tài trí nhớ ở Mỹ, thừa nhận rằng trí nhớ của anh rất tệ trước khi anh tự huấn luyện mình. Dellis nói: “Chỉ trong vòng vài tuần hoặc thậm chí ít hơn, bạn có thể làm được những gì mà đối với người bình thường gần như không thể. Tất cả chúng ta đều có khả năng này”.

Khi bắt đầu luyện trí nhớ, Dellis phải mất 20 phút để nhớ một bộ bài. Giờ đây, anh có thể nhớ toàn bộ 52 lá bài trong vòng chưa tới 30 giây. Trước đó, anh đã bỏ ra 5 giờ mỗi ngày để luyện tập. Một cách được sử dụng phổ biến là xây dựng “cung điện trí nhớ”. Theo như Dellis giải thích, anh mường tượng ra một ngôi nhà, sau đó anh chuyển những gì cần nhớ thành những thứ đặt trên bàn ngay cạnh cửa hay trên bàn bếp... “Tôi chỉ hình dung lại khoảng không gian đấy đã có sẵn các hình ảnh thân thuộc và chuyển nó thành những gì tôi đã nhớ”, Dellis giải thích.

Những người vô địch nhớ số pi cũng thường dùng phương pháp “cung điện trí nhớ”. Sự thành công rộng rãi của những chiến thuật trí nhớ kiểu này cho thấy gần như ai cũng có thể có trí nhớ siêu phàm nếu họ biết rèn luyện trí nhớ.

Bạn có thể xem qua video về cách tạo “cung điện trí nhớ” bởi Nhà vô địch trí nhớ Mỹ năm 2006 – Joshua Foer (Nguồn: TED-Talks)

Trí nhớ chúng ta không quan tâm đến chi tiết

Bộ não bình thường của con người hoạt động chủ yếu trên mức độ tư duy bậc cao chứ không quan tâm nhiều đến vô số các chi tiết bậc thấp. Điều đó có nghĩa chúng ta đều ý thức đến cái toàn thể chứ không phải các phần nhỏ lẻ. Một thí nghiệm đã được tiến hành để chứng minh điều này, người tham gia được yêu cầu nhớ một danh mục mua hàng dài của phụ tùng xe hơi: như vô lăng, cần gạt nước, đèn trước...

Mọi người đều cảm thấy hết sức khó khăn khi nhớ danh sách này, nhưng tất cả đều nói trong danh sách có “xe hơi” mặc dù thực tế thì hoàn toàn không có. Nói cách khác, tất cả những dữ liệu mà các giác quan của chúng ta truyền về não đều không được xử lý ở mức độ nhận thức.

GS. Reber từ Đại học Northwestern cũng cho rằng não bộ của chúng ta không thể theo kịp những kích thích bên ngoài khi nó phản ánh thế giới. Ông nói: “Đó có lẽ là lý do tại sao chúng ta không thể nhớ tất cả mọi thứ - có một điểm nghẽn từ các giác quan lên đến trí nhớ của chúng ta”.

Theo GS. Reber thì giới hạn đối với trí nhớ con người không phải là dung lượng mà là tốc độ xử lý. “Không phải não bộ chúng ta hết chỗ chứa” - Reber giải thích. “Các thông tin đến với chúng ta ở tốc độ nhanh hơn là chúng ta ghi chúng xuống”.

Nguồn: BBC, Sức khỏe & Đời sống



Tin tức liên quan

Ý NGHĨA SỨC KHỎE TỪ PHONG TỤC TẾT XƯA
Ý NGHĨA SỨC KHỎE TỪ PHONG TỤC TẾT XƯA

811 Lượt xem

Mặc dù thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay đã làm thay đổi khá nhiều đến các phong tục đón năm mới nhưng khi năm hết Tết đến người ta lại quay về với những phong tục cổ truyền. Trên hết, những phong tục này cũng có nguồn gốc sâu xa từ văn minh nông nghiệp lúa nước và bảo vệ sức khỏe khi thời tiết chuyển mùa.
7 THÓI QUEN XẤU CÓ THỂ GÂY HẠI SỨC KHỎE NÃO BỘ
7 THÓI QUEN XẤU CÓ THỂ GÂY HẠI SỨC KHỎE NÃO BỘ

484 Lượt xem

Theo các chuyên gia, lối sống hiện đại đang ảnh hưởng đến hệ thần kinh não bộ, khiến chúng ta phản ứng chậm hơn, kém khả năng suy nghĩ và giảm nhận thức. Dưới đây là tổng hợp 7 thói quen xấu, có thể làm suy giảm trí nhớ khiến não bộ bị tổn hại, dẫn đến năng suất làm việc kém hiệu quả.
CÁC THỰC PHẨM CHỐNG LÃO HÓA DA
CÁC THỰC PHẨM CHỐNG LÃO HÓA DA

595 Lượt xem

Làn da của bạn khoẻ mạnh và tiến trình lão hoá diễn ra chậm hơn là nhờ việc chăm sóc cả bên ngoài và nhờ các chất bổ sung từ bên trong cơ thể. Chế độ ăn uống lành mạnh cũng góp phần giúp cơ thể chậm tiến trình của sự lão hoá.
GOUT CÓ GÂY TỬ VONG? NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH GOUT
GOUT CÓ GÂY TỬ VONG? NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH GOUT

278 Lượt xem

Ngày nay, với một nguồn thực phẩm đa dạng và chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, “căn bệnh nhà giàu” – gout, đang ngày càng tăng và trẻ hóa (tính đến tháng 6 năm 2023, tỷ lệ mắc bệnh ở người trẻ tăng lên từ 15-20% so với trước). Mặc dù là một căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng những biến chứng mà nó để lại thì vô cùng nguy hiểm và rất đáng lo ngại. Vậy những biến chứng đó là gì? Chúng nguy hiểm ra sao? Hãy cùng Phúc Tường tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ SINH HOẠT CHO NGƯỜI BỆNH GOUT
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ SINH HOẠT CHO NGƯỜI BỆNH GOUT

1831 Lượt xem

Gout là một căn bệnh liên quan mật thiết đến sự phát triển kinh tế hiện đại và cơ cấu của chế độ ăn uống do rối loạn chuyển hóa purin hoặc giảm sự đào thải axit uric máu. Do đó, một chế độ ăn lành mạnh và đúng cách, kết hợp với thói quen sinh hoạt khoa học hàng ngày là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân gout.
NGỦ QUÁ NHIỀU CÓ THỂ GÂY ĐAU ĐẦU?
NGỦ QUÁ NHIỀU CÓ THỂ GÂY ĐAU ĐẦU?

544 Lượt xem

Đau nhức đầu, đặc biệt là những cơn đau đầu không rõ nguyên nhân ập đến sau khi vừa mới thức dậy, khiến cho bạn cảm thấy vô cùng khó chịu. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, việc ngủ quá nhiều chính là một trong những tác nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đau đầu. Vậy trong trường hợp này nên làm gì để giảm đau đầu?
THỰC PHẨM TỐT CHO MẮT CẬN
THỰC PHẨM TỐT CHO MẮT CẬN

489 Lượt xem

Thực phẩm dành cho mắt cận cần được chú ý bổ sung để đôi mắt của bạn được khỏe mạnh hơn. Đôi mắt là một phần không thể thiếu, và mắt cận còn quan trọng hơn thế nữa. Hãy tham khảo một số thực phẩm tốt cho mắt cận để bổ sung nhé!
THỰC PHẨM CÓ THỂ LĂM TĂNG NGUY CƠ MẮC ALZHEIMER
THỰC PHẨM CÓ THỂ LĂM TĂNG NGUY CƠ MẮC ALZHEIMER

412 Lượt xem

Không hẳn do số lượng các thực phẩm "không lành mạnh" làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ cho bạn, mà chính sự vắng mặt của các thực phẩm tốt cho sức khỏe mới là vấn đề. Và không chỉ đơn giản bạn ăn cái gì, mà việc bạn kết hợp các món ăn như thế nào cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc Alzheimer và các loại sa sút trí tuệ khác.
LỊCH SỬ VỀ BỆNH VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI
LỊCH SỬ VỀ BỆNH VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI

289 Lượt xem

Bạn đã bao giờ nghe nói đến bệnh vi khuẩn ăn thịt người?  Vậy căn bệnh này được phát hiện đầu tiên khi nào, lịch sử tìm ra bệnh ra sao? Bài viết hôm nay sẽ trả lời cho những câu hỏi đó.
COVID 19 CỰC KỲ NGUY HIỂM ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
COVID 19 CỰC KỲ NGUY HIỂM ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

770 Lượt xem

Nhiễm COVID -19 (Coronavirus Disease -2019) là một thách thức kép đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường.

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng