DẤU HIỆU NHẬN BIẾT MẮC BỆNH VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI
Bệnh vi khuẩn ăn thịt người hay còn gọi là viêm cân hoại tử là một căn bệnh hiếm gặp nhưng nó lại là căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong lên đến 70% nếu điều trị muộn. Căn bệnh không có biểu hiện rõ ràng và rất dễ nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác ở giai đoạn đầu, tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ cực kỳ nguy hiểm. Vậy bệnh vi khuẩn ăn thịt người có những dấu hiệu nhận biết nào? Hãy cùng Phúc Tường tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé.
Bệnh vi khuẩn ăn thịt người là bệnh gì?
Bệnh vi khuẩn ăn thịt người là bệnh nhiễm trùng hiếm gặp ở da và các mô bên dưới, nó thường xảy ra ở các chi, chẳng hạn như bàn tay hoặc đầu bàn chân và thường xuất hiện dọc theo màng cơ. Căn bệnh có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời bởi bệnh vi khuẩn ăn thịt người lây lan nhanh chóng và mạnh mẽ ở người bị nhiễm bệnh, nó làm chế mô ở vị trí bị nhiễm trùng và lan ra ở các cơ quan khác gây hoại tử.
Hàng năm, trong khoảng 600 đến 700 ca bệnh được chẩn đoán ở Mỹ thì có 25-30% ca bệnh tử vong do bệnh vi khuẩn ăn thịt người này.
Dấu hiệu nhận biết mắc bệnh vi khuẩn ăn thịt người
Các triệu chứng của bệnh vi khuẩn ăn thịt người thường sẽ xuất hiện trong 24 giờ đầu sau khi bị nhiễm trùng, những triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng của cúm hoặc nhiễm trùng da thông thường hay các triệu chứng thường gặp sau phẫu thuật như: đau dữ dội, viêm, sốt, buồn nôn và nôn.
Giai đoạn đầu
Ở giai đoạn đầu, thường là các triệu chứng tại chỗ như:
- Khu vực vết thương trở nên đỏ và sưng tấy, xuất hiện các vảy màu đỏ tím ở khu vực xung quanh, ranh giới không rõ ràng và cảm thấy đau nhức. Lúc này, vì các mô dưới da đã bị hoại tử và đường dẫn bạch huyết bị phá hủy một cách nhanh chóng nên da trở nên phù nề, mềm và ranh giới của các tổn thương không còn rõ ràng, biểu hiện tương tự như viêm mô tế bào. Do đó, ở giai đoạn này rất dễ bị nhầm lẫn, nếu không được chẩn đoán chính xác kịp thời sẽ trở nên trầm trọng do sự nhiễm trùng của căn bệnh này có thể lan nhanh ra toàn bộ các chi trong vòng 24 giờ.
Dấu hiệu nhận biết triệu chứng bệnh vi khuẩn ăn thịt người là khu vực vết thương trở nên đỏ và sưng tấy (Ảnh minh họa: Canva)
- Cơn đau giảm dần, vùng xung quanh vết thương trở nên tê: chính vì sự kích thích của các chất gây viêm và sự xâm nhập của các vi khuẩn ăn thịt người nên người bệnh sẽ có cảm giác đau dữ dội trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi các dây thần kinh cảm giác bị tổn thương và phá hủy các cơn đau này sẽ được thay bằng cảm giác tê hoặc liệt, đây là một trong những đặc điểm rõ của căn bệnh vi khuẩn ăn thịt người này.
- Xuất hiện các mụn nước có máu: sự tấn công của vi khuẩn làm cho mạch máu dinh dưỡng của người bệnh bị phá hủy và tắc mạch dẫn đến sự chuyển màu của lớp da bên ngoài sang tím đen kèm theo các mụn nước hoặc bọng nước có dịch máu.
- Dịch tiết ra có mùi máu: sự xâm nhập và sinh sôi nhanh chóng của vi khuẩn ăn thịt người làm cho lớp mỡ dưới da và lớp phù nề cân mạc bị phá hủy, xuất hiện dịch tiết dính, đục và có màu đen, cuối cùng là hóa lỏng và hoại tử. Dịch tiết này rỉ ra ngoài da, vì là dịch tiết huyết thanh nên có mùi máu.
Triệu chứng ngộ độc toàn thân
Ở giai đoạn ngộ độc toàn thân, ở người bệnh sẽ xuất hiện các cơn ớn lạnh, sốt cao, chán ăn, mất nước, hạ huyết áp, vàng da,...Ở giai đoạn này, nếu không được điều trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến đông máu nội mạch lan tỏa và sốc nhiễm độc.
Sự khác biệt về mức độ nghiêm trọng của 2 giai đoạn này chính là đặc điểm chính của người mắc bệnh vi khuẩn ăn thịt người.
Điều trị bệnh vi khuẩn ăn thịt người như thế nào?
Nguyên tắc điều trị thường được áp dụng là: chẩn đoán sớm, cắt bỏ sớm, sử dụng kháng sinh hiệu quả và điều trị hỗ trợ toàn thân.
Thuốc kháng sinh
Bệnh vi khuẩn ăn thịt người là bệnh hỗn hợp của nhiều vi khuẩn, các triệu chứng ngộ độc toàn thân xuất hiện sớm và tình trạng dễ trở nên nghiêm trọng, do đó, cần sử dụng kết hợp với kháng sinh (Cefcenat, Fudaste, Cefadroxil EG,...).
Phẫu thuật
Bên trong và xung quanh mô bệnh thường có huyết khối rộng nên thuốc thường khó tiếp cận. Do đó, nếu điều trị bằng kháng sinh liều cao và tích cực trong 1 đến 3 ngày mà không có tác dụng rõ rệt thì phải điều trị bằng phẫu thuật ngay lập tức. Phẫu thuật giúp loại bỏ triệt để mô hoại tử và mô dưới da. Đây là phương pháp thường được sử dụng:
- Loại bỏ mô hoại tử và làm sạch vết thương, thực hiện ghép da tự do để che phủ vết thương.
- Cắt bỏ mô hoại tử và mô mỡ.
Phẫu thuật giúp loại bỏ triệt để mô hoại tử và mô dưới da (Ảnh minh họa: Canva)
Liệu pháp oxy cao áp
Sử dụng oxy cao áp giúp tăng áp suất không khí lên 3 lần, giúp bệnh nhân nhận được nhiều oxy hơn bình thường. Khi đó, oxy sẽ theo máu truyền đi khắp cơ thể giúp kích thích hệ miễn dịch và tăng sinh tế bào gốc, thúc đẩy quá trình điều trị vết thương tốt hơn.
Quan sát biến chứng
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần được theo dõi huyết áp, tim mạch, lượng nước tiểu của bệnh nhân, đồng thời thực hiện xét nghiệm như các xét nghiệm điện giải, cơ chế đông máu, phân tích khí máu để kịp thời điều trị suy tim, suy thận,...
Tài liệu tham khảo: Hoàn Mỹ, wikipedia
Xem thêm