HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC SỨC KHỎE F0 TẠI NHÀ

Với số lượng các ca nhiễm mới liên tục được ghi nhận trên phạm vi cả nước, nguy cơ bạn bị lây nhiễm bệnh khó tránh khỏi việc ngày càng tăng cao. Trong trường hợp bạn hoặc người thân của bạn đã được xác định nhiễm COVID-19, cần phải biết những gì và thực hiện ra sao để quá trình cách ly, điều trị tại nhà diễn ra an toàn, nâng cao tỷ lệ hồi phục?

KHI NÀO THÌ NGƯỜI MẮC COVID-19 (F0) CÓ THỂ CÁCH LY VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ?

Người mắc COVID-19 (F0) là người có kết quả xét nghiệm Realtime RT-PCR dương tính. Theo quy định, các trường hợp F0 cách ly, điều trị tại nhà phải thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Hội đủ các tiêu chí lâm sàng:
    • Không có triệu chứng hoặc triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ như: sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi.
    • Không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu oxy, nhịp thở £ 20 lần/phút, SpO2 ³ 96% khi thở khí trời; không có thở bất thường như thở rên, thở rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít ở thì hít vào.
    • Đáp ứng thêm tối thiểu 1 trong 2 tiêu chí sau:
      • Đã tiêm đủ 2 mũi hoặc 1 mũi vaccin phòng COVID-19 sau 14 ngày, HOẶC
      • Có đủ 3 yếu tố sau: Trẻ em trên 1 tuổi, người lớn < 50 tuổi; Không có bệnh nền (Nếu bệnh nền ổn định thì vẫn có thể xem xét cách ly tại nhà); Không đang mang thai.
  • Có khả năng tự chăm sóc:
    • F0 có thể tự chăm sóc bản thân (như ăn uống, tắm rửa, giặt đồ, vệ sinh…), biết cách đo thân nhiệt.
    • Có khả năng tự dùng thuốc theo đơn thuốc của bác sĩ; có khả năng liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, giám sát và khi có tình trạng cấp cứu.
    • Trường hợp F0 là trẻ em hoặc người không có khả năng tự chăm sóc bản thân, gia đình phải có người chăm sóc đáp ứng các tiêu chí trên và cũng phải áp dụng biện pháp cách ly tương tự F0.

F0 CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ ĐỂ CÁCH LY VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ?

Chuẩn bị thuốc điều trị tại nhà gồm: Thuốc điều trị COVID-19 tại nhà do Cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà cấp phát; thuốc đang điều trị bệnh nền (tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, hen phế quản...) đủ sử dụng trong 1 tháng.

 

Chuẩn bị các vật dụng cần thiết khi cách ly tại nhà gồm: Nhiệt kế, thiết bị đo SpO2, máy đo huyết áp (nếu có); khẩu trang y tế; phương tiện vệ sinh tay; dung dịch nước muối sinh lý để sức họng, rửa mũi; vật dụng cá nhân; thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy.

NHỮNG ĐIỀU F0 CẦN LÀM KHI CÁCH LY TẠI NHÀ?

  • Không bi quan, giữ tâm lý luôn thoải mái. Khi gặp khó khăn, liên hệ nhân viên y tế để được tư vấn từ xa.
  • Tự theo dõi sức khỏe: Đo thân nhiệt, đếm nhịp thở, đo SpO2 (nếu đo được) ít nhất 2 lần/ngày, hoặc khi cảm thấy mệt, khó thở.
  • Mang khẩu trang liên tục, rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên.
  • Rửa mũi, súc họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
  • Thường xuyên tập thở, vận động nâng cao sức khỏe.
  • Uống đủ nước hoặc nhiều hơn nếu có sốt, tiêu chảy. Không bỏ bữa, tăng cường dinh dưỡng, ăn uống đủ chất, tăng cường trái cây tươi, rau xanh.
  • Khai báo y tế mỗi ngày 2 lần hoặc khi có triệu chứng bất thường qua phiếu tự theo dõi sức khỏe hoặc điện thoại cho nhân viên chăm sóc trực tiếp.
  • Nơi cách ly phải thông thoáng, không sử dụng máy lạnh trung tâm; thường xuyên làm vệ sinh các bề mặt, vật dụng, nhà vệ sinh; phân loại chất thải đúng quy định.
  • Có số điện thoại của nhân viên y tế Cơ sở đang quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà để liên hệ khi cần tư vấn, hỗ trợ; Trạm Y tế lưu động, Tổ Y tế lưu động, Đội cấp cứu lưu động quận, huyện.

NHỮNG ĐIỀU F0 KHÔNG NÊN LÀM?

  • Không tự ý rời khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly.
  • Không sử dụng chung vật dụng với người khác.
  • Không ăn uống cùng với người khác.
  • Không tiếp xúc gần với người khác hoặc vật nuôi.

Trường hợp cần có người chăm sóc, người chăm sóc phải đeo khẩu trang, kính chắn giọt bắn, vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc.

CÁC DẤU HIỆU CHUYỂN NẶNG VÀ KHI NÀO F0 CÁCH LY TẠI NHÀ CẦN XỬ TRÍ CẤP CỨU?

Người F0 hoặc người chăm sóc báo ngay cho Cơ sở đang quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà nếu F0 có MỘT trong các dấu hiệu sau đây:

  • Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.
  • Nhịp thở tăng: ³ 21 lần/phút đối với người lớn; ³ 40 lần/phút đối với trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi; ³ 30 lần/phút đối với trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.
  • Độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi (SpO2) < 96% (nếu đo được).
  • Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 nhịp/phút.
  • Huyết áp thấp: Huyết áp tối đa < 90mmHg, huyết áp tối thiểu < 60mmHg (nếu đo được).
  • Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.
  • Thay đổi ý thức: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.
  • Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.
  • Không thể uống.
  • Trẻ có biểu hiện: sốt trên 38oC, đau rát họng, ho, tiêu chảy, trẻ mệt, không chịu chơi, tức ngực, cảm giác khó thở, SpO2 < 96% (nếu đo được), ăn/bú kém...

Khi F0 cách ly tại nhà có các dấu hiệu chuyển nặng, Cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà sẽ hướng dẫn, xử trí cấp cứu và vận chuyển đến bệnh viên gần nhất cho người bệnh.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ COVID-19 TẠI NHÀ CHO F0 LÀ NGƯỜI TRÊN 18 TUỔI

Thuốc điều trị COVID-19 tại nhà được cấp phát bao gồm 3 gói:

  • Gói thuốc A là những thuốc thông dụng bao gồm thuốc hạ sốt và thuốc nâng cao thể trạng.
  • Gói thuốc B là thuốc kháng viêm và thuốc chống đông chỉ sử dụng trong tình huống đặc biệt.
  • Gói thuốc C là thuốc kháng virus với liều dùng theo thuyết minh đề cương thử nghiệm lâm sàng đã được phê duyệt.

Cách sử dụng gói thuốc A

Cách sử dụng gói thuốc C

Gói thuốc B chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ

Cần lưu ý:

  • Thuốc số 5 không sử dụng cho phụ nữ đang có thai hoặc có kế hoạch có thai, đang cho con bú.
  • Thuốc số 3 và số 4 không sử dụng cho các trường hợp sau: Phụ nữ có thai và đang cho con bú, người có mắc một trong những bệnh (viêm loét dạ dày tá tràng, suy gan, suy thận, các bệnh lý dễ gây chảy máu đường tiêu hóa, đường tiết niệu và các bệnh lý dễ gây chảy máu khác).

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ COVID-19 TẠI NHÀ CHO F0 LÀ TRẺ EM TRÊN 1 TUỔI

Trường hợp trẻ mắc bệnh COVID-19, các bậc phụ huynh hoặc người chăm sóc cho trẻ cần phải lưu ý thực hiện các điều sau đây:

  • Cho trẻ nằm phòng riêng.
  • Cần áp dụng phòng ngừa chuẩn, đeo khẩu trang với trẻ ³ 2 tuổi.
  • Điều trị triệu chứng:
    • Hạ sốt khi nhiệt độ ³ 38.5oC: Paracetamol liều 10-15mg/kg/lần mỗi 6 giờ.
    • Thuốc điều trị ho: Ưu tiên dùng thuốc ho thảo dược.
  • Uống nhiều nước.
  • Đảm bảo dinh dưỡng: bú mẹ, ăn đầy đủ.
  • Vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng.
  • Tập thể dục tại chỗ và tập thở ít nhất 15 phút/ngày (trẻ lớn).
  • Theo dõi:
    • Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt.
    • Đo SpO2 (nếu có thiết bị) tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ mệt, thở nhanh/khó thở.
  • Khai báo y tế hàng ngày, báo nhân viên y tế khi có dấu hiệu cảnh báo như sau:

Bảng hướng dẫn sử dụng gói thuốc điều trị COVID-19 cho trẻ em tại nhà:

Trên đây là những thông tin được hướng dẫn để F0 có thể cách ly và điều trị tại nhà. Ngoài việc nắm rõ và tuân thủ quá trình cách ly, điều trị thì F0 cũng nên cập nhật tin tức về dịch bệnh thường xuyên, trên các trang thông tin đáng tin cậy.

Nguồn: Sở Y tế Cần Thơ, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh.



Tin tức liên quan

LỢI ÍCH TUYỆT VỜI CỦA KHIÊU VŨ VỚI SỨC KHỎE NÃO BỘ
LỢI ÍCH TUYỆT VỜI CỦA KHIÊU VŨ VỚI SỨC KHỎE NÃO BỘ

989 Lượt xem

Liệu bạn có hứng thú với việc để cơ thể nhảy múa trên nền nhạc, trình diễn những động tác uyển chuyển đẹp mắt? Khiêu vũ không chỉ là hoạt động trải nghiệm tuyệt vời của bạn với bạn bè hoặc “nửa kia” của mình, mà nó còn có khả năng giúp cải thiện chức năng não bộ - điều có thể khiến bạn bất ngờ khi đọc xong bài viết này đấy.

VIÊN UỐNG BỔ NÃO PT GINKGO GIÚP GIẢM CĂNG THẲNG
VIÊN UỐNG BỔ NÃO PT GINKGO GIÚP GIẢM CĂNG THẲNG

932 Lượt xem

Hẳn mỗi người chúng ta đều từng gặp căng thẳng ít nhất một lần, nguyên nhân có thể từ vấn đề gia đình, công việc hay sức khỏe. Thông thường căng thẳng chỉ xảy ra tạm thời, sau đó giảm bớt khi thời gian trôi qua. Tuy nhiên nếu bạn gặp căng thẳng kéo dài, gây kiệt quệ về thể chất và tinh thần thì lúc đó cần tìm một giải pháp khác. Một trong các giải pháp đó chính là viên uống bổ não PT Ginkgo.

CÁC LOẠI THỰC PHẨM TỐT CHO NGƯỜI GIÀ
CÁC LOẠI THỰC PHẨM TỐT CHO NGƯỜI GIÀ

948 Lượt xem

Người già nên ăn gì để duy trì sức khỏe dẻo dai? Đây là những mối quan tâm hàng đầu cho người cao tuổi. Tuy nhiên có quá nhiều khó khăn cản trở đến nhu cầu sử dụng thực phẩm tốt cho người cao tuổi. Sau đây là một số nguyên nhân và giải pháp để tăng nhu cầu sử dụng thực phẩm tốt cho người già.

TĂNG TẬP TRUNG VÀ NẠP NĂNG LƯỢNG BẰNG MATCHA MỖI SÁNG
TĂNG TẬP TRUNG VÀ NẠP NĂNG LƯỢNG BẰNG MATCHA MỖI SÁNG

1056 Lượt xem

Không giống như cà phê, matcha mang lại hương vị ngon miệng hơn. Đây là nhờ nồng độ cao flavonoid và L-theanine có trong matcha, giúp làm tăng sóng alpha của não và tạo ra các hiệu ứng thư giãn nhờ tăng serotonin, GABA và dopamine. Nhấm nháp một ly matcha mỗi ngày có thể tạo tác động tích cực đến năng lượng, sự tập trung và sức khỏe tổng thể của bạn.

ỔI NHIỀU VITAMIN C GẤP 4 LẦN CAM, NHƯNG 4 NHÓM NGƯỜI NÀY CẦN HẠN CHẾ
ỔI NHIỀU VITAMIN C GẤP 4 LẦN CAM, NHƯNG 4 NHÓM NGƯỜI NÀY CẦN HẠN CHẾ

1261 Lượt xem

Ổi là một loại trái cây quen thuộc của người Việt. Ăn ổi thường xuyên và đúng cách có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, làm đẹp, giảm cân và một số tác dụng chữa bệnh khác. Tuy nhiên, dưới đây là 4 nhóm người nên hạn chế dùng ổi.

5 CÁCH CẢI THIỆN TRÍ NHỚ CHO NGƯỜI GIÀ
5 CÁCH CẢI THIỆN TRÍ NHỚ CHO NGƯỜI GIÀ

1179 Lượt xem

Khi lớn tuổi, cơ thể bị lão hóa, trí nhớ người già thường bị ảnh hưởng gây nên chứng hay quên, thậm chí là lú lẫn. Vậy để cải thiện vấn đề này ở người già nên làm gì?

BỊ ĐAU ĐẦU, ĐAU NỬA ĐẦU NÊN ĂN GÌ, TRÁNH GÌ?
BỊ ĐAU ĐẦU, ĐAU NỬA ĐẦU NÊN ĂN GÌ, TRÁNH GÌ?

874 Lượt xem

Đau nửa đầu thường gây ra những cơn đau đầu dữ dội, thường ở một bên đầu và kèm theo những triệu chứng buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng. Một trong những cách ngăn ngừa đau đầu, đau nửa đầu là điều chỉnh chế độ ăn uống. Vậy thức ăn nào bạn nên ăn, thức ăn nào bạn nên tránh khi bị đau đầu?

ĂN GÌ GIÚP BẠN NHANH LIỀN XƯƠNG?
ĂN GÌ GIÚP BẠN NHANH LIỀN XƯƠNG?

1085 Lượt xem

Gãy xương là một tai nạn gây đau đớn và cần một thời gian nhất định để xương tái cấu trúc lại. Trong thời gian đó, để thúc đẩy quá trình hồi phục sau gãy xương, người bệnh cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, giàu chất dinh dưỡng. Vậy ăn gì để nhanh liền xương?

NGUY HIỂM RƯỢU BIA GÂY SUY GIẢM TRÍ NHỚ
NGUY HIỂM RƯỢU BIA GÂY SUY GIẢM TRÍ NHỚ

1047 Lượt xem

Người uống rượu bia có thể bị suy giảm trí nhớ nghiêm trọng, bao gồm tình trạng mất trí nhớ tạm thời hoặc vĩnh viễn, đặc biệt ở người thường xuyên uống rượu bia, nghiện rượu hoặc người lớn tuổi.

SUY GIẢM TRÍ NHỚ THƯỜNG GẶP Ở AI?
SUY GIẢM TRÍ NHỚ THƯỜNG GẶP Ở AI?

622 Lượt xem

Suy giảm trí nhớ là tình trạng mà một người bị mất khả năng nhớ hoặc khó khăn trong việc truy cập thông tin đã lưu trữ trong bộ não. Sự suy giảm này có thể xảy ra ở nhiều đối tượng. Do đó, hãy cùng tìm hiểu xem những ai thường gặp phải tình trạng này để có biện pháp khắc phục kịp thời nhé!


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng