Ý NGHĨA SỨC KHỎE TỪ PHONG TỤC TẾT XƯA

Mặc dù thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay đã làm thay đổi khá nhiều đến các phong tục đón năm mới nhưng khi năm hết Tết đến người ta lại quay về với những phong tục cổ truyền. Trên hết, những phong tục này cũng có nguồn gốc sâu xa từ văn minh nông nghiệp lúa nước và bảo vệ sức khỏe khi thời tiết chuyển mùa.

Dựng cây nêu - từ tâm linh đến sức khỏe tâm thần

Người Việt đón năm mới trong giai đoạn chuyển mùa và mở đầu cho một thời vụ mới với nhiều nghi lễ tạ trời đất, thần linh, tổ tiên và cầu mưa để cho mùa màng được thuận hòa. Phong tục dựng cây nêu cũng hội tụ nhiều yếu tố văn hóa và có cả yếu tố về bảo vệ sức khỏe tâm thần theo y học hiện đại. Cây nêu ở nhiều vùng quê hiện nay thường là cây tre tước hết cành, nhưng để ngọn là những cụm lá trên cao nhất.Trên ngọn cũng thường buộc vào đó một lúm lông gà trống, một mớ lá đa hay vạn niên thanh.Gần đỉnh treo một cái võng tre, có buộc những con cá nhỏ, những chiếc chuông và khánh nhỏ bằng đất nung phát ra âm thanh nhẹ và êm khi gió thổi.Dưới vòng này buộc một cái mũ thần, những miếng trầu, lá dứa và gai xương rồng. Ở đỉnh còn treo một cái đèn để thắp vào ban đêm. Cây nêu được làm như vậy để chỉ đường cho tổ tiên trở về ăn Tết trong gia đình với những người đang sống.Ánh sáng, gai các cành cây, cùng âm thanh của các vật làm bằng đất nung phát ra lúc gió thổi, cây nêu làm ma quỷ sợ hãi, chúng tưởng đang đứng trước vị thần hay đức Phật.

Với góc nhìn từ y học hiện đại ngày nay, cây nêu không những là biểu tượng của tâm linh, đón chào năm mới, tưởng nhớ tổ tiên, trấn áp tà ma, cái xấu mà còn là yếu tố tư tưởng, giữ cho tâm thế của mọi người trong gia đình được an vui, mạnh khỏe. Đây là cách người dân giải tỏa những lo âu với các thế lực siêu nhiên của thời xa xưa để bằng an đón chào năm mới.Đó cũng là một biện pháp giải trừ âu lo, phiền muộn mà y học hiện đại cần quan tâm khi điều trị các triệu chứng liên quan đến sức khỏe tâm thần, đến tâm lý của con người.

Phong tục Tết xưa và sức khỏe

Cây nêu được làm để chỉ đường cho tổ tiên trở về ăn Tết trong gia đình và làm ma quỷ sợ hãi

Phong tục Tết xưavà sức khỏe

Dựng nêu ăn Tết

Tắm tất niên, xuất hành, mừng tuổi mới

Trưa 30 Tết ở hầu hết các gia đình người Việt đều có nồi nước thơm đun sôi  với hoa mùi già, hương nhu, lá chanh, lá bưởi... để tắm gội. Ngày trước còn ăn nước giếng, người ta gánh nước đổ vào bể ném theo mấy đồng tiền  với mong muốn tiền vào như nước.

Ý nghĩa thiêng liêng của lễ giao thừa là cầu phúc, cầu may mắn, mưa thuận gió hòa. Người ta tin và hy vọng chu kỳ mới bắt đầu sẽ có sự thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Vì vậy phải tống cựu nghinh tân, phải lễ tạ thần linh.Trước đó người ta dọn sạch cửa nhà, vườn tược, chuẩn bị quần áo mới, sắm sửa lễ vật để đón giao thừa.

Gạo là sản vật quý của ngày xưa nên được dùng để chế biến các thứ bánh như bánh chưng, bánh dày...; rồi các loại xôi chè: xôi gấc, xôi đậu, xôi trắng... chè kho, chè hoa cau...

Vào lúc giao thừa, người ta đi xuất hành, xông đất để mong được điều tốt lành. Tết người ta đi chợ mua trầu cau, mua muối cầu may; trong mấy ngày Tết trong nhà luôn luôn có lửa, có đèn sáng, hương được thắp liên tục.

Có nhiều người còn xem chân gà để mong được thông tin tốt lành của năm mới. Người ta mừng tuổi, mừng thọ, chúc tụng nhau, khai bút, khai đàn, thăm viếng nhau, vui chơi giải trí, mời nhau ăn cỗ…

Phong tục Tết xưa và sức khỏe

Người dân mua lá mùi già về tắm tất niên

Những nghi lễ phồn thực

Nghi lễ phồn thực thấm đậm trong các lễ hội của làng quê. Người người trẩy hội với niềm tin rằng sự sinh sôi nảy nở của muôn loài là kết quả của sự giao phối giữa đực - cái, nam - nữ, đất - trời và sùng bái tôn thờ sức mạnh siêu nhiên đó với biểu tượng thờ dương vật và âm vật (linga và yoni) cùng với những động tác mô phỏng, thậm chí cả hành động giao phối thực trong nghi lễ nông nghiệp. Người ta tin rằng việc mô tả những động tác giao hoan ở nam - nữ sẽ kích thích thần linh đem lại sự sinh sôi nảy nở cho cuộc sống, cảm ứng và lan truyền sang vật nuôi, cây trồng, đem lại cho con người nhiều của cải. Nhiều nơi, người dân vẫn thờ sinh thực khí dưới hình thức thờ cúng nõ - nường bằng gỗ.

Trong các lễ hội hạ điền, xuống đồng, người dân còn thi đánh trống cho thủng, chơi đánh đu nam nữ, múa kiếm múa mộc (kiếm bằng nõn chuối, mộc bằng mo cau)... với những động tác mô phỏng giao phối nam - nữ.

Con người là nguồn lực quý của mọi sự phát triển. Những nghi lễ này không những là yếu tố tâm linh dân sinh muốn gửi đến vạn vật mà còn là men say để thúc đẩy sự sinh sản, mong muốn đời sống ấm no, hạnh phúc.

Ngày nay cuộc sống đã đi vào hiện đại. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã làm cho đời sống vật chất của con người thay đổi, nhiều hình thức vui chơi giải trí, nhiều sản phẩm văn hóa được kết hợp một cách tinh vi giữa nghệ thuật - kỹ thuật - kinh doanh có sức hấp dẫn mạnh mẽ, nhất là đối với lớp trẻ. Tuy vậy, những nghi thức và những phong tục tập quán của ngày Tết xưa vẫn còn trong văn hóa đón xuân vui Tết ở nhiều nơi. Nên dù mọi người đi đâu về đâu vẫn háo hức mong chờ ngày Tết để được sum họp với gia đình, bạn bè, làng xóm để vui chơi, nghỉ ngơi, thăm hỏi trong không khí linh thiêng của ngày đầu xuân năm mới.

Phong vị Tết cổ truyền với “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ - Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” cùng với những truyền thống văn hóa tốt đẹp luôn được giữ gìn và phát huy, không bao giờ phai mờ trong tâm khảm người Việt Nam.

Tiết mục khai mạc Tuần lễ Văn hóa- Thể thao mừng Đảng- mừng Xuân quận Bình Thủy. Ảnh: ĐĂNG HUỲNH

Lễ hội Kỳ yên Hạ điền Đình Bình Thủy ở Cần Thơ

Nguồn: suckhoedoisong.



Tin tức liên quan

AI NÊN TIÊM VACCINE HPV? TẤT TẦN TẬT NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ HPV
AI NÊN TIÊM VACCINE HPV? TẤT TẦN TẬT NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ HPV

1164 Lượt xem

Vaccine HPV có tác dụng phòng bệnh ung thư cổ tử cung. Tiêm phòng ung thư cổ tử cung giúp ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm hàng đầu ở phụ nữ. Ung thư cổ tử cung đang là bệnh phổ biến thứ hai ở phụ nữ trên toàn thế giới và xếp thứ 4 về các bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong trên toàn cầu. Mặc dù đây là loại vaccine đã sử dụng trong nhiều năm, nhưng không phải ai cũng biết loại vaccine này hoạt động như thế nào và có an toàn không.

12 SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ NÃO BỘ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
12 SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ NÃO BỘ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

854 Lượt xem

Mặc dù là cơ quan thiết yếu đối với sự tồn tại của chúng ta, não bộ vẫn là một bí ẩn giống như hành tinh từ một thiên hà xa xôi vậy. Còn rất nhiều điều chúng ta chưa biết về não bộ, nhưng sau đây là 12 sự thật thú vị mà khoa học đã khám phá được.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ SINH HOẠT CHO NGƯỜI BỆNH GOUT
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ SINH HOẠT CHO NGƯỜI BỆNH GOUT

2053 Lượt xem

Gout là một căn bệnh liên quan mật thiết đến sự phát triển kinh tế hiện đại và cơ cấu của chế độ ăn uống do rối loạn chuyển hóa purin hoặc giảm sự đào thải axit uric máu. Do đó, một chế độ ăn lành mạnh và đúng cách, kết hợp với thói quen sinh hoạt khoa học hàng ngày là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân gout.

BỆNH HUYẾT ÁP TRONG MÙA NẮNG NÓNG VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG
BỆNH HUYẾT ÁP TRONG MÙA NẮNG NÓNG VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG

8481 Lượt xem

Huyết áp có xu hướng cao hơn trong thời tiết lạnh và trở nên thấp hơn trong thời tiết nóng. Chính vì thế mà giữa nhiệt độ cao và tình trạng huyết áp cao có mối quan hệ tiêu cực nhất định. Mùa hè năm nay đặc biệt nóng với cường độ nắng nóng gay gắt hơn. Cùng với đó là sự chênh lệch nhiệt độ giữa buổi sáng và buổi tối lớn hơn khiến cho bệnh nhân cao huyết áp cảm thấy khó chịu hơn và có thể dẫn đến các tình trạng bệnh nặng hơn.

LẠM DỤNG NƯỚC NGỌT CÓ GA LÀM TĂNG NGUY CƠ TỬ VONG DO UNG THƯ VÚ
LẠM DỤNG NƯỚC NGỌT CÓ GA LÀM TĂNG NGUY CƠ TỬ VONG DO UNG THƯ VÚ

769 Lượt xem

Một nghiên cứu từ Đại học Buffalo (New York, Mỹ) cho thấy, chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của phụ nữ sau chẩn đoán và điều trị ung thư vú. Trong đó có liên quan đến một loại đồ uống được nhiều người sử dụng rộng rãi – nước ngọt có ga.

TẠI SAO UỐNG RƯỢU LẠI GÂY ĐAU ĐẦU?
TẠI SAO UỐNG RƯỢU LẠI GÂY ĐAU ĐẦU?

763 Lượt xem

Nhiều người uống quá nhiều rượu vào buổi tối thường bị đau đầu sáng hôm sau khi thức dậy. Đặc biệt với bệnh nhân thường xuyên bị đau nửa đầu, chỉ cần tiêu thụ một lượng rượu nhỏ cũng đủ khiến cơn nhức đầu tấn công dữ dội. Tại sao lại xảy ra tình trạng này, và khi gặp phải bạn nên xử trí thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này.

GIẤC NGỦ THAY ĐỔI THẾ NÀO TRONG SUỐT CUỘC ĐỜI BẠN?
GIẤC NGỦ THAY ĐỔI THẾ NÀO TRONG SUỐT CUỘC ĐỜI BẠN?

948 Lượt xem

Trong suốt quá trình sinh trưởng từ khi nhỏ tới khi già giấc ngủ của bạn luôn có sự thay đổi nhất định. Những thay đổi này có thể góp phần gây ra những vấn đề liên quan tới giấc ngủ. Mặc dù điều này rất thường gặp nhưng chúng ta có thể phòng tránh những ảnh hưởng của thay đổi giấc ngủ.

NGƯỜI LỚN THIẾU CANXI, NÊN UỐNG GÌ ĐỂ BỔ SUNG?
NGƯỜI LỚN THIẾU CANXI, NÊN UỐNG GÌ ĐỂ BỔ SUNG?

707 Lượt xem

Canxi là một trong những khoáng chất vô cùng cần thiết đối với cơ thể, giúp cho xương chúng ta chắc khỏe. Khi cơ thể thiếu canxi sẽ có những dấu hiệu cảnh báo như chuột rút, chân tay đau nhức... Vậy người lớn thiếu canxi nên uống gì để bổ sung?

BỆNH VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI WHITMORE GÂY RA BỞI BURKHOLDERIA PSEUDOMALLEI
BỆNH VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI WHITMORE GÂY RA BỞI BURKHOLDERIA PSEUDOMALLEI

499 Lượt xem

Vi khuẩn ăn thịt người là một thuật ngữ để chỉ các loại vi khuẩn gây ra tình trạng nhiễm trùng sâu từ da xuống màng cơ, diễn biến của căn bệnh xảy ra nhanh và nặng, tỷ lệ tử vong cao. Gần đây nhất là thông tin về một bệnh nhi 15 tuổi ở Thanh Hóa đã tử vong bởi một loại vi khuẩn ăn thịt người có tên là Burkholderia pseudomallei vào ngày 19-09-2023.

BẠN CÓ PHÂN BIỆT ĐƯỢC ĐAU ĐẦU DO XOANG VÀ ĐAU NỬA ĐẦU?
BẠN CÓ PHÂN BIỆT ĐƯỢC ĐAU ĐẦU DO XOANG VÀ ĐAU NỬA ĐẦU?

755 Lượt xem

Đau đầu do xoang thường được chẩn đoán nhầm với bệnh đau nửa đầu vì các triệu chứng bệnh gần giống nhau. Người bệnh cần dựa vào triệu chứng báo hiệu để chẩn đoán và phân biệt chính xác hai căn bệnh này.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng