CÔNG DỤNG VÀ NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN KHI SỬ DỤNG MẬT ONG TRONG ĐIỀU TRỊ HO
Từ lâu, mật ong đã trở nên quen thuộc với mọi người bởi những công dụng tuyệt vời mà nó mang lại. Không chỉ được biết đến với vai trò là một chất làm ngọt tự nhiên sử dụng trong chế biến thức ăn mà mật ong còn là một phương thuốc lâu đời tuyệt vời để điều trị viêm họng và ho ở trẻ em và người lớn.
Một số thông tin về mật ong
Mật ong là một loại sản phẩm tự nhiên được tạo ra bởi những con ong thợ. Các con ong này lấy mật từ hoa, sau đó cấy vào tổ ong để chuyển hóa thành mật ong.
Mật ong có vị ngọt, đậm đà và thường được sử dụng như một loại đường tự nhiên trong nhiều món ăn và đồ uống. Ngoài ra mật ong còn có công dụng tuyệt vời trong y học cổ truyền và cả y học hiện đại, nó được xem như một liệu pháp tự nhiên dùng trong điều trị các triệu chứng cảm lạnh, ho, viêm họng và một số bệnh khác. Không những thế, mật ong còn có tính khử trùng, kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và kích thích quá trình làm lành vết thương.
Tuy nhiên, mật ong có thể gây dị ứng, đặc biệt là những người bị dị ứng với phấn hoa. Do đó, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng mật ong nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
Mật ong là một loại sản phẩm tự nhiên được tạo ra bởi những con ong thợ (Ảnh minh họa: Pexels)
Công dụng của mật ong trong điều trị ho
Từ lâu, mật ong đã được sử dụng rộng rãi như một phương thuốc dân gian dùng trong điều trị các triệu chứng ho bao gồm ho khan và ho có đờm. Bên cạnh đó, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mật ong có hiệu quả hơn giả dược (các loại thuốc không chứa dược chất và cũng không có giá trị chữa bệnh lâm sàng, loại thuốc này thường được các bác sĩ chỉ định đối với những bệnh nhân chỉ có vài biểu hiện bệnh hay triệu chứng lâm sàng) trong việc giảm ho và có thể tốt hơn các loại thuốc không kê đơn. Hơn nữa, theo một số nghiên cứu thì có thể có ít hoặc không có sự khác biệt giữa tác dụng của mật ong và dextromethorphan (hỗn hợp trị ho không kê đơn) hay mật ong có thể chống lại mọi cơn ho tốt hơn diphenhydramin.
Trong đông y, mật ong có tác dụng làm mềm phổi và phế quản, khả năng kháng khuẩn và kháng viêm, chống oxy hóa nên được ghi nhận là có công dụng điều trị ho mãn tính và ho khan, viêm đường hô hấp. Đặc biệt là một số vi sinh vật có trong phấn hoa và tổ ong cũng hiện diện trong mật ong nên giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và tăng cường khả năng miễn dịch.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mật ong chỉ có tác dụng giảm ho trong trường hợp ho do viêm họng hay cảm lạnh thông thường, nó không thay thế cho việc điều trị y khoa. Do đó, nếu ho kéo dài hoặc có các triệu chứng khác như sốt cao, khó thở, đau ngực, bạn cần tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ để nhận được các biện pháp điều trị phù hợp và kịp thời.
Cách dùng mật ong để trị ho
Để sử dụng mật ong trong điều trị ho, bạn có thể pha mật ong với nước ấm hoặc tinh dầu cam để tạo thành một loại siro tự nhiên hay sử dụng các loại siro ho được điều chế từ thành phần chính là mật ong kết hợp với một số thảo dược tự nhiên trị ho khác để có được tác dụng trị ho tốt nhất như siro ho Immutussin, Thymoholibee, CTT Global lá thường xuân – cát cánh – trần bì hay siro ho Kebtux,...
Kết hợp mật ong với các gia vị khác: bạn có thể kết hợp mật ong với gừng, tỏi, chanh. Sự kết hợp này giúp tăng cường tác dụng kháng khuẩn, giảm các triệu chứng ho và đau họng.
Mix mật ong với dầu dừa: hỗn hợp này được sử dụng như một liệu pháp tự nhiên giúp giảm ho và kháng viêm đường hô hấp.
Có thể pha mật ong với nước ấm hoặc tinh dầu cam để điều trị ho (Ảnh minh họa: Pexels)
Nên dùng bao nhiêu mật ong trong điều trị ho?
Trong điều trị ho, việc sử dụng mật ong là một phương pháp tự nhiên giúp giảm các triệu chứng ho. Tuy nhiên, không có một liều lượng chính xác về việc sử dụng mật ong được khuyến cáo trong điều trị ho.
Nếu bạn muốn sử dụng mật ong để giảm ho, bạn có thể sử dụng khoảng 1-2 muỗng cà phê mật ong mỗi ngày.
Những ai không thể sử dụng mật ong?
Không được cho trẻ dưới 1 tuổi dùng mật ong vì mật ong có thể chứa Clostridium botulinum – một loại vi khuẩn được tìm thấy trong đất. Mặc dù hệ thống tiêu hóa của hầu hết những người trưởng thành có thể xử lý các bào tử này, nhưng hệ thống tiêu hóa ở trẻ sơ sinh vẫn còn quá non nớt nên vi khuẩn dễ dàng phát triển và tạo độc tố trong đường ruột. Điều này dẫn đến yếu cơ, gây ra các vấn đề về hô hấp và bệnh nhân cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Không được cho trẻ dưới 1 tuổi dùng mật ong (Ảnh minh họa: Pexels)
Những người nhạy cảm hay dị ứng với thành phần của mật ong, phấn hoa.
Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng mật ong quá nhiều.
Bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế sử dụng mật ong vì một muỗng mật ong chứa nhiều carbohydrate và calo hơn đường trắng và đường nâu, chính vì thế mà mật ong có thể làm tăng lượng đường trong máu nếu sử dụng nhiều.
Tài liệu tham khảo: webmd, bbc.com
Xem thêm