DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ
Biết và hiểu được những dấu hiệu nhận biết đau mắt đỏ sẽ là một trong những cách giúp bạn phát hiện sớm tình trạng sức khỏe của mắt để có thể kịp thời điều trị, bảo vệ thị lực của mắt, đảm bảo chất lượng cuộc sống và hạn chế ảnh hưởng đến những người xung quanh.
1. Biến chứng của bệnh đau mắt đỏ
Thông thường, bệnh đau mắt đỏ sẽ tự khỏi hoặc sau khi bạn tuân thủ sử dụng các loại thuốc được bác sĩ chuyên khoa mắt hay cơ sở y tế kê đơn mà không có vấn đề lâu dài. Bệnh đau mắt đỏ ở tình trạng nhẹ hầu như vô hại và sẽ dần biến mất sau một thời gian điều trị.
Tuy nhiên, một số dạng viêm kết mạc (do lậu, chlamydia hoặc một số chủng adenovirus) có thể trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng đến thị lực của mắt khi đau mắt đỏ có thể để lại sẹo trên giác mạc của bạn.
Nếu do virus gây ra, bệnh đau mắt đỏ sẽ thuyên giảm sau 2 đến 3 tuần bởi nếu viêm kết mạc do vi khuẩn gây ra, thuốc kháng sinh có thể đẩy nhanh quá trình hết bệnh.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh đau mắt đỏ
Nhận biết bệnh đau mắt đỏ càng sớm sẽ giúp đẩy nhanh quá trình điều trị và bảo vệ thị lực, sức khỏe của đôi mắt. Đồng thời đảm bảo chất lượng cuộc sống, sinh hoạt và hoạt động hằng ngày của mọi chúng ta.
Bởi thế mà bạn nên quan sát và thường xuyên quan tâm đến đôi mắt để có thể phát hiện ra kịp thời các tình trạng bất thường ở mắt để thăm khám kịp thời.
Do đó, những dấu hiệu nhận biết đau mắt đỏ sẽ giúp bạn biết được chính bản thân bạn và những người xung quanh có đang gặp phải tình trạng đau mắt đỏ hay không.
Dấu hiệu nhận biết bệnh đau mắt đỏ cũng tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh mà sẽ có những dấu hiệu nhận biết bệnh đau mắt đỏ khác nhau.
Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế cho biết, các dấu hiệu nhận biết bệnh đau mắt đỏ như sau:
Dấu hiệu nhận biết bệnh đau mắt đỏ được biểu hiện chính bằng mắt đỏ và có ghèn. Dấu hiệu nhận biết bệnh đau mắt đỏ ở người nhiễm bệnh thường sẽ bị đỏ ở một bên mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai.
Dấu hiệu nhận biết bệnh đau mắt đỏ thường gặp là người bị bệnh cảm thấy khó chịu ở mắt, sau đó cộm như có cát trong mắt, mắt nhiều dử (hay thường gọi là ghèn hoặc gỉ mắt, đó là dịch nhầy được bài tiết qua đường mắt), buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều gỉ mắt (có thể có màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh) dính chặt.
Dấu hiệu nhận biết bệnh đau mắt đỏ đi kèm với việc mắt tiết ra nhiều gỉ mắt là tình trạng mí mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, nổi cộm, chảy nước mắt.
Một số trường hợp viêm kết mạc có giả mạc (giả mạc là lớp màng dai trắng khi lật mi lên mới thấy) thường lâu khỏi hơn các trường hợp khác. Bên cạnh đó, dấu hiệu nhận biết bệnh đau mắt đỏ có thể có thêm các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, xuất hiện hạch ở tai.
Thông thường người bệnh đau mắt đỏ vẫn nhìn thấy bình thường, thị lực không bị suy giảm nhưng nếu để bệnh nặng, mắt người bệnh có thể bị phù đỏ, có màng trong mắt, xuất huyết dưới kết mạc… thì hậu quả sẽ lớn hơn.
Như vậy chúng ta có thể thấy, các dấu hiệu nhận biết bệnh đau mắt đỏ với các triệu chứng điển hình chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường để có thể kiểm tra. Đồng thời với những biến chứng của bệnh đau mắt đỏ được nêu ở trên, bạn cần phải quan tâm đến đôi mắt của mình và người thân.
Vừa đảm bảo được sức khỏe, thị lực ở đôi mắt của bạn và cả những người thân yêu xung quanh.
3. Bạn cần làm gì khi phát hiện các dấu hiệu nhận biết bệnh đau mắt đỏ xuất hiện trên mắt của bạn hay những người thân xung quanh?
Khi các dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ xuất hiện trên đôi mắt của bạn hay người thân, điều đầu tiên cần làm là bạn/người thân cần phải đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chuyên khoa về mắt kiểm tra tình trạng mắt hiện tại của bạn/người thân, từ đó có thể đề xuất toa thuốc hoặc phương pháp điều trị với tình trạng hiện tại.
Đối với viêm kết mạc cấp tính, tình trạng bệnh có thể biến mất sau vài tuần điều trị khi bạn kết hợp giữa đúng toa thuốc được bác sĩ kê cùng với đó là tuân thủ trong vệ sinh đôi mắt, nghỉ ngơi và chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý.
Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế, khi có bị đau mắt đỏ bạn nên lau rửa ghèn, dử mắt ít nhất 2 lần một ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại. Đối với mắt không bị nhiễm bệnh không được nhỏ chung loại hoặc chai nhỏ mắt với mắt đang nhiễm bệnh. Và người bệnh cần tránh khói bụi bám vào mắt, đeo kính mát cho mắt vừa bảo vệ đôi mắt khỏi những tác động bên ngoài, vừa bảo vệ sức khỏe của mắt cho những người xung quanh.
Dù các dấu hiệu đau mắt đỏ nặng hay nhẹ, nhiều hay ít, tốt hơn hết bạn hãy đến cơ sở có chuyên môn để được khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh trở nặng dẫn đến các biến chứng không tốt cho thị lực của mắt.
Tài liệu tham khảo: Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế, WebMD
Xem thêm