MUỐN TĂNG KHẢ NĂNG TẬP TRUNG PHẢI LÀM THẾ NÀO?
Trong cuộc sống, chắc hẳn ai cũng mong mình có thể làm tốt được công việc hay vượt qua xuất sắc một cuộc thi nào đó nhưng vì mất sự tập trung mà kết quả nhận được lại không như mong muốn. Vậy làm cách nào để tăng khả năng tập trung.
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tập trung
Khó tập trung có thể xuất phát từ những sự việc xảy ra xung quanh chúng ta. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm sự gián đoạn từ đồng nghiệp, sự xao nhãng từ bạn cùng phòng hoặc từ những thành viên trong gia đình hoặc từ những thông báo trên các trang mạng xã hội.
Tuy nhiên, khó tập trung cũng có thể liên quan đến tình trạng sức khỏe thể chất hoặc tinh thần tiềm ẩn. Một số tình trạng phổ biến bao gồm:
- ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý): có thể tạo ra những thách thức về trí nhớ và học tập cho cả người lớn và trẻ em. Những người mắc chứng rối loạn này thường có đặc điểm là không chú ý, hiếu động và bốc đồng dai dẳng. Điều trị có thể cải thiện các triệu chứng của ADHD.
- Rối loạn hoặc suy giảm chức năng nhận thức có ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng tập trung và học tập. Những rối loạn có thể bao gồm chậm phát triển hoặc khuyết tật, chấn thương não hoặc tịnh trạng thần kinh gây ra các vấn đề đối với chức năng của não.
- Những rối loạn về sức khỏe tâm thần không được điều trị như trầm cảm hoặc lo lắng chủ yếu liên quan đến những thay đổi về tâm trạng và các triệu chứng cảm xúc khác nhưng chúng cũng có thể khiến chúng ta khó tập trung hoặc khó khăn trong học tập và ghi nhớ thông tin.
- Các chấn thương ở đầu có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và trí nhớ. Điều này thường là tạm thời, nhưng những khó khăn trong việc tập trung có thể kéo dài khi chấn thương lành lại.
- Viễn thị và các vấn đề về thị lực có thể gây ra các vấn đề về khả năng tập trung và chú ý. Nên đi kiểm tra mắt nếu cảm thấy khó tập trung hơn bình thường, thấy mình đau đầu hoặc hay nheo mắt.
2. Cách tăng khả năng tập trung
2.1 Rèn luyện trí não
Một số trò chơi dưới đây có thể giúp gia tăng sự tập trung, ví dụ như:
- Sudoku
- Câu đố ô chữ
- Cờ vua
- Câu đô ghép hình
- Trò chơi trí nhớ
Kết quả của một nghiên cứu được công bố vào năm 2015, trong số 4715 người lớn được đề nghị dành 14 phút mỗi ngày, 5 ngày trên tuần cho các hoạt động rèn luyện trí não có thể cải thiện tốt khả năng tập trung.
Trò chơi rèn luyện trí não cũng có thể giúp phát triển khả năng làm việc và trí nhớ ngắn hạn, cũng như kỷ năng xử lý và giải quyết vấn đề.
2.2 Cải thiện giấc ngủ
Thiếu ngủ có thể làm gián đoạn khả năng tập trung, chưa kể đến các chức năng nhận thức khác, chẳng hạn như trí nhớ và sự chú ý. Tình trạng thiếu ngủ thỉnh thoảng mới diễn ra có thể gây ra quá nhiều vấn đề nhưng thường xuyên không có được giấc ngủ ngon có thể ảnh hưởng nhiều đến tinh thần và hiệu quả khi làm việc. Mất ngủ có thể khiến cơ thể mệt mỏi làm chậm phản xạ, ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc làm các công việc hằng ngày khác.
Một số mẹo để giúp chúng ta có thể ngủ đủ giấc:
- Tắt tivi, điện thoại và các thiết bị điện tử 1 giờ trước khi đi ngủ.
- Giữ phòng ngủ ở nhiệt độ thoải mái, dễ chịu.
- Thư giản trước khi đi ngủ bằng âm nhạc, tắm nước ấm hoặc đọc sách.
- Tập thể dục thường xuyên, nhưng cần tránh tập nặng khi chuẩn bị đi ngủ.
2.3 Tập thể dục thường xuyên
Việc tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tăng khả năng tập trung, mang lại lợi ích sức khỏe cho mọi người. Một nghiên cứu năm 2018 việc quan sát 116 học sinh lớp 5 đã tìm ra bằng chứng cho thấy việc hoạt động thể chất hằng ngày có thể cải thiện được tình trạng sức khỏe cũng như khả năng tập trung chỉ sau 4 tuần.
Một nghiên cứu khác quan sát ở người lớn tuổi cho thấy, chỉ 1 năm luyện tập aerobic (thể dục nhịp điệu) có thể giúp giảm tối thiểu sự tiến triển của chứng mất trí nhớ xảy ra với chứng teo não liên quan đến tuổi tác.
2.4 Tập thói quen thiền
Thiền định và chánh niệm có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe và tăng khả năng tập trung.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2011 đã tìm thấy bằng chứng cho thấy việc rèn luyện thiền có thể tăng cường sự chú ý và khả năng tập trung. Thiền định cũng giúp cải thiện trí nhớ và các chức năng nhận thức khác.
Thiền không có nghĩa là chỉ ngồi yên và nhắm mắt. Tập yoga, hít thở sâu và nhiều hoạt động khác có thể giúp chúng ta thiền định.
2.5 Nghe nhạc
Bật nhạc khi học tập hoặc làm việc có thể tăng khả năng tập trung. Thậm chí nếu không thích nghe nhạc trong khi làm việc thì âm thanh thiên nhiên là một sự lựa chọn tuyệt vời giúp cải thiện sự tập trung và các chức năng khác của não bộ.
Tuy nhiên, cần tránh những thể loại nhạc yêu thích của mình vì điều này có thể gây mất tập trung vào công việc bạn đang làm.
Nguồn: Vinmec, Healthline
Xem thêm