7 GIAI ĐOẠN CỦA BỆNH ALZHEIMER

Hội chứng Alzheimer sẽ trở nên trầm trọng hơn theo thời gian. Các chuyên gia y tế dùng thuật ngữ “giai đoạn” để mô tả mức độ suy giảm năng lực nhận thức của bệnh nhân khi hội chứng Alzheimer tiến triển. Cơ cấu 7 giai đoạn sau đây do một Tiến sĩ Y khoa tại New York phát triển.

Giai đoạn 1 - Hành vi bên ngoài bình thường

Khi người thân của bạn ở trong giai đoạn bệnh Alzheimer sớm, họ sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào để có thể phát hiện ra. Chỉ có chụp PET - một xét nghiệm hình ảnh cho thấy hoạt động não, mới có thể tiết lộ một người có mắc bệnh Alzheimer hay không.

Khi bước sang 6 giai đoạn tiếp theo, người mắc bệnh Alzheimer sẽ ngày càng biểu hiện nhiều thay đổi trong suy nghĩ và lý luận.

Giai đoạn 2 - Những thay đổi rất nhẹ

Có thể bạn vẫn chưa nhận thấy điều gì bất thường trong hành vi của người bệnh, nhưng họ thực sự có những khác biệt nhỏ mà ngay cả bác sĩ cũng không nắm bắt được. Ví dụ như quên từ để nói hoặc đặt nhầm đồ vật.

Ở giai đoạn 2 của Alzheimer, người bệnh có thể có những triệu chứng rất nhẹ mà khó có thể nhận ra, điển hình như đặt nhầm chỗ đồ vật của họ (Ảnh minh họa: Pexels)

Ở giai đoạn này, các triệu chứng “tinh tế” của hội chứng Alzheimer không ảnh hưởng đến khả năng làm việc hoặc sống độc lập của người bệnh. Hãy nhớ rằng suy giảm trí nhớ cũng có thể không phải là triệu chứng của bệnh Alzheimer sớm, mà chỉ là những thay đổi bình thường do lão hóa.

Giai đoạn 3 - Suy giảm nhận thức nhẹ

Lúc này bạn bắt đầu nhận thấy những thay đổi trong suy nghĩ và lý luận của người thân mắc bệnh, chẳng hạn như:

  • Quên ngay điều vừa đọc.
  • Hỏi đi hỏi lại cùng một câu hỏi.
  • Ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc lập kế hoạch hoặc tổ chức.
  • Không thể nhớ tên khi gặp người mới.
  • Làm việc thiếu hiệu quả.
  • Đánh mất hoặc thất lạc vật có giá trị.

Bạn có thể giúp đỡ bằng cách trở thành “ký ức” của người bệnh, nhắc nhở họ thanh toán hóa đơn và đến các cuộc hẹn đúng giờ. Bạn cũng có thể đề nghị người mắc bệnh giảm bớt căng thẳng bằng cách nghỉ làm, hỗ trợ sắp xếp các công việc liên quan đến pháp lý và tài chính của họ.

Giai đoạn 4 - Bắt đầu suy giảm nhận thức vừa phải

Trong giai đoạn này, những vấn đề trong suy nghĩ và lập luận mà bạn nhận thấy ở giai đoạn 3 trở nên rõ ràng hơn, đồng thời những vấn đề mới cũng xuất hiện. Người bệnh có thể:

  • Quên chi tiết về bản thân họ.
  • Gặp khó khăn khi ghi đúng ngày và số tiền trên hóa đơn.
  • Quên tháng hoặc mùa trong năm.
  • Gặp khó khăn khi nấu các bữa ăn, thậm chí không thể gọi món từ thực đơn.
  • Không thể thực hiện các phép tính đòi hỏi tư duy.
  • Tỏ ra thờ ơ và lãnh đạm.

Bạn có thể giúp người bệnh làm việc nhà hàng ngày và cố gắng đảm bảo an toàn cho họ, chẳng hạn như không để người bệnh tự lái xe hoặc bị ai đó lợi dụng về mặt tài chính.

Bệnh nhân Alzheimer rất cần có sự quan tâm và chăm sóc của người thân (Ảnh minh họa: Pexels)

Giai đoạn 5 - Thời điểm người bệnh bị suy giảm nhận thức khá nghiêm trọng

Người bệnh có thể bắt đầu không biết bản thân đang ở đâu và hiện tại là mấy giờ. Họ có thể gặp khó khăn khi nhớ địa chỉ, số điện thoại hoặc ngôi trường đã từng đi học.

Bệnh nhân cũng cảm thấy bối rối khi lựa chọn quần áo để mặc trong ngày hoặc mặc sao cho phù hợp với thời tiết, sự kiện. Bạn có thể giúp người bệnh bằng cách lấy ra sẵn quần áo cho họ vào buổi sáng. Điều này sẽ giúp họ tự mặc quần áo và giữ ý thức độc lập.

Nếu người bệnh cứ mãi lặp lại cùng một câu hỏi, hãy kiên nhẫn trả lời với giọng điềm đạm, trấn an. Nếu nhận được câu trả lời đầy đủ thay vì sự phớt lờ và im lặng, họ có thể hỏi ít hơn. Đôi khi người bệnh chỉ hỏi để biết rằng bạn vẫn đang ở đó.

Ngay cả khi người thân của bạn không thể nhớ các sự kiện và chi tiết, họ vẫn có thể kể một câu chuyện bằng cách sử dụng trí tưởng tượng.

Giai đoạn 6 - Giai đoạn suy giảm nhận thức nghiêm trọng

Khi bệnh Alzheimer tiến triển, người thân của bạn có thể nhận ra khuôn mặt nhưng lại quên tên. Họ cũng có thể nhầm lẫn người này với người khác, chẳng hạn như nghĩ vợ là mẹ của mình. Ảo tưởng có thể xuất hiện, chẳng hạn như người bệnh nghĩ rằng cần phải đi làm ngay cả khi không còn việc làm nữa. Tính cách của họ thay đổi đáng kể, cũng như dễ đi lang thang và bị lạc.

Bạn có thể cần giúp người bệnh đi vệ sinh, bởi vì khó nói chuyện, nhưng vẫn có thể kết nối với người bệnh thông qua các giác quan. Nhiều người mắc bệnh Alzheimer thích nghe nhạc, đọc sách hoặc xem các bức ảnh cũ.

Giai đoạn 7 - Suy giảm nhận thức rất nghiêm trọng

Nhiều khả năng cơ bản của một người bị bệnh Alzheimer sẽ mất dần trong giai đoạn này, chẳng hạn như ăn uống, đi lại. Bạn có thể tiếp tục hỗ trợ bằng cách cho người thân ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, giúp họ sử dụng thìa và đảm bảo họ uống đủ nước. Điều này rất quan trọng, vì nhiều người bệnh Alzheimer giai đoạn cuối thậm chí không còn cảm giác khát nước.

Giai đoạn cuối cùng của bệnh Alzheimer là người bệnh bị suy giảm nhận thức rất nghiêm trọng (Ảnh minh họa: Pexels)

Các giai đoạn của hội chứng Alzheimer không phải lúc nào cũng được xác định rõ ràng và các triệu chứng có thể khác nhau. Tuy nhiên tham khảo những hướng dẫn về diễn biến tình trạng bệnh có thể giúp bạn lập kế hoạch chăm sóc bạn bè hoặc người thân bị bệnh Alzheimer một cách tốt hơn.

Bệnh Alzheimer thường tiến triển theo nhiều giai đoạn khác nhau nên khi nhận thấy người bệnh có những dấu hiệu ban đầu, bạn cần cho người thân tới gặp bác sĩ để có hướng can thiệp kịp thời. Việc điều trị sớm luôn mang đến kết quả tốt và giảm chi phí điều trị.

Với sự kết hợp giữa cao Ginkgo biloba (Bạch quả) và Rutin, vitamin C – PT GINKGO 120MG đem đến cho bạn các công dụng tuyệt vời trên não bộ:

 Bổ não, cải thiện trí nhớ, tăng khả năng tập trung.

 Tăng lưu thông máu lên não, tăng độ bền thành mạch, giảm tình trạng bị bệnh Alzheimer ở người cao tuổi.

 Cải thiện hội chứng rối loạn tiền đình, đau nửa đầu.

PT GINKGO hoàn toàn phù hợp với người làm việc trí óc căng thẳng, hay hoa mắt, chóng mặt mệt mỏi; người cao tuổi bị suy giảm trí nhớ, hay quên.

Nguồn: WebMD, Vinmec

Tags : giảm ho, siro ho


Tin tức liên quan

LỊCH SỬ VỀ BỆNH VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI
LỊCH SỬ VỀ BỆNH VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI

833 Lượt xem

Bạn đã bao giờ nghe nói đến bệnh vi khuẩn ăn thịt người?  Vậy căn bệnh này được phát hiện đầu tiên khi nào, lịch sử tìm ra bệnh ra sao? Bài viết hôm nay sẽ trả lời cho những câu hỏi đó.

BỆNH CHÀM THƯỜNG GẶP Ở ĐỐI TƯỢNG NÀO?
BỆNH CHÀM THƯỜNG GẶP Ở ĐỐI TƯỢNG NÀO?

577 Lượt xem

Bệnh chàm thường gặp ở đối tượng nào sẽ được nhiều người quan tâm và cần tìm hiểu để có thể có các biện pháp phòng ngừa căn bệnh này xuất hiện. Bởi thế, hãy cùng Phúc Tường tìm hiểu bệnh chàm thường gặp ở đối tượng nào nhé!

UỐNG VITAMIN C CÓ THỂ GÂY MẤT NGỦ?
UỐNG VITAMIN C CÓ THỂ GÂY MẤT NGỦ?

1128 Lượt xem

Vitamin C là dưỡng chất thiết yếu mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ như ngăn ngừa mất thị lực ở người lớn tuổi, tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên việc sử dụng vitamin C không đúng cách có thể gây ra nhiều rủi ro, một trong số đó là mất ngủ.

12 SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ NÃO BỘ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
12 SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ NÃO BỘ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

1028 Lượt xem

Mặc dù là cơ quan thiết yếu đối với sự tồn tại của chúng ta, não bộ vẫn là một bí ẩn giống như hành tinh từ một thiên hà xa xôi vậy. Còn rất nhiều điều chúng ta chưa biết về não bộ, nhưng sau đây là 12 sự thật thú vị mà khoa học đã khám phá được.

MÁCH BẠN 25 “MẸO” HỮU HIỆU GIÚP CẢI THIỆN TRÍ NHỚ (Phần đầu)
MÁCH BẠN 25 “MẸO” HỮU HIỆU GIÚP CẢI THIỆN TRÍ NHỚ (Phần đầu)

1130 Lượt xem

Bạn nghĩ điều gì hình thành nên chính bản thân bạn – một con người độc nhất vô nhị, không ai thay thế được và đặc biệt theo cách riêng của mình? Ký ức hẳn là một nhân tố vô cùng quan trọng rồi, cùng với tính cách, ngoại hình và ti tỉ những điều lớn nhỏ khác. Dù vậy khi ta già đi, ký ức hay trí nhớ bắt đầu phai nhạt dần và trở thành một nỗi sợ mang tên “bệnh lẫn” với những người lớn tuổi.

NHỮNG AI SẼ MIỄN NHIỄM VỚI ĐAU MẮT ĐỎ?
NHỮNG AI SẼ MIỄN NHIỄM VỚI ĐAU MẮT ĐỎ?

906 Lượt xem

Đau mắt đỏ hay còn được gọi là viêm kết mạc, đây là tình trạng nhiễm trùng ở mắt với nguyên nhân phổ biến là do vi khuẩn hoặc virus gây ra, hoặc do phản ứng dị ứng với biểu hiện đặc trưng là đỏ mắt (Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế). Viêm kết mạc rất dễ lây lan, vậy ai có thể sẽ miễn nhiễm với tình trạng viêm kết mạc đang có xu hướng tăng như hiện nay?

QUE THỬ THAI: HƯỚNG DẪN TOÀN DIỆN VỀ CÁCH SỬ DỤNG VÀ ĐỌC KẾT QUẢ CHÍNH XÁC
QUE THỬ THAI: HƯỚNG DẪN TOÀN DIỆN VỀ CÁCH SỬ DỤNG VÀ ĐỌC KẾT QUẢ CHÍNH XÁC

491 Lượt xem

Que thử thai là một công cụ quan trọng giúp phụ nữ xác định tình trạng mang thai một cách nhanh chóng và thuận tiện tại nhà. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về cách thức hoạt động, cách sử dụng và đọc kết quả chính xác của que thử thai.

CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA ĐAU MẮT ĐỎ
CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA ĐAU MẮT ĐỎ

789 Lượt xem

Biến chứng của đau mắt đỏ còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Bên cạnh đó, nếu không được điều trị kịp thời cũng như bệnh nhân tự điều trị mà không đúng sẽ ảnh hưởng đến thị lực, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm của đau mắt đỏ. 

ALZHEIMER VÀ SA SÚT TRÍ TUỆ: BẠN CÓ THỂ PHÂN BIỆT ĐƯỢC?
ALZHEIMER VÀ SA SÚT TRÍ TUỆ: BẠN CÓ THỂ PHÂN BIỆT ĐƯỢC?

1364 Lượt xem

Không chỉ đơn thuần như việc bạn quên tên một ai đó, hay chẳng nhớ nổi mình đã khóa cửa nhà trước khi rời đi hay chưa, sa sút trí tuệ (Dementia) là một thuật ngữ dùng để miêu tả sự mất khả năng tư duy, trí nhớ, sự chú ý, suy luận logic và các khả năng tâm thần khác. Những thay đổi này đủ nghiêm trọng để cản trở bạn trong cuộc sống sinh hoạt và làm việc.

CÁC LOẠI THỰC PHẨM TỐT CHO NGƯỜI GIÀ
CÁC LOẠI THỰC PHẨM TỐT CHO NGƯỜI GIÀ

1013 Lượt xem

Người già nên ăn gì để duy trì sức khỏe dẻo dai? Đây là những mối quan tâm hàng đầu cho người cao tuổi. Tuy nhiên có quá nhiều khó khăn cản trở đến nhu cầu sử dụng thực phẩm tốt cho người cao tuổi. Sau đây là một số nguyên nhân và giải pháp để tăng nhu cầu sử dụng thực phẩm tốt cho người già.

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng