ALZHEIMER VÀ SA SÚT TRÍ TUỆ: BẠN CÓ THỂ PHÂN BIỆT ĐƯỢC?

Không chỉ đơn thuần như việc bạn quên tên một ai đó, hay chẳng nhớ nổi mình đã khóa cửa nhà trước khi rời đi hay chưa, sa sút trí tuệ (Dementia) là một thuật ngữ dùng để miêu tả sự mất khả năng tư duy, trí nhớ, sự chú ý, suy luận logic và các khả năng tâm thần khác. Những thay đổi này đủ nghiêm trọng để cản trở bạn trong cuộc sống sinh hoạt và làm việc.

Xảy ra ở khoảng 5% đến 8% người trên 65 tuổi và con số này tăng gấp đôi mỗi 5 năm sau đó, sa sút trí tuệ không phải là bệnh. Đây là tập hợp một nhóm các triệu chứng do nhiều tình trạng khác gây ra và một trong số đó, chính là Alzheimer.

Alzheimer – Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra sa sút trí tuệ

Chiếm từ 60% đến 80% trong các nguyên nhân gây ra sa sút trí tuệ, Alzheimer là một tình trạng tiến triển nặng theo thời gian. Các triệu chứng thông thường bao gồm:

  • Gặp khó khăn trong việc nhớ tên, sự kiện hay cuộc trò chuyện nào đấy.
  • Khó tập trung, chú ý.
  • Thay đổi tính cách (như không quan tâm đến việc mình từng làm trước đây, không tin tưởng người khác hay dễ cáu gắt, hung hăng).
  • Thay đổi tâm trạng.
  • Buồn bã, hay phiền muộn.
  • Khả năng đưa ra phán đoán hay quyết định bị kém đi.
  • Dễ hoang mang, bối rối.

Các triệu chứng của Alzheimer (Ảnh minh họa: Freepik)

Ban đầu tình trạng suy giảm trí nhớ còn nhẹ, sau đấy các triệu chứng sẽ dần nặng lên. Bạn có thể sẽ gặp khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày hay chỉ đang trò chuyện với một ai đó. Nguyên nhân là do các protein và đám rối sợi bắt đầu tích tụ trong não của bạn, chặn các tín hiệu thần kinh và phá hủy tế bào thần kinh. Để chẩn đoán, bác sĩ cần phải biết rõ các triệu chứng bạn đang gặp phải, thực hiện các bài kiểm tra về thần kinh và chụp ảnh MRI.

Các nguyên nhân khác gây sa sút trí tuệ

Ngoài Alzheimer, sa sút trí tuệ cũng có thể xảy ra do các tình trạng khác như:

Sa sút trí tuệ não mạch: Đây là dạng phổ biến thứ hai, sau Alzheimer. Cứ 10 người bị sa sút trí tuệ thì sẽ có 1 người bị sa sút trí tuệ não mạch. Điều này xảy ra khi không có đủ lượng máu đi đến não, do mạch máu bị tổn thương hoặc tắc nghẽn.

Không giống như Alzheimer, triệu chứng điển hình đầu tiên của sa sút trí tuệ não mạch không phải suy giảm trí nhớ. Tùy vào vùng não bị ảnh hưởng mà người bệnh có thể có nhiều dấu hiệu khác nhau, như gặp vấn đề trong việc lên kế hoạch hay đưa ra phán đoán. Hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị loại sa sút trí tuệ này, nhưng bạn có thể bảo vệ não và mạch máu mình khỏe mạnh thông qua tập thể dục thường xuyên, ăn uống điều độ và không hút thuốc.

Sa sút trí tuệ thể Lewy: Thể Lewy là những khối protein bất thường được gọi là alpha-synuclein. Chúng tích tụ ở phần vỏ não, nơi có chức năng xử lý việc học tập và ghi nhớ. Loại sa sút trí tuệ này sẽ gây ra các vấn đề liên quan đến sự chú ý, rối loạn giấc ngủ, mất thăng bằng hoặc ảo giác. Nhìn chung thì các triệu chứng khá tương đồng với bệnh Parkinson.

Sa sút trí tuệ thùy trán – thái dương (FTD): Thường xảy ra ở người 60 tuổi (sớm hơn so với Alzheimer), dạng sa sút trí tuệ này xảy ra do mất đi các tế bào thần kinh ở vùng trước và hai bên của não (sau trán và tai của bạn). Những triệu chứng chính là thay đổi về tính cách và hành vi, gặp rắc rối khi sử dụng từ ngữ và một số người thì khó khăn trong việc viết và hiểu.

Bệnh Creutzfeldt-Jakob (CJD): Còn có tên gọi khác là “Bệnh bò điên” hoặc “Nhũn não”, đây là một dạng sa sút trí tuệ hiếm gặp. Nguyên nhân do prion – một loại protein gấp lại theo hình dạng bất thường và các prion khác cũng bắt đầu làm theo, gây tổn thương các tế bào não và suy giảm trí nhớ nhanh chóng.

Bệnh Huntington: Đây là một căn bệnh di truyền về gen làm ảnh hưởng đến vùng trung tâm của não – nơi giúp bạn suy nghĩ, cử động và biểu lộ cảm xúc. Các triệu chứng điển hình thường bắt đầu ở độ tuổi từ 30 đến 50, với những dấu hiệu đầu tiên không điều khiển được tay, chân, đầu, mặt và phần trên của cơ thể.

Não úng thủy áp lực bình thường: Sự tích tụ dịch não tủy nhiều một cách bất thường trong não cũng được xem như là một dạng sa sút trí tuệ. Dạng này thường gặp ở người 60 hoặc 70 tuổi với các triệu chứng suy nghĩ bị chậm, gặp vấn đề khi ra quyết định, khó tập trung, thay đổi hành vi, đi lại khó khăn và tiểu không tự chủ.

Có nhiều nguyên nhân gây ra sa sút trí tuệ (Ảnh minh họa: Freepik)

Làm sao để nhận biết bạn đang bị sa sút trí tuệ?

Người bị sa sút trí tuệ thường gặp vấn đề trong suy nghĩ và trí nhớ, đủ để ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của họ. Nhìn chung các triệu chứng rất đa dạng và phức tạp, một số dấu hiệu đặc trưng có thể nhận biết được như sau:

  • Suy giảm trí nhớ ngắn hạn (như quên mình đặt chìa khóa ở đâu, hay cứ hỏi đi hỏi lại cùng một câu).
  • Gặp vấn đề khi giao tiếp (như chẳng thể nói ra một từ nào đó).
  • Bị lạc khi đang lái xe hay đi bộ.
  • Gặp rắc rối với những hành động quen thuộc thường ngày nhưng mang tính phức tạp (như tính toán chi trả hóa đơn).
  • Thay đổi tính cách (trầm cảm, dễ kích động, hoang tưởng hay thay đổi tâm trạng).

Ngoài ra, các giai đoạn của sa sút trí tuệ (từ nhẹ đến trầm trọng) cũng sẽ có vài điểm khác biệt tùy vào vùng não bị ảnh hưởng.

Những yếu tố nguy cơ nào có thể gây ra sa sút trí tuệ?

Một số yếu tố về thể chất và lối sống có thể làm gia tăng nguy cơ mắc sa sút trí tuệ, có thể liệt kê như:

  • Tuổi tác.
  • Trong gia đình có người bị sa sút trí tuệ.
  • Các bệnh nền bao gồm tiểu đường, hội chứng Down, đa xơ cứng, bệnh tim và hội chứng ngừng thở khi ngủ.
  • Trầm cảm.
  • Hút thuốc, nghiện rượu, ăn uống không lành mạnh và lười vận động.
  • Chấn thương não.
  • Đột quỵ.
  • Nhiễm trùng não (như viêm màng não, giang mai).

Trong các yếu tố trên, có những yếu tố có thể thay đổi được, có yếu tố thì không. Theo từng trường hợp sa sút trí tuệ khác nhau thì sẽ có nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác nhau, dẫn đến phương pháp chẩn đoán và điều trị cũng sẽ khác nhau.

Điều trị sa sút trí tuệ phần lớn tập trung vào triệu chứng

Điều trị sa sút trí tuệ (Ảnh minh họa: Freepik)

Cả Alzheimer và các dạng sa sút trí tuệ khác đều chưa thuốc đặc hiệu điều trị. Các bác sĩ sẽ tập trung vào kiểm soát các triệu chứng, ngăn bệnh tình tiến triển nặng hơn.

Khoảng 20% trường hợp có thể thay đổi nguyên nhân, thông qua thay đổi các yếu tố nguy cơ và được ghi nhận có kết quả hồi phục tốt như: ngừng lạm dụng thuốc và rượu, loại bỏ khối u, điều trị não úng thủy, kiểm soát đường huyết, v.v…

Ginkgo Biloba giúp hỗ trợ cải thiện sa sút trí tuệ

Ginkgo Biloba từ lâu đã được biết đến là một loại dược liệu an toàn có thể giúp cải thiện trí nhớ, tăng cường lưu thông tuần hoàn não. Một tổng quan các nghiên cứu vào năm 2016 đã cho thấy tác dụng hiệu quả của chiết xuất Ginkgo Biloba trên sa sút trí tuệ, với liều lớn hơn 200mg/ngày và thời gian sử dụng ít nhất 5 tháng.

Khi kết hợp Ginkgo Biloba với Rutin có thể giúp cải thiện các hoạt động trí não, thông qua tác dụng làm tăng tính bền thành mạch máu của Rutin, từ đó giúp hỗ trợ các hoạt động thần kinh, cải thiện suy giảm trí nhớ, làm giảm tình trạng bị Alzheimer ở người già.

Ginkgo Biloba giúp hỗ trợ cải thiện sa sút trí tuệ (Ảnh minh họa: Freepik)

 

Tài liệu tham khảo:

  1. What is the difference between Alzheimer’s and Dementia? (https://www.webmd.com/alzheimers/guide/alzheimers-and-dementia-whats-the-difference)
  2. Dementia: Stages, Causes, Symptoms, and Treatments (https://www.webmd.com/alzheimers/types-dementia)
  3. Qiuju Yuana, Chong-wen Wangb, Jun Shic, Zhi-xiu Lina. Effects of Ginkgo biloba on dementia: An overview of systematic reviews. Journal of Ethnopharmacology, 195, 1–9. doi:10.1016/j.jep.2016.12.005 (https://sci-hub.se/10.1016/j.jep.2016.12.005)


Tin tức liên quan

NHỮNG NGƯỜI CÓ NGUY CƠ MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
NHỮNG NGƯỜI CÓ NGUY CƠ MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

26663 Lượt xem

Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, tiểu đường có thể được kiểm soát và ngăn ngừa bằng cách duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên cũng như biết được mình có thuộc nhóm có nguy cơ mắc tiểu đường hay không để có thể phát hiện và điều trị kịp thời.

NHÓM THỰC PHẨM ĐẠI KỴ CẦN TRÁNH CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ
NHÓM THỰC PHẨM ĐẠI KỴ CẦN TRÁNH CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ

836 Lượt xem

Ung thư vú là một trong năm loại ung thư hay gặp nhất ở nữ giới. Trong quá trình điều trị, ngoài việc tuân theo phát đồ của bác sĩ chế độ ăn uống cũng rất quan trọng. Những bệnh nhân ung thư vú kiêng ăn gì để tăng cường sức khỏe, giúp bệnh nhân chiến đầu với bệnh tật.

SUY GIẢM TRÍ NHỚ THƯỜNG GẶP Ở AI?
SUY GIẢM TRÍ NHỚ THƯỜNG GẶP Ở AI?

622 Lượt xem

Suy giảm trí nhớ là tình trạng mà một người bị mất khả năng nhớ hoặc khó khăn trong việc truy cập thông tin đã lưu trữ trong bộ não. Sự suy giảm này có thể xảy ra ở nhiều đối tượng. Do đó, hãy cùng tìm hiểu xem những ai thường gặp phải tình trạng này để có biện pháp khắc phục kịp thời nhé!

NHỮNG THÓI QUEN TỐT GIÚP CHỐNG LÃO HÓA DA
NHỮNG THÓI QUEN TỐT GIÚP CHỐNG LÃO HÓA DA

1114 Lượt xem

Kéo dài thời gian xuất hiện lão hóa và duy trì một làn da trẻ trung là điều mà hầu hết phụ nữ mơ ước. Tuy nhiên, một khi lão hóa da xuất hiện thì rất khó để loại bỏ, vì vậy, ngăn ngừa lão hóa da là vấn đề vô cùng quan trọng. Từ khoảng 25 tuổi, da sẽ bắt đầu có các dấu hiệu lão hóa, do đó, cần phải tạo cho bản thân một thói quen tốt giúp chống lão hóa da. Nếu các thói quen này được duy trì đều đặn và áp dụng đúng cách thì ngay cả ở độ tuổi 40, các dấu vết của lão hóa vẫn có thể được sửa chữa.

BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ: NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT
BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ: NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

1002 Lượt xem

Bắt đầu từ tháng 5 năm 2022, sự xuất hiện bất ngờ của đậu mùa khỉ tại nhiều khu vực mà trước đây chưa từng ghi nhận ca bệnh cho thấy bệnh đã âm thầm lây lan một thời gian. Một đợt bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ trên khắp nước Mỹ, châu Âu, Australia và Trung Đông đang làm dấy lên lo ngại về một đợt bùng phát trên diện rộng. Cần làm gì để tự bảo vệ mình khỏi dịch bệnh là câu hỏi mà nhiều người đặt ra.

LOÃNG XƯƠNG VÀ THIẾU XƯƠNG, BẠN CÓ PHÂN BIỆT ĐƯỢC?
LOÃNG XƯƠNG VÀ THIẾU XƯƠNG, BẠN CÓ PHÂN BIỆT ĐƯỢC?

971 Lượt xem

Loãng xương và thiếu xương đều là sự suy giảm khối lượng xương, nhưng ở các mức độ khác nhau. Bạn có biết sự khác biệt đó là như thế nào không? Cùng đọc bài viết dưới đây để được giải đáp.

UỐNG VITAMIN C CÓ THỂ GÂY MẤT NGỦ?
UỐNG VITAMIN C CÓ THỂ GÂY MẤT NGỦ?

1064 Lượt xem

Vitamin C là dưỡng chất thiết yếu mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ như ngăn ngừa mất thị lực ở người lớn tuổi, tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên việc sử dụng vitamin C không đúng cách có thể gây ra nhiều rủi ro, một trong số đó là mất ngủ.

NGUY CƠ KHI BỔ SUNG CANXI QUÁ NHIỀU
NGUY CƠ KHI BỔ SUNG CANXI QUÁ NHIỀU

595 Lượt xem

Bổ sung canxi cho cơ thể một lượng vừa và đủ sẽ giúp xương phát triển và vận động tốt hơn ngay cả khi về già. Tuy nhiên, khi dung nạp quá nhiều canxi vào cơ thể liệu có gây ảnh hưởng hay tác động gì đến sức khỏe của chúng ta hay không?

CHÌA KHOÁ GIÚP XƯƠNG CHẮC KHOẺ
CHÌA KHOÁ GIÚP XƯƠNG CHẮC KHOẺ

650 Lượt xem

Bổ sung canxi là một trong những chìa khóa giúp xương chắc khỏe hơn. Do đó, cùng tham khảo xem chúng ta sẽ bổ sung canxi cho cơ thể như thế nào và bao nhiêu là đủ và bổ sung canxi bằng những cách nào nhé!

42 GEN MỚI LÀM TĂNG NGUY CƠ MẮC ALZHEIMER
42 GEN MỚI LÀM TĂNG NGUY CƠ MẮC ALZHEIMER

948 Lượt xem

Trong nghiên cứu lớn nhất về bệnh Alzheimer cho tới nay, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những gene mới có liên quan tới con đường hình thành, tiến triển của căn bệnh mất trí nhớ. Ngoài ra, rối loạn chức năng tế bào miễn dịch microglia ở não - loại tế bào đào thải độc tố cũng là nguyên nhân tiến triển bệnh Alzheimer.

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng