15 LOẠI THỰC PHẨM GIÚP BẠN “NẠP PIN” HỆ MIỄN DỊCH

Uống thuốc có thể giúp bạn hết bệnh, tuy nhiên phương pháp cung cấp chất dinh dưỡng một cách tự nhiên thông qua thực phẩm vẫn được ưa chuộng hết thảy. Dưới đây là từ 1 đến 15 loại thực phẩm để bạn có thể trang hoàng cho thực đơn của mình, không chỉ giúp bạn ăn ngon miệng mà còn tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa cảm cúm, cảnh lạnh cùng các bệnh nhiễm trùng khác.

1. Trái cây họ Cam Quýt

(Ảnh minh họa: Freepik)

Dường như mỗi khi bị cảm lạnh, ai cũng đều nghĩ đến vitamin C đầu tiên. Với tác dụng tăng sản xuất tế bào bạch cầu, vitamin C chính là chìa khóa để chống lại sự nhiễm trùng và tăng cường hệ miễn dịch.

Tuy nhiên vì cơ thể không thể tự sản xuất hay dự trữ vitamin C, nên bạn cần phải bổ sung hàng ngày để duy trì sức khỏe. Liều lượng khuyến cáo vitamin C hàng ngày ở người trưởng thành là:

  • 75 mg cho nữ.
  • 90 mg cho nam.

Nếu bạn dùng chất bổ sung thì hàm lượng không nên quá 2000mg mỗi ngày. Hầu hết các trái cây họ Cam Quýt (Citrus) đều chứa nhiều vitamin C, điển hình có thể kể đến như bưởi, cam, chanh, quýt…

2. Ớt chuông đỏ

(Ảnh minh họa: Freepik)

Trong số các loại trái cây và rau củ, loại nào chứa vitamin C nhiều nhất? Bạn có thể sẽ bất ngờ, vì câu trả lời không phải trái cây họ Cam Quýt. Ớt chuông đỏ có lượng vitamin C cao gấp 3 lần (127 mg) so với cam (45 mg) và ngoài ra, loại ớt không cay này còn dồi dào beta caroten.

Kết hợp với vitamin C, beta caroten sẽ được chuyển thành vitamin A không chỉ giúp bạn “nạp pin” hệ miễn dịch, mà còn tốt cho mắt và sức khỏe làn da.

3. Bông cải xanh

(Ảnh minh họa: Freepik)

Bông cải xanh chứa nhiều loại vitamin như A, C và E, cùng với chất xơ và các chất chống oxy hóa khác, là một trong những loại rau củ tốt cho sức khỏe nhất mà bạn có thể cho vào bữa ăn của mình.

Bí quyết để có thể giữ được các chất dinh dưỡng trong bông cải xanh là nấu càng ít càng tốt, hoặc tốt hơn nữa là ăn sống. Một nghiên cứu cho thấy hấp là phương pháp tốt nhất để có thể giữ lại nhiều chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.

4. Tỏi

(Ảnh minh họa: Freepik)

Tỏi được tìm thấy trong hầu hết các nền ẩm thực trên thế giới, là một gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn. Tác dụng chống lại sự nhiễm trùng của nó đã được biết đến từ lâu trong các nền văn minh cổ đại. Ngoài ra, tỏi cũng có thể làm chậm quá trình xơ cứng động mạch và hạ huyết áp.

Các đặc tính giúp tăng cường hệ miễn dịch của tỏi đến từ hàm lượng cao các hợp chất chứa lưu huỳnh, như allicin.

5. Gừng

(Ảnh minh họa: Freepik)

Là một loại gia vị phổ biến được nhiều người sử dụng khi bị ốm, gừng có tác dụng giảm viêm, từ đó làm giảm tình trạng đau họng và các bệnh viêm nhiễm. Gừng cũng có thể giúp làm giảm tình trạng buồn nôn và các cơn đau mãn tính.

Dù được dùng trong khá nhiều trong các món tráng miệng, gừng có vị cay nồng do có hợp chất gingerol (cùng họ hàng với capsaicin có trong ớt).

6. Cải bó xôi

(Ảnh minh họa: Freepik)

Cải bó xôi (hay còn gọi là rau chân vịt) có trong danh sách này không phải chỉ vì nó giàu vitamin C mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và beta caroten. Những kết hợp này làm tăng khả năng chống lại nhiễm trùng cho hệ miễn dịch của chúng ta.

Giống như bông cải xanh, cải bó xôi sẽ giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng hơn khi được nấu chín càng ít càng tốt. Tuy nhiên việc nấu chín một cách vừa phải sẽ giúp vitamin A được hấp thu một cách dễ dàng hơn và cho phép các chất dinh dưỡng khác được giải phóng từ axit oxalic (một chất kháng dinh dưỡng) tạo điều kiện giúp cơ thể hấp thụ.

7. Sữa chua

(Ảnh minh họa: Freepik)

Hãy thử tìm kiếm “sữa chua” trên mạng, bạn sẽ nhìn thấy biết bao kết quả về lợi ích cho tiêu hóa, bổ dưỡng và đẹp da của nó. Sữa chua còn chứa rất nhiều vitamin D nên việc lựa chọn các nhãn hiệu có kèm loại vitamin này sẽ giúp bạn tăng cường hệ thống miễn dịch nhiều hơn, chống lại bệnh tật.

Thay vì các loại đã được thêm hương vị và chứa nhiều đường, bạn nên sử dụng loại sữa chua nguyên chất. Bạn có thể thêm vị ngọt cho sữa chua bằng cách dùng chung với các loại trái cây khác hoặc chỉ đơn giản là vài muỗng mật ong.

Hiện tại có nhiều thử nghiệm lâm sàng đang được thực hiện để nghiên cứu về tác dụng của sữa chua trên COVID-19.

8. Hạnh nhân

(Ảnh minh họa: Freepik)

Khi nói về tác dụng giúp phòng ngừa và chống lại cảm lạnh, vitamin E thường đứng sau vitamin C. Tuy nhiên chất chống oxy hóa này cũng là một chìa khóa giúp hệ miễn dịch của bạn khỏe mạnh.

Vốn là một loại vitamin tan trong dầu, nên vitamin E cần có một lượng chất béo phù hợp để có thể hấp thu. Các loại hạt như hạnh nhân vừa chứa nhiều vitamin lại vừa có các chất béo tốt cho sức khỏe.

Người trưởng thành cần khoảng 15 mg vitamin E mỗi ngày, tương đương với nửa cốc hạnh nhân (khoảng 46 hạt), còn nguyên vỏ để có thể cung cấp đủ 100% lượng vitamin cần thiết mỗi ngày.

9. Hạt hướng dương

(Ảnh minh họa: Freepik)

Hạt hướng dương chứa đầy các chất dinh dưỡng, bao gồm phospho, magie cùng vitamin B6 và E. Vitamin E là thành phần quan trọng trong việc điều chỉnh và duy trì chức năng hệ miễn dịch. Một số các loại thực phẩm khác cũng chứa nhiều vitamin E là bơ và các loại rau lá màu xanh đậm.

Trong hạt hướng dương cũng chứa một lượng selen rất cao, chỉ khoảng 28 g hạt hướng dương là đã cung cấp đủ lượng selen cần thiết hàng ngày.

10. Nghệ

(Ảnh minh họa: Freepik)

Nghệ là một trong những gia vị chính của món cà ri. Loại gia vị màu vàng, có vị đắng này cũng được sử dụng nhiều năm như một chất kháng viêm để điều trị viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp.

Một nghiên cứu đã cho thấy rằng hàm lượng cao của curcumin (chất mang lại màu sắc đặc trưng cho nghệ) có thể giúp làm giảm tổn thương cơ khi vận động. Curcumin cũng được hứa hẹn sẽ là một chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, tuy cần thêm nhiều nghiên cứu để có xác định được rõ ràng lợi ích này.

11. Trà xanh

(Ảnh minh họa: Freepik)

Cả trà xanh và trà đen đều chứa nhiều flavonoid, một loại chất chống oxy hóa. Tuy nhiên trà xanh lại vượt trội hơn ở hàm lượng EGCG, một chất chống oxy hóa mạnh hơn flavonoid.

Trong các nghiên cứu, EGCG được cho thấy là có tác dụng tăng cường chức năng hệ miễn dịch. Quá trình lên men trà đen sẽ phá hủy rất nhiều EGCG, trong khi trà xanh được hấp và không lên men nên EGCG vẫn được giữ nguyên.

Trà xanh cũng là một nguồn cung cấp tốt axit amin L-theanine. Đây là chất giúp hỗ trợ sản xuất các hợp chất chống lại vi trùng trong tế bào T.

12. Đu đủ

(Ảnh minh họa: Freepik)

Đu đủ là một loại trái cây khác cũng chứa nhiều vitamin C. Chỉ với một trái cỡ vừa là bạn có thể cung cấp đủ lượng vitamin C cần thiết hàng ngày. Đu đủ cũng có một loại enzym tiêu hóa gọi là papain có tác dụng kháng viêm, cùng một lượng lớn kali, magie và folate, tất cả đều có lợi cho sức khỏe của bạn.

13. Kiwi

(Ảnh minh họa: Freepik)

Giống như đu đủ, kiwi chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu từ thiên nhiên gồm folate, kali, vitamin K và vitamin C. Vitamin C giúp tăng cường cho các tế bào bạch cầu chống lại nhiễm trùng, trong khi các chất dinh dưỡng khác của kiwi giúp phần còn lại của cơ thể bạn được hoạt động bình thường.

14. Thịt gia cầm

(Ảnh minh họa: Freepik)

Súp gà có thể là sự lựa chọn của nhiều người khi bị ngã bệnh. Không chỉ có tác dụng như giả dược giúp bạn cảm thấy dễ chịu, đỡ lạt miệng, súp gà còn có thể giúp giảm viêm và cải thiện các triệu chứng của cảm lạnh.

Thịt gia cầm, chẳng hạn như thịt gà có nhiều vitamin B6. Khoảng 90g thịt gà chứa gần 1/3 lượng B6 cần thiết được khuyến cáo hàng ngày. Vitamin B6 đóng vai trò quan trọng trong nhiều phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể. Nó cũng là thành phần cần thiết cho việc hình thành các tế bào hồng cầu mới khỏe mạnh.

Ngoài ra, nước kho hoặc nước dùng nấu bằng xương gà luộc còn chứa gelatin, chondroitin và các chất dinh dưỡng khác giúp chữa lành đường ruột và tốt cho miễn dịch.

15. Động vật có vỏ

(Ảnh minh họa: Unsplash)

Thông thường không nhiều người nghĩ đến động vật có vỏ khi nhắc đến các loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch. Do một số động vật có vỏ có chứa nhiều kẽm nhưng kẽm lại không được chú ý nhiều như các loại vitamin và khoáng chất khác, dù nó rất cần thiết với cơ thể chúng ta để các tế bào miễn dịch có thể hoạt động một cách bình thường.

Một vài loại động vật có vỏ chứa nhiều kẽm có thể kể đến như:

  • Hàu.
  • Cua.
  • Tôm hùm.
  • Trai.

Tuy nhiên hãy lưu ý rằng không nên nạp quá nhiều lượng kẽm vì nó có thể gây tác dụng ngược, ức chế chức năng của hệ miễn dịch. Hàm lượng kẽm được khuyến cáo hàng ngày ở người trưởng thành là:

  • 11 mg cho nam.
  • 8 mg cho nữ.

Nguồn: Healthline



Tin tức liên quan

CÁC TIÊU CHÍ CHO NHỮNG MÓN CHAY CHẤT LƯỢNG
CÁC TIÊU CHÍ CHO NHỮNG MÓN CHAY CHẤT LƯỢNG

397 Lượt xem

Hiện nay, ăn chay đã gần như trở thành một xu hướng phổ biến và xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau. Đặc biệt là sau đợt đại dịch covid-19 những năm vừa qua, mọi người quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn, các từ khóa về “sức khỏe”, “ăn chay” có số lượt tìm kiếm tăng đáng kể.
CUA LỘT SỐT CAM
CUA LỘT SỐT CAM

968 Lượt xem

Với hương vị chua ngọt hài hòa, cùng thơm mùi cam đặc trưng, món Cua lột sốt cam sẽ giúp cả nhà bạn tăng cường sức đề kháng, cung cấp vitamin C cùng các chất dinh dưỡng cho hệ miễn dịch. Đây là một món rất phù hợp để chiêu đãi gia đình vào dịp lễ, tiệc.
CÁCH GÓI VÀ CẮT BÁNH CHƯNG NGÀY TẾT SIÊU ĐƠN GIẢN
CÁCH GÓI VÀ CẮT BÁNH CHƯNG NGÀY TẾT SIÊU ĐƠN GIẢN

657 Lượt xem

Bánh chưng ngày Tết là một món ăn gắn bó với nhiều gia đình của Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc sống công việc bận rộn đã khiến cho thời gian chuẩn bị mâm cỗ ngày càng trở nên gấp gáp. Vậy làm cách nào để gói và bày trí một chiếc bánh chưng nhanh gọn nhất?
MIỀN NAM HÀO SẢNG, DỄ MẾN. TẾT MIỀN NAM CÓ MÓN GÌ?
MIỀN NAM HÀO SẢNG, DỄ MẾN. TẾT MIỀN NAM CÓ MÓN GÌ?

549 Lượt xem

Vào ngày Tết, miền Nam là địa điểm mà những ánh vàng của hoa mai khoe sắc. Miền Nam gắn liền với sông nước với đặc trưng thân thiện, gần gũi sẽ có ẩm thực ngày Tết phong phú ra sao? Những gia đình sẽ sum vầy cùng nhau bên mâm cỗ như thế nào?
BÁNH TRUNG THU NƯỚNG NHÂN TRÀ XANH
BÁNH TRUNG THU NƯỚNG NHÂN TRÀ XANH

1907 Lượt xem

Bánh trung thu nướng nhân trà xanh với hướng dẫn tỉ mỉ như thế này thì chắc chắn bạn sẽ thành công ngay từ lần "test" đầu tiên nhé! Thay vì mua bánh ngoài hàng, bạn có thể triển ngay tại nhà, vừa an toàn lại vừa tiết kiệm chi phí.
KHỔ QUA RỪNG KHO CHAY
KHỔ QUA RỪNG KHO CHAY

2394 Lượt xem

Trong tháng 7 âm lịch này có rất nhiều gia đình ăn chay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm món khổ qua rừng, tàu hủ kho chay vừa ngon vừa lạ miệng
SIÊU THỰC PHẨM DÀNH CHO PHỤ NỮ
SIÊU THỰC PHẨM DÀNH CHO PHỤ NỮ

702 Lượt xem

Mỗi loại thực phẩm đều tốt cho sức khỏe theo cách riêng của nó. Và tất nhiên, đối với nữ giới, cũng có những "siêu thực phẩm" đặc biệt tốt cho sức khỏe của họ. Nhân dịp mùng 8 tháng 3 – ngày chúng ta tôn vinh vẻ đẹp của một nửa thế giới, hãy cùng điểm danh các loại siêu thực phẩm này và bạn có thể chuẩn bị từ giờ đấy, một bàn tiệc đầy ắp sức khỏe dành riêng cho người phụ nữ yêu thương của mình.
MORINGA COOKIE – MÓN QUÀ Ý NGHĨA CHO NGÀY ĐOÀN VIÊN
MORINGA COOKIE – MÓN QUÀ Ý NGHĨA CHO NGÀY ĐOÀN VIÊN

593 Lượt xem

Bánh Moringa Cookie sẽ là lựa chọn cho những ai không đam mê với bánh trung thu trong ngày Tết đoàn viên. Với sự kết hợp giữa bánh Cookie truyền thống và hương vị của Moringa sẽ đem đến hương vị mới lạ từ Moringa Cookie cho gia đình ngày đoàn viên. 
NHỮNG MÓN ĂN CỔ TRUYỀN ĐẶC TRƯNG NGÀY TẾT MIỀN BẮC
NHỮNG MÓN ĂN CỔ TRUYỀN ĐẶC TRƯNG NGÀY TẾT MIỀN BẮC

515 Lượt xem

Ở miền Bắc nước ta, Tết là thời khắc hoa đào nở rộ khoe sắc hồng rực rỡ, là thời điểm mà mọi người cùng nhau quay quần bên bữa cơm gia đình. Hương vị đặc trưng cùng với không khí gói bánh chưng đem lại sự ấm cúng không thể thiếu trong ngày đoàn viên. Hãy cùng Phúc Tường điểm danh một số món ăn ngày Tết ở miền Bắc nhé.
NẤU MÓN THỊT KHO HỘT VỊT ĐẬM ĐÀ ĐƯA CƠM NGÀY TẾT
NẤU MÓN THỊT KHO HỘT VỊT ĐẬM ĐÀ ĐƯA CƠM NGÀY TẾT

2790 Lượt xem

Món thịt kho hột vị đậm đà, đưa cơm không chỉ là món ăn quen thuộc hằng ngày, mà còn là món ăn đặc trưng trong ngày Tết Việt Nam, nhất là ở miền Nam. Mỗi nơi lại có cách biến tấu thịt kho hột vịt khác nhau. Hãy cùng Phúc Tường tham khảo cách nấu thịt kho hột vịt đơn giản ngày Tết nhé.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng