SỬ DỤNG VITAMIN TRONG GIAI ĐOẠN MANG THAI

Mang thai là giai đoạn mẹ bầu cần chú ý rất nhiều đến việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Trong bụng mẹ, thai nhi nhận lấy các chất qua nhau thai nên ở giai đoạn này, mẹ bầu cần bổ sung lượng chất thiết yếu cao hơn bình thường do “phải nuôi hai người”, đảm bảo sự phát triển bình thường cho thai nhi và sự khỏe mạnh của người mẹ.

Tại sao nên bổ sung vitamin khi mang thai?

Khi mang thai, dây rốn kết nối thai nhi với người mẹ mang theo các vitamin từ nguồn dự trữ của cơ thể người mẹ. Em bé sẽ lấy những gì mình cần từ cơ thể của người mẹ. Do vậy, nguy cơ thiếu hụt vitamin không liên quan đến thai nhi mà ở người mẹ. Vitamin đóng một vai trò quan trọng trong tất cả các chức năng của cơ thể con người. Chính vì thế mà việc bổ sung vitamin là cần thiết cho sự phát triển tối ưu của thai nhi và cho sự khỏe mạnh của mẹ bầu.

Nên bổ sung vitamin nào khi mang thai?

Vitamin B9 (acid folic)

Vitamin B9 tham gia vào quá trình nhân lên của các tế bào trong cơ thể. Trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, các tế bào trong phôi thai phân chia rất nhanh. Do đó, em bé đặc biệt rất dễ bị thiếu vitamin B9. Việc bổ sung vitamin B9 giúp ngăn ngừa dị tật hệ thần kinh và hạn chế nguy cơ sinh non. 

Từ những ngày đầu tiên sau khi thụ thai, nhu cầu folate tăng hơn 30% ở mức từ 0,4 đến 0,8 mg mỗi ngày. Đây là lý do vì sao mẹ bầu nên bổ sung vitamin B9 ít nhất một tháng trước khi bắt đầu mang thai, sau đó tiếp tục trong ba tháng đầu tiên sau khi hình thành phôi thai.

Lượng acid folic khuyến nghị cho người lớn không mang thai và trẻ em trên 11 tuổi là 200 microgram. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên bổ sung thêm 400 microgram acid folic để đảm bảo cung cấp đầy đủ cho mẹ và bé.

Ở những mẹ bầu có tiền sử gia đình hoặc những lần mang thai trước đây bị dị tật ống thần kinh, tiểu đường và dùng thuốc chống động kinh khi đang mang thai, nguy cơ sinh con bị dị tật ống thần kinh ở thai nhi cao hơn. Đối với những trường hợp này, mẹ bầu cần nói chuyện với bác sĩ để họ có thể kê đơn liều cao hơn hoặc thực hiện các xét nghiệm sàng lọc bổ sung.

Vitamin D

Là loại vitamin thiết yếu thứ hai. Vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong việc đồng hóa canxi và cố định canxi trong xương. Do đó, giúp hình thành khung xương và răng cho em bé. Bên cạnh đó, vitamin D cũng góp phần vào sự phát triển của tế bào và sự hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch của mẹ bầu và thai nhi.

Lượng vitamin D được khuyến nghị đối với phụ nữ mang thai là 5 microgram mỗi ngày.

Bổ sung đầy đủ vitamin trong giai đoạn mang thai là rất quan trọng cho sức khỏe mẹ và bé

Bổ sung đầy đủ vitamin trong giai đoạn mang thai là rất quan trọng cho sức khỏe mẹ và bé (Ảnh minh họa: Pexels)

Vitamin B12

Vitamin B12 tham gia vào quá trình phân chia tế bào và sản xuất các tế bào hồng cầu. Bên cạnh đó, vitamin B12 còn góp phần vào sự hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch và giảm nguy mệt mỏi. Vì vậy, cần tăng lượng vitamin B12 tiêu thụ ở mẹ bầu khoảng 10% trong giai đoạn mang thai.

Vitamin B6

Giúp hình thành tế bào hồng cầu, tăng khả năng hấp thu protein, chất béo và carbohydrate. 

Lượng vitamin B6 được khuyến nghị sử dụng cho mẹ bầu là 1,9 mg.

Vitamin A

Vitamin A (retinol) là loại vitamin đặc biệt cần thiết để duy trì hệ thống miễn dịch và chuyển hóa sắt cũng như thị giác của mẹ và bé. Mẹ bầu thiếu vitamin A sẽ dễ bị tổn thương giác mạc, gây khô mắt thậm chí có thể gây mù lòa.

Lượng vitamin A được khuyến cáo cho mẹ bầu là 750 microgram mỗi ngày đối với mẹ bầu từ dưới 18 tuổi và 770 microgram mỗi ngày đối với mẹ bầu từ 19 tuổi trở lên.

Vitamin C

Loại vitamin này có tác dụng tăng sức đề kháng, hỗ trợ hấp thu sắt, mau lành vết thương,...Bên cạnh đó, vitamin C còn có tác dụng thúc đẩy nướu, răng và xương khỏe mạnh. 

Lượng vitamin C khuyến nghị cho phụ nữ mang thai là tối thiểu 80 mg mỗi ngày.

Những loại vitamin cần tránh khi mang thai

Bên cạnh một số loại vitamin có lợi trong thời kỳ mang thai thì một số loại vitamin khác nên được tiêu thụ ở mức độ vừa phải hoặc thậm chí cần tránh hoàn toàn. Điển hình là vitamin A cần được kiểm soát khi sử dụng. Liều vitamin A quá cao có thể làm gián đoạn quá trình phát triển của thai nhi, gây dị tật.

Bên cạnh đó, khi sử dụng quá liều vitamin B9 có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, gây khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh thiếu máu do thiếu vitamin B12 và làm trầm trọng thêm bệnh thần kinh ở những mẹ bầu thiếu vitamin B12.

Nhiều mẹ bầu khi mang thai được bạn bè, người lớn tuổi hay qua sách báo, mạng xã hội có kinh nghiệm mang thai chia sẻ, tuy nhiên nhu cầu dinh dưỡng là khác nhau ở mỗi mẹ bầu. Tương tự như thế, thời điểm mẹ bầu nên uống vitamin còn tùy thuộc vào thể chất của mỗi người. Do đó, mẹ bầu cần lưu ý để sử dụng vitamin phù hợp cho bản thân hoặc có thể hỏi ý kiến bác sĩ về vấn đề này.

Một số loại vitamin nên được tiêu thụ ở mức độ vừa phải trong giai đoạn mang thai 

Một số loại vitamin nên được tiêu thụ ở mức độ vừa phải​​​​​​​ trong giai đoạn mang thai (Ảnh minh họa: Pexels)

Các loại thực phẩm bổ sung vitamin cho phụ nữ mang thai 

Thực phẩm giàu vitamin A: gan động vật, sữa và các sản phẩm từ sữa và trứng gia cầm, rau lá xanh, trái cây có màu vàng, cà rốt, cà chua, quả hồng, gan bò, gan lợn, dầu gan cá, phô mai, bông cải xanh, đậu nành,...

Thực phẩm giàu vitamin B9: các loại đậu, măng tây, rau chân vịt, súp lơ, bơ, trứng gà, gan heo,...

Thực phẩm giàu vitamin B6: các loại thịt bò, gà, cá và nội tạng động vật, thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, mạch nha,...các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu nành,...các loại hạt như lạc, óc chó,...Hàm lượng vitamin B6 cao nhất là thịt trắng (thịt gà và cá).

Thực phẩm giàu vitamin B12: chỉ có thực phẩm thịt mới có vitamin B12 như thịt bò, nội tạng động vật, cá, gia cầm,...Vitamin B12 phần lớn không có trong thực phẩm thực vật.

Các loại thịt là nguồn giúp mẹ bầu bổ sung vitamin rất tốt

Các loại thịt là nguồn giúp mẹ bầu bổ sung vitamin rất tốt (Ảnh minh họa: Pexels)

Thực phẩm giàu vitamin D: có rất ít thực phẩm có chứa vitamin D tự nhiên một số có nhưng hàm lượng vitamin D chỉ đạt ở mức vi lượng như trứng cá, gan động vật, lòng đỏ trứng,...Tuy nhiên, tắm nắng có thể thúc đẩy quá trình tổng hợp vitamin D trong cơ thể.

Thực phẩm giàu vitamin C: rau và trái cây tươi như rau xanh, cà chua, cam quýt, bưởi, dâu tây,...Rau dền dại, linh lăng, quả kiwi, táo tàu dại, ổi...đặc biệt giàu vitamin C.

Bổ sung vitamin là việc làm được nhiều mẹ bầu lựa chọn trong giai đoạn mang thai. Tuy nhiên mẹ bầu cần tìm hiểu rõ nên bổ sung những loại vitamin nào và tránh hoặc hạn chế những loại vitamin nào vì nhu cầu vitamin ở mỗi mẹ bầu là khác nhau. 

Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể sử dụng bổ sung các loại thực phẩm chức năng có thành phần đa dạng các loại vitamin cùng với đó là DHA và các khoáng chất cần thiết như Omega Natal Plus để đảm bảo đủ lượng vitamin cung cấp hằng ngày cho cơ thể cũng như tăng cường trí thông minh của trẻ nhờ DHA có trong loại thực phẩm chức năng này hay các loại sữa bầu có bổ sung vitamin thiết yếu.

Tài liệu tham khảo: pharmaglobe, pcbaby


Tin tức liên quan

KHI MẸ BẦU TRÚNG THỰC, NÊN XỬ TRÍ LÀM SAO?
KHI MẸ BẦU TRÚNG THỰC, NÊN XỬ TRÍ LÀM SAO?

7046 Lượt xem

Ốm nghén là quá trình thường gặp khi mang thai, thế nhưng đôi khi những triệu chứng tương tự như thế lại đến từ một nguyên nhân khác – ngộ độc thực phẩm hay trúng thực. Vậy làm sao để bạn có thể phân biệt được 2 tình trạng này? Và khi phân biệt được rồi, mẹ bầu cần phải xử trí làm sao để bảo vệ bản thân mình cùng đứa con trong bụng?

CHỨNG SUY GIẢM TRÍ NHỚ SAU SINH
CHỨNG SUY GIẢM TRÍ NHỚ SAU SINH

731 Lượt xem

Suy giảm trí nhớ sau sinh là một hiện tượng xảy ra khá phổ biến đối với nhiều phụ nữ sau khi trải qua quá trình sinh con. Hãy cùng Phúc Tường tìm hiểu về tình trạng này và biện pháp cải thiện nhé!

VÌ SAO NÊN BỔ SUNG DHA CHO TRẺ SƠ SINH, TRẺ SINH NON?
VÌ SAO NÊN BỔ SUNG DHA CHO TRẺ SƠ SINH, TRẺ SINH NON?

1568 Lượt xem

DHA là chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện chức năng của não bộ và mắt ở trẻ nhỏ. Chính vì vậy bổ sung DHA luôn được khuyến khích ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và sinh non.

MẸ BẦU NÊN LÀM GÌ KHI TRỜI TRỞ LẠNH?
MẸ BẦU NÊN LÀM GÌ KHI TRỜI TRỞ LẠNH?

770 Lượt xem

Bất kể mang thai vào mùa nào thì cũng đều mang lại cho mẹ bầu cả niềm vui và những nỗi lo trong hành trình mang thai của mình vì mỗi mùa đều có những thăng trầm trong thai kỳ. Khi thời tiết lạnh đang đến gần, các mẹ bầu thường tự hỏi liệu mang thai vào thời tiết lạnh sẽ như thế nào và cần phải lưu ý những gì khi mang thai vào thời tiết lạnh.

BỔ SUNG CANXI CHO TRẺ CHẬM MỌC RĂNG
BỔ SUNG CANXI CHO TRẺ CHẬM MỌC RĂNG

438 Lượt xem

Bổ sung canxi cho trẻ em trong giai đoạn phát triển răng và xương rất quan trọng để đảm bảo chúng phát triển một cách toàn diện. Nếu trẻ em thiếu canxi, họ có thể phát triển các vấn đề răng miệng như chậm mọc răng, răng dễ bị sâu và các vấn đề khác.

THỰC ĐƠN NẤU CÁC MÓN CHAY BỔ DƯỠNG CHO BÉ ĐẢM BẢO DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHOẺ
THỰC ĐƠN NẤU CÁC MÓN CHAY BỔ DƯỠNG CHO BÉ ĐẢM BẢO DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHOẺ

4851 Lượt xem

Ăn chay ngày nay đang được mọi người ưu chuộng và quan tâm tới. Một số bà mẹ ăn chay trường cũng áp dụng cho trẻ em ăn chay từ rất sớm nhưng liệu điều này có đúng đắn, có đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.

DHA TỪ CÁ VÀ DHA TỪ THỰC VẬT: ĐÂU LÀ ĐIỂM KHÁC BIỆT?
DHA TỪ CÁ VÀ DHA TỪ THỰC VẬT: ĐÂU LÀ ĐIỂM KHÁC BIỆT?

1324 Lượt xem

Hầu hết các bậc phụ huynh đều biết DHA là thành phần quan trọng cho trí não của trẻ. Tuy nhiên ít ai biết rằng, DHA không chỉ được chiết xuất từ cá mà trong các loại thực vật có dầu omega-3 là các tiền tố của DHA.

TRẺ BỊ ĐAU MẮT ĐỎ, CẦN CHÚ Ý NHỮNG ĐIỀU GÌ?
TRẺ BỊ ĐAU MẮT ĐỎ, CẦN CHÚ Ý NHỮNG ĐIỀU GÌ?

271 Lượt xem

Đau mắt đỏ ở thể xuất hiện ở bất kỳ cá nhân nào, kể cả trẻ nhỏ. Khi trẻ bị đau mắt đỏ, các bậc phụ huynh cần chú ý những điều gì để bảo vệ thị lực của trẻ một cách tốt nhất?

BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN Ở TRẺ
BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN Ở TRẺ

470 Lượt xem

Viêm phế quản là căn bệnh phổ biến nhất ở trẻ em, mặc dù đây là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng và cũng không khó điều trị nhưng những biến chứng mà nó gây ra lại vô cùng nguy hiểm. Vì trẻ em có hệ miễn dịch còn yếu, chưa đủ khả năng chống lại sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn, vi rút nên các bậc cha mẹ phải vô cùng thận trọng và trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh viêm phế quản để có các biện pháp chủ động phòng ngừa và xử lý kịp thời, bảo vệ sức khỏe của các thiên thần nhỏ.

LỢI VÀ HẠI TRONG VIỆC CHO TRẺ ĂN THUẦN CHAY
LỢI VÀ HẠI TRONG VIỆC CHO TRẺ ĂN THUẦN CHAY

787 Lượt xem

Có rất nhiều lý do để lựa chọn chế độ ăn chay và một trong số đó là sức khỏe. Vì ngoài việc giúp giảm khả năng béo phì, các bệnh về tim mạch, giảm huyết áp, cholesterol, ngăn ngừa ung thư mà việc ăn chay còn góp phần giảm sự nóng lên của toàn cầu bởi chăn nuôi sử dụng nhiều nước, không gian và năng lượng hơn so với trồng rau.

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng