LÀM SAO ĐỂ BỔ SUNG VITAMIN NHÓM B CHO TRẺ BIẾNG ĂN?

Thiếu vitamin nhóm B hay vitamin B1 ở trẻ em và trẻ biếng ăn liên quan mật thiết đến chế độ ăn của mẹ trong thai kỳ hoặc thời gian cho con bú. Hậu quả để lại thường ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ, chậm phát triển tâm vận động, suy giảm miễn dịch. Ngoài ra còn có nguy cơ khiến trẻ bị thấp còi và hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Vậy cách bổ sung vitamin nhóm B cho trẻ biếng ăn như thế nào là phù hợp?

Vì sao trẻ lại biếng ăn?

Một vài những nguyên nhân phổ biến sau đây gây nên tình trạng biếng ăn ở trẻ như:

Do sợ bị ép ăn: con không chịu ăn, bố mẹ luôn sợ con đói, sợ người khác chê con gầy nên vô tình lại cố ép con ăn đủ khẩu phần dù trẻ không muốn. Người lớn dỗ dành, nịnh nọt rồi cáu gắt vì trẻ không chịu ăn khiến trẻ sợ hãi, vừa ăn vừa khóc, tìm cách trốn tránh bữa ăn.

Thực đơn không phong phú, ít khi thay đổi, không hợp khẩu vị của trẻ.

Sai lầm trong cách chế biến: hầm nhiều rau củ rồi xay nhuyễn cho trẻ ăn ngày này qua ngày khác. Chỉ cho trẻ ăn phần nước lọc của thịt hay rau mà bỏ qua phần xác hoặc ăn trực tiếp dẫn đến tình trạng thiếu chất dinh dưỡng. Cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn, pha sữa công thức sai hướng dẫn quá đặc hoặc quá nhạt.

Trẻ đang bị các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh đường hô hấp, cơ thể yếu, mệt mỏi khiến trẻ không muốn ăn.

Trẻ biếng ăn sinh lý theo từng giai đoạn khi trẻ chú trọng vào việc học các kỹ năng lẫy, ngồi, bò, đứng, đi... Những giai đoạn này trôi qua, bé sẽ ăn uống bình thường trở lại. Nhưng nếu bé biếng ăn trong nhiều tuần liên tiếp, các mẹ cần có biện pháp khắc phục.

Trẻ biếng ăn do đang dùng thuốc: các loại thuốc đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh gây tác dụng phụ làm loạn khuẩn đường ruột, khiến thay đổi quá trình lên men thức ăn, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ.

Do ngay từ khi sinh ra trẻ đã biếng ăn, chỉ muốn ngủ, thích chơi mà không đòi ăn. Hiện tượng này gọi là biếng ăn bẩm sinh.

Do người lớn cho trẻ ăn vặt: không chỉ có cha mẹ, mà cả người thân của trẻ chiều theo ý trẻ mà cho trẻ ăn vặt quá nhiều những loại thức ăn nhanh hay bim bim, bánh kẹo, khoai tây chiên, xúc xích... Bản thân những loại thực phẩm này chứa nhiều chất phụ gia, dầu mỡ khiến trẻ no không thể ăn thêm được. Sử dụng lâu dài những loại thức ăn nhanh này sẽ ảnh hưởng đến đường ruột của trẻ, tăng nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hóa.

Do sợ bị ép ăn là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ biếng ăn (Ảnh minh họa: Pexels)

Tình trạng biếng ăn ở trẻ nếu kéo dài và thường xuyên diễn ra có thể khiến trẻ phải đối mặt với một số vấn đề như:

  • Suy dinh dưỡng.
  • Loạn nhịp tim: Quá nhanh hoặc quá chậm.
  • Tụt huyết áp.
  • Số lượng hồng cầu trong cơ thể thấp (chiếm 1/3 trong số trẻ biếng ăn).
  • Nhu động ruột bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi trẻ ăn uống không đúng cách.
  • Trẻ biếng ăn có thể do uống quá nhiều chất lỏng hoặc quá ít, cả hai tình trạng này đều cực kỳ có hại và dẫn đến bất thường điện giải hoặc sỏi thận tương ứng.
  • Mật độ xương giảm khi trẻ biếng ăn lâu dài và trẻ có nguy cơ bị gãy xương cao hơn so với các bạn cùng lứa tuổi.

Vai trò của vitamin nhóm B với trẻ em biếng ăn?

Vitamin nhóm B là một nhóm các vitamin tan trong nước được coi là “thiết yếu”, có nghĩa là chúng ta phải lấy từ chế độ ăn uống của mình vì cơ thể chúng ta không thể tự tạo ra các loại vitamin này. Các vitamin nhóm B cùng nhau tạo nên “phức hợp vitamin B” bao gồm:

  • Vitamin B1 (thiamine).
  • Vitamin B2 (riboflavin).
  • Vitamin B3 (niacin).
  • Vitamin B5 (axit pantothenic).
  • Vitamin B6.
  • Vitamin B7 (biotin).
  • Vitamin B12.
  • Folate (Vitamin B9 hoặc axit folic nếu ở dạng tổng hợp).

Các loại vitamin nhóm B có vai trò và tính chất hóa học tương tự nhau, mặc dù mỗi loại có những chức năng riêng biệt. Cơ thể trẻ sử dụng vitamin nhóm B suốt cả ngày vì vậy chúng ta phải bổ sung nguồn cung cấp thường xuyên bằng các loại thực phẩm chức năng hay vitamin tổng hợp, hay chỉ đơn giản là ăn các loại thực phẩm giàu vitamin nhóm B.

Vitamin nhóm B là những vitamin thiết yếu mà cơ thể trẻ cần được cung cấp để sử dụng mỗi ngày (Ảnh minh họa: Unsplash)

Vai trò của từng loại vitamin nhóm B với trẻ biếng ăn:

Vitamin B1 (thiamine)

  • Giúp nuôi dưỡng các dây thần kinh và giúp trẻ em có được khối cơ khỏe mạnh.
  • Phân hủy carbohydrate thành năng lượng.

Vitamin B2 (riboflavin)

  • Thúc đẩy sản xuất các tế bào hồng cầu trong cơ thể của trẻ.
  • Giúp ích cho quá trình tiêu hóa và sản xuất năng lượng cho cơ thể trẻ.
  • Kích hoạt quá trình tạo vitamin B6 và tạo ra vitamin B3.

Vitamin B3 (niacinamide hoặc niacin)

  • Tham gia vào quá trình chuyển hóa chất béo và carbohydrate thành năng lượng.
  • Góp phần duy trì hoạt động bình thường của hệ thần kinh và hệ tiêu hóa ở trẻ em.
  • Giúp trẻ có được làn da khỏe mạnh.

Vitamin B5 (axit pantothenic)

  • Trẻ em cần nó để chuyển hóa chất béo và carbohydrate.
  • Giúp sản xuất các tế bào hồng cầu và kích thích tố tuyến thượng thận ở trẻ em.

Vitamin B6 (pyridoxine)

  • Đóng vai trò không kém phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển trí não ở trẻ em.
  • Giải phóng các chất hóa học trong não như serotonin, có tác dụng điều chỉnh tâm trạng và norepinephrine, giúp đối phó với căng thẳng.
  • Hỗ trợ việc duy trì hoạt động bình thường của hệ thần kinh và giữ cho hệ thống miễn dịch của trẻ khỏe mạnh.

Vitamin B7 (biotin)

  • Đóng vai trò là chất xúc tác cho quá trình chuyển hóa cholesterol, một số axit amin và axit béo ở trẻ em.
  • Kích thích da, tóc và móng khỏe mạnh ở trẻ em.

Vitamin B9 (axit folic)

  • Đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các tế bào hồng cầu ở trẻ em.
  • Thúc đẩy sự phát triển tế bào khỏe mạnh và sản xuất DNA.

Vitamin B12 (cyanocobalamin)

  • Góp phần tích cực vào việc tạo ra các tế bào hồng cầu ở trẻ em.
  • Hỗ trợ sự duy trì khỏe mạnh của hệ thần kinh và não bộ của trẻ.

Cách bổ sung vitamin nhóm B cho trẻ biếng ăn

Trẻ em biếng ăn ở mọi lứa tuổi cần nhận được các nhu cầu thiết yếu hàng ngày được khuyến nghị thông qua một chế độ ăn uống cân bằng và bổ dưỡng.

Trẻ ở mọi lứa tuổi đều cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng theo liều khuyến nghị (Ảnh minh họa: Pexels)

1. Liều khuyến nghị

Dành cho trẻ dưới 4 tuổi:

  • Axit folic: 100 - 200 mcg mỗi ngày
  • Thiamine: 0,5 - 0,7 mg mỗi ngày
  • Niacin: 8 - 9 mg mỗi ngày
  • Riboflavin: 0,6 - 0,8 mg mỗi ngày
  • Axit pantothenic: 3 - 5 mg mỗi ngày
  • Biotin: 50 - 150 mcg mỗi ngày
  • Pyridoxine: 0,1 - 0,5 mg mỗi ngày
  • Vitamin B12: 2 - 3 mcg mỗi ngày

Dành cho trẻ trên 4 tuổi:

  • Axit pantothenic: 10 mg mỗi ngày
  • Thiamine: 1,5 mg mỗi ngày
  • Niacin: 20 mg mỗi ngày
  • Riboflavin: 1,7 mg mỗi ngày
  • Pyridoxine: 2 mg mỗi ngày
  • Axit folic: 400 mcg mỗi ngày
  • Biotin: 300 mcg mỗi ngày
  • Vitamin B12: 6 mcg mỗi ngày

2. Bổ sung vitamin nhóm B qua chế độ ăn uống cho trẻ biếng ăn

Cách dễ dàng nhất để bổ sung vitamin nhóm B cho bé và cho bé biếng ăn là thông qua chế độ ăn uống. Dưới đây là 12 loại thực phẩm có chứa vitamin B hàng đầu:

  • Nội tạng gan hoặc thận.
  • Thịt của động vật ăn cỏ như bò, cừu.
  • Cá đánh bắt tự nhiên, như cá hồi, cá thu, cá bơn, cá mòi, v.v.
  • Trứng gà hay vịt nuôi thả rông.
  • Gà đồng và gà tây.
  • Sữa tươi.
  • Các sản phẩm từ sữa, như sữa chua, pho mát và kefir.
  • Lá rau xanh.
  • Các loại hạt, như hạt hướng dương, hạt macadamia, v.v.
  • Rau biển, như tảo xoắn.
  • Đậu, các loại đậu và đậu Hà Lan.
  • Men dinh dưỡng.

Nhiều loại thực phẩm toàn phần là nguồn cung cấp vitamin nhóm B tuyệt vời - chẳng hạn như rau, thịt, trứng, cá, đậu và các sản phẩm 100% từ ngũ cốc nguyên hạt. Thay vì tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến sẵn có nhiều vitamin nhóm B, chẳng hạn như bánh mì và ngũ cốc ăn sáng, tốt hơn là bạn nên bổ sung các loại vitamin nhóm B cần thiết từ thực phẩm.

Có nhiều loại thực phẩm dồi dào vitamin nhóm B (Ảnh minh họa: Pexels)

Ngày nay, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ yêu cầu một số vitamin nhóm B nhất định phải được thêm vào hầu hết các loại bánh mì, bột mì, bột ngô, mì ống, gạo và các sản phẩm ngũ cốc khác, tuy nhiên, ăn thực phẩm tăng cường là không cần thiết (hoặc một số trường hợp thậm chí còn có lợi) nếu bạn cho trẻ ăn một chế độ ăn uống cân bằng.

Trong trường hợp liều lượng khuyến cáo của vitamin nhóm B không được đáp ứng thông qua chế độ ăn uống hàng ngày, trẻ cần được bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Tuy nhiên, điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ chất bổ sung vitamin nào để biết liều lượng thích hợp. Tốt nhất nên bổ sung vitamin cho trẻ em dưới dạng giọt thay vì viên nén để hấp thu tốt hơn.

Nguồn: Vinmec


Tin tức liên quan

KHÔ MẮT Ở TRẺ EM, DẤU HIỆU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
KHÔ MẮT Ở TRẺ EM, DẤU HIỆU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

1106 Lượt xem

Khô mắt ở trẻ em rất dễ xảy ra nếu như các bậc phụ huynh không chăm sóc trẻ đúng cách. Thiếu Vitamin A là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh khô mắt ở trẻ em. Do đó vẫn có thể phòng ngừa khi các bậc phụ huynh chăm sóc đúng cách, bổ sung đầy đủ Vitamin A cho bé. 

KHI MẸ BẦU TRÚNG THỰC, NÊN XỬ TRÍ LÀM SAO?
KHI MẸ BẦU TRÚNG THỰC, NÊN XỬ TRÍ LÀM SAO?

7929 Lượt xem

Ốm nghén là quá trình thường gặp khi mang thai, thế nhưng đôi khi những triệu chứng tương tự như thế lại đến từ một nguyên nhân khác – ngộ độc thực phẩm hay trúng thực. Vậy làm sao để bạn có thể phân biệt được 2 tình trạng này? Và khi phân biệt được rồi, mẹ bầu cần phải xử trí làm sao để bảo vệ bản thân mình cùng đứa con trong bụng?

BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN Ở TRẺ
BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN Ở TRẺ

735 Lượt xem

Viêm phế quản là căn bệnh phổ biến nhất ở trẻ em, mặc dù đây là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng và cũng không khó điều trị nhưng những biến chứng mà nó gây ra lại vô cùng nguy hiểm. Vì trẻ em có hệ miễn dịch còn yếu, chưa đủ khả năng chống lại sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn, vi rút nên các bậc cha mẹ phải vô cùng thận trọng và trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh viêm phế quản để có các biện pháp chủ động phòng ngừa và xử lý kịp thời, bảo vệ sức khỏe của các thiên thần nhỏ.

TRẺ DẬY THÌ CÓ CẦN DÙNG VIÊN UỐNG BỔ SUNG CANXI?
TRẺ DẬY THÌ CÓ CẦN DÙNG VIÊN UỐNG BỔ SUNG CANXI?

2190 Lượt xem

Nhu cầu canxi của trẻ ở độ tuổi dậy thì cao hơn so với người trưởng thành, bởi lúc này trẻ cần một lượng lớn khoáng chất để tạo khung xương chắc khỏe và phát triển chiều cao tối ưu. Vậy trẻ dậy thì cần bao nhiêu canxi và có cần dùng đến viên uống bổ sung canxi?

VÌ SAO NÊN NẤU CHÁO YẾN MẠCH CHO TRẺ?
VÌ SAO NÊN NẤU CHÁO YẾN MẠCH CHO TRẺ?

1113 Lượt xem

Yến mạch là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Tất cả những dưỡng chất này đều rất cần thiết trong quá trình nâng cao hệ miễn dịch cho bé, đồng thời thúc đẩy hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt hơn. Bên cạnh đó, yến mạch là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.

OMEGA 3 VÀ NHỮNG TÁC DỤNG QUAN TRỌNG KHÔNG THỂ THAY THẾ CHO MẸ BẦU
OMEGA 3 VÀ NHỮNG TÁC DỤNG QUAN TRỌNG KHÔNG THỂ THAY THẾ CHO MẸ BẦU

1628 Lượt xem

Omega 3 là một axit béo có rất nhiều lợi ích với phụ nữ mang thai và sự phát triển não bộ, thị giác, hệ tim mạch của thai nhi. Đây là loại chất béo quan trọng nhất mẹ bầu cần bổ sung do cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất Omega-3 được. Nhưng mẹ có biết tác dụng của Omega 3 đem lại cho bà bầu và thai nhi là gì không?

HẠN SỬ DỤNG CỦA SỮA MẸ
HẠN SỬ DỤNG CỦA SỮA MẸ

1065 Lượt xem

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất đối với trẻ em. Trong sữa mẹ có gần như đầy đủ chất mà em bé cần trong những tháng đầu đời và đóng góp một phần quan trọng cho sự phát triển của trẻ ở những tháng sau.

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA SỮA MẸ
THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA SỮA MẸ

1202 Lượt xem

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ trong 6 tháng đầu đời. Bên cạnh nguồn dinh dưỡng thiết yếu trong sữa mẹ giúp trẻ khỏe mạnh và tăng sức đề kháng, nuôi con bằng sữa mẹ còn mang lại nhiều lợi ích cho mẹ như: nhanh giảm cân, giải phóng hormone oxytocin, giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng...

CHẾ ĐỘ ĐẢM BẢO DINH DƯỠNG THAI KỲ TRONG 3 THÁNG ĐẦU
CHẾ ĐỘ ĐẢM BẢO DINH DƯỠNG THAI KỲ TRONG 3 THÁNG ĐẦU

1280 Lượt xem

Trong suốt thai kỳ, chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu cần được thiết lập một cách khoa học vì nó mang tính quyết định tới cân nặng và sự phát triển của thai nhi. Trong đó, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý tới dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ bởi đây là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của thai nhi.

12 LỢI ÍCH SỨC KHỎE KHI BỔ SUNG DHA (Phần đầu)
12 LỢI ÍCH SỨC KHỎE KHI BỔ SUNG DHA (Phần đầu)

1188 Lượt xem

DHA là một axit béo omega-3 cần thiết cho sự phát triển não bộ trong thời kỳ mang thai và thời thơ ấu. Nó cũng liên quan đến việc cải thiện sức khỏe của tim, thị lực tốt hơn và giảm phản ứng viêm. DHA được sản xuất một cách tự nhiên với số lượng nhỏ bởi cơ thể, nhưng để đạt được số lượng đầy đủ, DHA cần được thực hiện thông qua các nguồn thực phẩm như cá, thịt đỏ, sữa, hoặc trứng giàu omega-3. Dưới đây là 6 trong 12 lợi ích sức khỏe không ngờ tới của DHA!

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng