HẠN SỬ DỤNG CỦA SỮA MẸ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất đối với trẻ em. Trong sữa mẹ có gần như đầy đủ chất mà em bé cần trong những tháng đầu đời và đóng góp một phần quan trọng cho sự phát triển của trẻ ở những tháng sau.

Những nguyên nhân khiến sữa mẹ bị chua

Thông thường sữa mẹ có màu trắng đục, mùi thơm ngậy, vị ngọt mát, không chua, khác hẳn so với những loại sữa khác. Vì vậy, phụ nữ sau khi sinh có thể yên tâm cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong những năm tháng đầu đời, vừa cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu, vừa giúp con được tận hưởng được hương vị thơm ngon từ dòng sữa mát lành.

Sữa mẹ có thể thay đổi hương vị tùy theo cơ địa của từng người. Thỉnh thoảng, mẹ sẽ thấy sữa bị chua thì có thể do chế độ ăn uống khiến chất lượng sữa thay đổi. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân sau đây cũng có thể khiến sẽ mẹ bị chua.

1. Sữa mẹ bị chua do chế độ ăn uống

Lượng thức ăn mẹ nạp vào cơ thể hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng, mùi vị sữa cho trẻ bú. Nếu người mẹ ăn quá nhiều thực phẩm có mùi hôi, tanh như: Cá, uống dầu cá, ăn nhiều tỏi, ớt, đồ ăn cay nóng... thì mùi vị sữa có thể bị ảnh hưởng, không thơm, thậm chí sữa mẹ còn bị chua.

2. Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh

Các loại thuốc kháng sinh, thuốc chữa bệnh không những có thể khiến sữa mẹ bị nóng mà còn là nguyên nhân khiến mùi vị sữa thay đổi, nhiễm mùi thuốc hoặc khiến sữa mẹ bị chua.

 Sữa mẹ có thể bị chua do chế độ ăn hoặc dùng thuốc (Ảnh minh họa: Freepik)

3. Vệ sinh bầu ngực chưa sạch

Nếu mẹ vệ sinh bầu ngực không sạch, đặc biệt là vị trí đầu ti, lượng sữa bị rỉ ra ngoài không được lau sạch sẽ gây ra mùi khó chịu và cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển, ảnh hưởng tới chất lượng sữa, khiến sữa mẹ bị chua, trẻ có thể bỏ bú.

Sữa mẹ có bị thiu không?

Sữa mẹ bị thiu, chua khi vắt sữa ra để quá lâu hoặc không bảo quản sữa đúng cách. Sữa mẹ bị hư hỏng, quá hạn thì tuyệt đối không cho trẻ bú nữa.

Sữa mẹ để lâu có tốt không?

Việc bảo quản nóng sữa mẹ trong bình chỉ sử dụng được 1 thời gian ngắn. Nếu như các mẹ không có dự định cho trẻ dùng sữa ngay sau khi vắt thì nên dự trữ sữa trong tủ lạnh càng sớm càng tốt.

Thông thường, để ở nhiệt độ ngoài trời, nếu trời nắng, khoảng 37 độ C, sữa mẹ để bên ngoài 30 phút là bắt đầu có dấu hiệu chua. Những trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, uống phải loại sữa này sẽ bị tiêu chảy. Dù bạn có đậy nắp hay không đậy nắp thì 30 phút là thời gian đủ cho vi khuẩn phân hủy và lên men.

Nếu nhiệt độ thấp hơn, hanh khô hơn, thời gian bạn để bên ngoài có thể đạt đến 1 giờ đồng hồ. Ví dụ nhiệt độ ngoài trời mát 25 độ C thì 1 giờ có thể an toàn. Nhưng từ 1h trở ra, sữa không còn an toàn nữa.

Sữa sẽ bắt đầu hư hỏng, có mùi chua, bị lên men và bất cứ đứa trẻ nào uống phải đều bị tiêu chảy nếu để sữa bên ngoài từ 4 giờ đồng hồ trở lên. Vì vậy, trong mọi trường hợp, bạn tuyệt đối không để sữa bên ngoài lâu hơn 4 giờ đồng hồ.

Ngay sau khi vắt ra, bạn đậy nắp lại, đậy chặt, cho vào tủ lạnh, ngăn mát, để ở chế độ trung bình, tương đương với nhiệt độ 15 độ. Với nhiệt độ này, sữa mẹ có thể để được từ 24 – 48 giờ. Không nên để sang ngày thứ 3. Tuyệt đối không để quá 72 giờ, rất nguy hại. Khi lấy ra thì rót ra bình hoặc ra cốc. Phần còn lại phải cho vào tủ lạnh ngay. Khi lấy ra, ngâm vào nước ấm để tạo ấm sữa, không để rã lạnh tự nhiên, lâu và mất an toàn. Tốt nhất là nên uống sữa mẹ trong vòng 18 – 24 giờ, bảo quản ở ngăn mát là rất an toàn cho bé.

Cần bảo quản lạnh để sữa mẹ sử dụng được lâu hơn (Ảnh minh họa: Freepik)

1. Bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh

Bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh: Có thể giữ sữa mẹ được trong 1-3 ngày.

2. Dự trữ sữa mẹ trong ngăn đá

Dự trữ sữa mẹ trong ngăn đá thời gian tối đa có thể lên tới 3 tháng (phụ thuộc vào nhiệt độ trong ngăn đá và tần suất đóng – mở cửa tủ) và 6 tháng nếu ở trong máy ướp lạnh. Không nên bảo quản ở cánh cửa tủ lạnh vì nhiệt độ thường không chính xác.

Khi muốn đưa sữa lên ngăn đá, bạn nên đặt sữa trong ngăn mát trước rồi chuyển lên ngăn đá. Tương tự, khi muốn rã đông thì các mẹ nên mang sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát khoảng ít hơn 24 tiếng trước khi mang sữa ra bên ngoài.

Tuy nhiên, bạn không nên bảo quản sữa mẹ quá lâu mà nên cho bé dùng sớm nhất có thể.

Bảo quản sữa mẹ đúng cách

Nếu sữa mẹ tiết ra làm căng tức ngực và không cho trẻ bú ngay hoặc vắt sữa ra, thì cơ thể có cơ chế tự giảm tiết sữa dần dần. Sự lo lắng cũng làm nguồn sữa mẹ bị giảm sút. Bà mẹ nên có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và có những biện pháp bảo vệ nguồn sữa hợp lý. Khi mẹ vắng nhà, bé có thể dùng sữa đã vắt sẵn dự trữ.

1. Cách vắt sữa mẹ

Sau khi đã vắt sữa (bằng cách thủ công hay bằng máy) cho ngay vào tủ lạnh để bắt đầu quá trình bảo quản. Khi ở môi trường bên ngoài lâu, chất lượng sữa sẽ không được đảm bảo như khi bé bú trực tiếp.

Sữa mẹ vắt ra vừa có thể dự trữ, phòng khi mẹ vắng nhà lại vừa giúp đỡ tắc sữa. Sữa mẹ bảo quản tốt có thể để dành cho trẻ uống thêm khi không có mẹ bên cạnh.

2. Cách bảo quản sữa mẹ

Sữa mẹ sau khi vắt, nếu để ở nhiệt độ thường khoảng 26°C thì chỉ dùng an toàn trong 4-6 giờ, khoảng 22°C thì có thể dùng trong 6-8 giờ. Sữa mẹ được lưu trữ trong ngăn thường của tủ lạnh có thể sử dụng trong vòng 24 giờ.

Nếu bảo quản trong ngăn đá, lượng sữa này có thể sử dụng dần trong khoảng hai tuần. Khi lưu trữ trong tủ đông chuyên biệt -18°C, có thể giữ sữa mẹ đến tận sáu tháng.

Sau khi vắt sữa hãy cho ngay vào tủ lạnh để bảo quản (Ảnh minh họa: Freepik)

Chớ phí sữa non

Thông thường, từ tháng thứ tư của thai kỳ, mẹ đã bắt đầu có sữa non, với nhiều năng lượng và kháng thể. Ngay sau sinh, sữa non đã sẵn sàng để đáp ứng nhu cầu của bé. Trẻ mới ra đời chỉ cần vài ml sữa non là đủ. Nếu cho bú sớm, sữa mẹ mau về hơn. Đồng thời, trẻ sẽ được bảo vệ chống lại bệnh tật do hàm lượng kháng thể trong sữa non rất cao. Vì vậy, bác sĩ khuyên các bà mẹ cho con bú sớm ngay sau sinh, càng sớm càng tốt, trong vòng nửa giờ đầu. Không nên cho trẻ uống bất kỳ loại sữa hay nước nào khác vì như vậy vừa bỏ phí nguồn sữa non, vừa làm mất phản xạ tiết sữa của mẹ làm sữa chậm về.

Chưa kể nguồn thức ăn đưa từ ngoài vào không thể vệ sinh và tươi mới như sữa mẹ, trẻ ăn thức ăn bên ngoài quá no sẽ ngủ suốt, lười bú mẹ và có thể chê luôn sữa mẹ về sau.

Thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ có sự biến đổi nhẹ, tuỳ thời điểm trong ngày đầu và cuối cữ bú, cũng như giữa các bà mẹ khác nhau, nhưng được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu của trẻ. Trong từng giai đoạn phát triển của trẻ, sữa mẹ cũng thay đổi theo để đáp ứng hai nhu cầu dinh dưỡng và miễn dịch. Với những bà mẹ sinh con non tháng, trong vài tuần lễ đầu tiên, mẹ sẽ có sữa “non tháng” có hàm lượng chất đạm cao hơn sữa thông thường.

Đừng lo thiếu sữa

Các nhà khoa học trên thế giới đã tiến hành nhiều nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng đa số bà mẹ đều đủ sữa cho con nếu biết cách cho bú đúng. Số lượng tế bào tiết sữa trong bầu ngực của các bà mẹ là như nhau, khoảng 2 triệu tế bào, bất kể ngực to hay nhỏ. Khi cho con bú nhiều và bú cạn sữa trong ngực, nhất là bú đêm, sữa mẹ sẽ tạo ra liên tục để đáp ứng nhu cầu của trẻ. Bà mẹ chỉ cần ăn thêm 1-2 chén cơm mỗi bữa ăn là đủ.

Tuy nhiên, tâm lý đóng vai trò rất quan trọng trong sự tiết sữa, nếu mẹ tin tưởng rằng mình đủ sữa cho con và tinh thần sảng khoái thì sữa sẽ tiết ra nhiều hơn. Vì vậy, cần thiết phải tạo cho mẹ một không khí thoải mái và niềm tin vào việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Những thức ăn dân gian có tác dụng lợi sữa chủ yếu là về phương diện tâm lý. Những thức ăn nào không độc hại (chất kích thích, bia rượu, một số loại gia vị có vị nồng có thể làm thay đổi mùi sữa mẹ...) được bà mẹ tin tưởng tạo ra sữa nhiều thì sẽ giúp mẹ có nhiều sữa hơn.

Bật mí cho bạn: Cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thai kỳ cần thiết từ giai đoạn trước, trong và sau khi mang thai - cho con bú có thể giúp mẹ bầu góp phần đảm bảo lượng sữa dinh dưỡng của mình. Các dưỡng chất đó là DHA, các Omega-3 khác, cùng tất cả vitamin và khoáng chất cần thiết không chỉ giúp mẹ và bé khỏe mạnh toàn diện, mà còn tạo điều kiện cho bé phát triển tối đa, thông minh lanh lợi!

Và đó là những gì OMEGA NATAL PLUS đem lại - Với hàng loạt các lợi ích tuyệt vời cho mẹ bầu và bé, chỉ với vỏn vẹn 1 viên/ngày!

Nguồn: Vinmec



Tin tức liên quan

OMEGA 3 VÀ NHỮNG TÁC DỤNG QUAN TRỌNG KHÔNG THỂ THAY THẾ CHO MẸ BẦU
OMEGA 3 VÀ NHỮNG TÁC DỤNG QUAN TRỌNG KHÔNG THỂ THAY THẾ CHO MẸ BẦU

1283 Lượt xem

Omega 3 là một axit béo có rất nhiều lợi ích với phụ nữ mang thai và sự phát triển não bộ, thị giác, hệ tim mạch của thai nhi. Đây là loại chất béo quan trọng nhất mẹ bầu cần bổ sung do cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất Omega-3 được. Nhưng mẹ có biết tác dụng của Omega 3 đem lại cho bà bầu và thai nhi là gì không?
SUY GIẢM TRÍ NHỚ Ở TRẺ EM: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
SUY GIẢM TRÍ NHỚ Ở TRẺ EM: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

585 Lượt xem

Bạn có biết rằng suy giảm trí nhớ không chỉ là vấn đề của người lớn mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ của trẻ em? Nếu bạn quan tâm đến sức khỏe não bộ của những đứa trẻ trong gia đình, hãy cùng khám phá bài viết dưới đây để tìm hiểu về tình trạng suy giảm trí nhớ ở trẻ em và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Chắc chắn rằng bạn sẽ tìm được những thông tin hữu ích cho sức khỏe của bé yêu của mình.
BẦU BÌ MÙA DỊCH NHƯNG VẪN CÓ THỂ SINH CON KHỎE MẠNH, TẠI SAO KHÔNG?
BẦU BÌ MÙA DỊCH NHƯNG VẪN CÓ THỂ SINH CON KHỎE MẠNH, TẠI SAO KHÔNG?

834 Lượt xem

Hành trình mang thai và làm mẹ là một hành trình gian nan, đầy thử thách. Nhất là trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát và ngày càng diễn biến phức tạp, hành trình ấy lại càng khó khăn, vất vả hơn. Mẹ bầu cần phải chú ý những gì để có thể “vượt cạn” thành công? Câu trả lời có trong bài viết sau đây.
THỰC ĐƠN NẤU CÁC MÓN CHAY BỔ DƯỠNG CHO BÉ ĐẢM BẢO DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHOẺ
THỰC ĐƠN NẤU CÁC MÓN CHAY BỔ DƯỠNG CHO BÉ ĐẢM BẢO DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHOẺ

4692 Lượt xem

Ăn chay ngày nay đang được mọi người ưu chuộng và quan tâm tới. Một số bà mẹ ăn chay trường cũng áp dụng cho trẻ em ăn chay từ rất sớm nhưng liệu điều này có đúng đắn, có đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.
CHĂM SÓC VÒNG MỘT KHI MANG THAI CHO MẸ BẦU
CHĂM SÓC VÒNG MỘT KHI MANG THAI CHO MẸ BẦU

490 Lượt xem

Khi mang thai, ngực của mẹ bầu bắt đầu thay đổi khi sữa ở bầu ngực xuất hiện. Lúc này, ngực của mẹ bầu to và nhạy cảm hơn, do đó áo ngực trước khi mang thai sẽ không còn phù hợp cho mẹ bầu. Áo ngực chật có thể gây áp lực cao lên ngực của mẹ bầu, khiến bầu ngực bị đau, làm giảm lượng máu cung cấp cho bầu ngực và hạn chế kích thích tuyến sữa phát triển bình thường, bên cạnh đó còn có thể gây viêm ở vùng ngực.
LỢI VÀ HẠI TRONG VIỆC CHO TRẺ ĂN THUẦN CHAY
LỢI VÀ HẠI TRONG VIỆC CHO TRẺ ĂN THUẦN CHAY

628 Lượt xem

Có rất nhiều lý do để lựa chọn chế độ ăn chay và một trong số đó là sức khỏe. Vì ngoài việc giúp giảm khả năng béo phì, các bệnh về tim mạch, giảm huyết áp, cholesterol, ngăn ngừa ung thư mà việc ăn chay còn góp phần giảm sự nóng lên của toàn cầu bởi chăn nuôi sử dụng nhiều nước, không gian và năng lượng hơn so với trồng rau.
BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN Ở TRẺ
BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN Ở TRẺ

330 Lượt xem

Viêm phế quản là căn bệnh phổ biến nhất ở trẻ em, mặc dù đây là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng và cũng không khó điều trị nhưng những biến chứng mà nó gây ra lại vô cùng nguy hiểm. Vì trẻ em có hệ miễn dịch còn yếu, chưa đủ khả năng chống lại sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn, vi rút nên các bậc cha mẹ phải vô cùng thận trọng và trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh viêm phế quản để có các biện pháp chủ động phòng ngừa và xử lý kịp thời, bảo vệ sức khỏe của các thiên thần nhỏ.
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI TRẺ BỊ BỆNH CHÀM
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI TRẺ BỊ BỆNH CHÀM

519 Lượt xem

Khi trẻ bị bệnh chàm các bậc phụ huynh luôn tìm cách để điều trị cho con bởi không những ảnh hưởng đến làn da mà còn ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của trẻ. Và trẻ em là một trong những đối tượng nằm trong danh sách những ai có thể mắc phải bệnh chàm. Do đó, các bậc phụ huynh cần biết được khi trẻ bị bệnh chàm thì nguyên nhân là do đâu và cần xử lý như thế nào?
VÌ SAO NÊN BỔ SUNG VITAMIN NHÓM B CHO BÉ
VÌ SAO NÊN BỔ SUNG VITAMIN NHÓM B CHO BÉ

702 Lượt xem

Mặc dù trẻ không nhất thiết phải cần một lượng đáng kể của mỗi và mọi loại vitamin nhóm B, nhưng trẻ cần một phần lớn chất dinh dưỡng từ chúng. Vitamin nhóm B rất quan trọng đối với sự trao đổi chất, giúp thúc đầy sự phát triển lành mạnh của cả não và cơ thể, do đó cần bổ sung vitamin nhóm B cho trẻ mỗi ngày.
GIẢM THỊ LỰC SAU SINH, LÀM GÌ ĐỂ CẢI THIỆN?
GIẢM THỊ LỰC SAU SINH, LÀM GÌ ĐỂ CẢI THIỆN?

1198 Lượt xem

Giảm thị lực sau sinh là vấn đề thường gặp với nhiều phụ nữ. Nhưng tình trạng này sẽ mau chóng được cải thiện vài tuần sau khi sinh. Tuy nhiên, chị em cũng nên áp dụng một vài phương pháp giúp mắt sáng hơn để việc sinh hoạt không bị ảnh hưởng.
Sản phẩm liên quan

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng