VÌ SAO NÊN BỔ SUNG DHA CHO TRẺ SƠ SINH, TRẺ SINH NON?

DHA là chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện chức năng của não bộ và mắt ở trẻ nhỏ. Chính vì vậy bổ sung DHA luôn được khuyến khích ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và sinh non.

DHA là gì? Vai trò của DHA với sự phát triển của cơ thể

DHA là từ viết tắt của Docosa-Hexaenoic-acid. Là acid béo không no cần thiết thuộc nhóm acid béo Omega-3. Là thành phần chính tạo nên não bộ con người (chiếm từ 15 - 20%) và chiếm từ 50 - 60% cấu tạo của võng mạc mắt. Chính vì là thành phần quan trọng trong việc hoàn thiện toàn diện chức năng não bộ và võng mạc mắt nên bổ sung DHA luôn được khuyến khích ở trẻ em.

Ở người lớn DHA có tác dụng giảm cholesterol toàn phần, lượng triglyceride máu, giảm cholesterol xấu trong máu. Giúp giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim.

Vì sao nên bổ sung DHA cho trẻ sơ sinh và trẻ sinh non?

Với trẻ sơ sinh và trẻ sinh non cần bổ sung lượng DHA đủ cho cơ thể trẻ. Bởi trẻ mới sinh chưa đủ khả năng chuyển tiền tố DHA từ dầu thực vật hay các thức ăn thay thế từ sữa mẹ khác sang DHA.

Với trẻ sinh non và trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi cách tốt nhất để bổ sung DHA là cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 24 tháng đầu. Bởi trong sữa mẹ đã có đủ lượng DHA cung cấp cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Hàm lượng DHA cần thiết cho trẻ sơ sinh là 0.32% trong tổng các loại acid béo, tương đương 17mg cho 100 kcal là tốt nhất. Theo WHO thì mẹ bầu và cho con bú cần bổ sung 200 mg DHA mỗi ngày để cung cấp đủ DHA cho con.

Với trẻ không được bú sữa mẹ hoặc mẹ không có đủ sữa cho con thì cần bổ sung lượng DHA qua các loại sữa có chứa DHA.

Bổ sung DHA cho bé như thế nào?

Với trẻ sơ sinh và sinh non cách tốt nhất để bổ sung DHA là cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ

Với trẻ sơ sinh và sinh non cách tốt nhất để bổ sung DHA là cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ

Với trẻ dưới 1 tuổi cách tốt nhất để bổ sung DHA cho bé là cho con bú hoàn toàn từ sữa mẹ. Với trường hợp bé không được bú sữa mẹ hoặc sữa mẹ không đủ thì phải bổ sung DHA từ nguồn dinh dưỡng khác như sữa được làm từ công thức DHA hoặc các loại thực phẩm thay thế sữa mẹ có bổ sung các acid béo trên.

Dầu cá, cá và thủy hải sản là những thực phẩm có chứa nhiều DHA đáp ứng đủ lượng DHA cần thiết cho sự phát triển toàn diện của não bộ và võng mạc mắt. Do vậy, bạn nên bổ sung cá và các loại thủy hải sản khác vào bữa ăn hàng ngày cho bé.

Với trẻ từ 1 - 6 tuổi, đây là giai đoạn rất cần thiết DHA, vì DHA có vai trò quan trọng cho quá trình kích thích sự phát triển của trí não. Ngoài ra, DHA còn giúp trẻ cải thiện sức khỏe về tim mạch. Do vậy, các bậc cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm có chứa DHA để trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất.

Trẻ từ 6 tuổi trở lên là thời gian bắt đầu học tập, não bộ của trẻ cần hoạt động nhiều để tiếp thu nguồn kiến thức mới. Để tăng cường trí nhớ, khả năng xử lý thông tin và tập trung cao khi học tập cho trẻ. Cha mẹ cần thường xuyên bổ sung DHA cần thiết cho trẻ.

Bổ sung DHA cho trẻ qua thực phẩm ăn hàng ngày là cách làm tốt nhất. Ngoài ra, các bậc phụ huynh còn có thể bổ sung DHA cho trẻ bằng các loại thực phẩm chức năng khác. Hoặc bổ sung DHA từ các loại kẹo dẻo vitamin đảm bảo an toàn thực phẩm.

Bổ sung DHA cho trẻ vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?

Bổ sung DHA cho trẻ vào buổi sáng: Khi sáng thức dậy, cơ thể của bé sảng khoái và khỏe mạnh nhất. Là thời điểm thích hợp để tạo thói quen lành mạnh cho bé, trong đó có việc bổ sung DHA thông qua nguồn dinh dưỡng. Các bữa ăn nhẹ vào buổi sáng cho bé có chứa nhiều chất béo nên có như trứng, bơ, sữa, cá, dầu oliu... Đây là những thực phẩm tốt cho việc hấp thụ DHA.

Thực phẩm giàu DHA

Thực phẩm giàu DHA

Bổ sung DHA vào buổi tối: Theo nghiên cứu nước Anh, uống DHA vào ban đêm sẽ giúp cả mẹ bầu và trẻ nhỏ có giấc ngủ sâu và ngon hơn. Bổ sung lượng DHA cần thiết vào buổi tối sẽ giúp cơ thể có nguồn năng lượng tích cực cho một ngày mới bắt đầu.

Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung DHA để đảm bảo cho quá trình phát triển não bộ của thai nhi. Thời điểm quan trọng này lên đến đỉnh điểm là trong 3 tháng cuối thai kỳ và 5 năm đầu đời sau sinh của trẻ.

OMEGA NATAL PLUS - Mẹ khỏe bé thông minh: Với hàm lượng giàu DHA và Omega 3 giúp tăng cường sức khỏe, phát triển não bộ, thị lực, hệ thần kinh và trí thông minh cho trẻ. Omega Natal Plus – thực phẩm bảo vệ sức khoẻ bổ sung DHA chính hãng và chất lượng dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú.



Tin tức liên quan

CHO CON BÚ SỮA MẸ THẾ NÀO LÀ TỐT NHẤT?
CHO CON BÚ SỮA MẸ THẾ NÀO LÀ TỐT NHẤT?

1336 Lượt xem

Việc cho con bú sữa mẹ hay không là quyết định cá nhân của người mẹ. Nhưng bạn có biết không, lợi ích của việc cho con bú sữa mẹ dường như là vô tận đấy.

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Ở THAI KỲ NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Ở THAI KỲ NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?

13226 Lượt xem

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý nguy hiểm đối với bất kỳ bệnh nhân nào gặp phải. Chính vì thế, bệnh tiểu đường khi gặp phải ở người mang thai sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe của người mẹ và em bé.

ACID FOLIC – VITAMIN NHÓM B CẦN THIẾT TRƯỚC KHI MANG THAI
ACID FOLIC – VITAMIN NHÓM B CẦN THIẾT TRƯỚC KHI MANG THAI

1194 Lượt xem

Acid Folic (Vitamin B9) là một vitamin nhóm B quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ có thai. CDC (Trung tâm kiểm soát bệnh tật) khuyến khích tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên cung cấp 400 microgram Acid Folic mỗi ngày.

CHĂM SÓC VÒNG MỘT KHI MANG THAI CHO MẸ BẦU
CHĂM SÓC VÒNG MỘT KHI MANG THAI CHO MẸ BẦU

881 Lượt xem

Khi mang thai, ngực của mẹ bầu bắt đầu thay đổi khi sữa ở bầu ngực xuất hiện. Lúc này, ngực của mẹ bầu to và nhạy cảm hơn, do đó áo ngực trước khi mang thai sẽ không còn phù hợp cho mẹ bầu. Áo ngực chật có thể gây áp lực cao lên ngực của mẹ bầu, khiến bầu ngực bị đau, làm giảm lượng máu cung cấp cho bầu ngực và hạn chế kích thích tuyến sữa phát triển bình thường, bên cạnh đó còn có thể gây viêm ở vùng ngực.

TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC LOÃNG XƯƠNG Ở TRẺ EM
TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC LOÃNG XƯƠNG Ở TRẺ EM

1358 Lượt xem

Thông thường mọi người hay nghĩ loãng xương chỉ gặp ở người lớn tuổi. Nhưng trên thực tế loãng xương còn gặp ở cả trẻ em. Vậy nhận biết nguyên nhân loãng xương ở trẻ như thế nào?

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI TRẺ BỊ BỆNH CHÀM
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI TRẺ BỊ BỆNH CHÀM

949 Lượt xem

Khi trẻ bị bệnh chàm các bậc phụ huynh luôn tìm cách để điều trị cho con bởi không những ảnh hưởng đến làn da mà còn ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của trẻ. Và trẻ em là một trong những đối tượng nằm trong danh sách những ai có thể mắc phải bệnh chàm. Do đó, các bậc phụ huynh cần biết được khi trẻ bị bệnh chàm thì nguyên nhân là do đâu và cần xử lý như thế nào?

MẤT NƯỚC Ở TRẺ SƠ SINH, CẦN CẨN TRỌNG VÀ XỬ TRÍ THẾ NÀO?
MẤT NƯỚC Ở TRẺ SƠ SINH, CẦN CẨN TRỌNG VÀ XỬ TRÍ THẾ NÀO?

1262 Lượt xem

75% cơ thể của con người là nước. Mất nước ở trẻ sơ sinh là tình trạng bé không được cung cấp đủ nước cần thiết để duy trì hoạt động cơ thể. Mỗi ngày, lượng nước trong cơ thể bé mất dần do tiểu tiện, đổ mồ hôi, khóc và thậm chí là thở. Mỗi lần con được cho bú, trẻ sẽ được bù đắp lại lượng nước đã mất. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh không được cung cấp đầy đủ nước mà cơ thể cần có thể dẫn đến hiện tượng mất nước. Điều này có thể khiến bé khó chịu, cáu gắt.

TÓC GÃY RỤNG SAU SINH, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
TÓC GÃY RỤNG SAU SINH, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

1237 Lượt xem

Tóc gãy rụng sau sinh là tình trạng gặp phải ở nhiều mẹ bỉm sữa. Khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ thay đổi để đáp ứng với nhu cầu hormone mới cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Sự biến đổi này, đặc biệt là sự tăng cao của estrogen, sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ phát triển của tóc.

CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP Ở TRẺ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP Ở TRẺ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

712 Lượt xem

Trong tình hình thời tiết hanh khô như hiện nay, nhiều loài vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại về sức khỏe của mọi người ở mọi độ tuổi. Đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp ở trẻ em.

12 LỢI ÍCH SỨC KHỎE KHI BỔ SUNG DHA (Phần đầu)
12 LỢI ÍCH SỨC KHỎE KHI BỔ SUNG DHA (Phần đầu)

1207 Lượt xem

DHA là một axit béo omega-3 cần thiết cho sự phát triển não bộ trong thời kỳ mang thai và thời thơ ấu. Nó cũng liên quan đến việc cải thiện sức khỏe của tim, thị lực tốt hơn và giảm phản ứng viêm. DHA được sản xuất một cách tự nhiên với số lượng nhỏ bởi cơ thể, nhưng để đạt được số lượng đầy đủ, DHA cần được thực hiện thông qua các nguồn thực phẩm như cá, thịt đỏ, sữa, hoặc trứng giàu omega-3. Dưới đây là 6 trong 12 lợi ích sức khỏe không ngờ tới của DHA!

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng