NẮM TAY GIÚP LÀM GIẢM CĂNG THẲNG?
Nắm tay là hành động thân mật hiếm hoi được xã hội chấp nhận. Nó có thể được thực hiện bởi bất kỳ ai, ở bất kỳ giới tính nào, ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào và ở mọi lứa tuổi. Nắm tay không chỉ giúp củng cố mối quan hệ, xoa dịu lo lắng, mà còn giúp giảm căng thẳng và giảm đau.
Nắm tay có thật sự làm giảm căng thẳng?
Các chuyên gia tâm lý từ Đại học Virginia đã thực hiện một nghiên cứu trên các cặp vợ chồng hạnh phúc có độ tuổi trung bình là ngoài 30. Đầu tiên, những người chồng và người vợ sẽ đánh giá chất lượng cuộc hôn nhân của họ trên thang điểm từ 0 đến 151. Điểm số thấp hơn 100 được coi là cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Để tham gia nghiên cứu, cả chồng và vợ đều phải đạt điểm cao. Trong số các cặp vợ chồng được chọn để nghiên cứu, điểm trung bình của các người chồng là 126, điểm trung bình của những người vợ là 127.
Người vợ đeo điện cực vào mắt cá chân và được xem các màn hình thông báo khi sắp có một cú sốc điện. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu đã quét não của những người vợ bằng phương pháp chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI). Theo dự đoán, khi các bà vợ biết mình bị sốc, các bản quét não cho thấy hoạt động của các vùng não xử lý các mối đe dọa. Nhưng khi người vợ nắm tay chồng, bản quét não của họ lại trông bình tĩnh hơn so với khi họ không nắm tay. Để so sánh, những người vợ cũng được kiểm tra khi đang nắm tay một người đàn ông không quen biết. Khi nắm tay người lạ, kết quả quét não của người vợ cho thấy họ ít bình tĩnh hơn khi nắm tay chồng, nhưng bình tĩnh hơn so với khi không nắm tay ai. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy nắm tay giúp giảm bớt căng thẳng ở những người vợ tham gia thử nghiệm.
Các lợi ích tuyệt vời của nắm tay
Giúp xoa dịu người khác và làm giảm căng thẳng
Nắm tay thật sự có thể làm giảm căng thẳng (Ảnh minh họa: Unsplash)
Các nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích của sự tiếp xúc khi nắm tay, bao gồm giảm huyết áp và làm nhịp tim chậm hơn. Nó còn làm giảm lượng hormone cortisol tiết ra, nhờ đó nắm tay giúp làm giảm căng thẳng.
Giúp mọi người kết nối với nhau
Hormone oxytocin được mệnh danh là loại “hormone âu yếm”, nó dành riêng cho những mối quan hệ thân thiết nhất của chúng ta. Nắm tay, đặc biệt là khi chúng ta đan các ngón tay của mình vào ngón tay của người khác, sẽ kích thích giải phóng loại “hormone âu yếm” này.
Giúp chống lại sự cô đơn
Mọi người ngày càng “thiếu thốn tình cảm” và “sợ chạm vào”. Nhà tâm lý học Honey Langcaster-James của Vương quốc Anh đã nói về tác động tích cực của việc nắm tay khi chúng ta già đi: “Đối với một người cao tuổi, việc nắm lấy tay họ có thể mang lại nhiều lợi ích hơn là cho họ uống thuốc”. Nhưng bất cứ ai thèm khát sự tiếp xúc thiết yếu của con người sẽ dễ bị các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm và lo lắng cũng như sức khỏe thể chất kém hơn.
Nắm tay còn giúp mọi người kết nối với nhau, vượt qua sự cô đơn (Ảnh minh họa: Pexels)
Làm giảm cơn đau
Nắm tay làm giảm cảm giác đau nhờ tiết ra serotonin. Một nghiên cứu trên 22 cặp đôi đã phát hiện ra rằng khi họ nắm tay nhau, sóng não của họ sẽ đồng bộ hóa. Sau đó, khi cho cánh tay của một người tiếp xúc với nhiệt độ, cơn đau của họ giảm đi, nhưng điều này chỉ xảy ra khi người đó đang nắm tay đối tác của mình. Kết luận của các nhà nghiên cứu là khi chúng ta cảm thấy có ai đó đang chia sẻ nỗi đau của mình, điều đó sẽ giúp não bộ chịu đựng cơn đau tốt hơn.
Những cách khác cũng giúp bạn giảm căng thẳng
Tập hít thở sâu
Khi trải qua căng thẳng, mệt mỏi, chúng ta luôn cảm thấy khó chịu, bức bối, thậm chí thiếu kiên nhẫn và không thể kiểm soát hành vi, suy nghĩ của bản thân. Để có thể trở nên bình tĩnh hơn, chúng ta hãy cố gắng hít thở thật sâu và đều. Thói quen hít thở sâu không chỉ giúp bạn nâng cao sức thể trạng, rèn luyện sức khỏe mà còn giúp đẩy lùi tình trạng lo âu, căng thẳng.
Nghe nhạc thường xuyên
Từ lâu, âm nhạc đã được xem là phương thuốc chữa lành cảm xúc một cách thần kỳ. Một giai điệu nhẹ nhàng, vui tươi hoặc một bài ca ngọt ngào, da diết có thể giúp bạn trở nên thoải mái, thư thái và dễ chịu hơn. Đặc biệt, nhạc không lời với nhịp độ chậm, du dương có thể giúp giảm căng thẳng bằng cách làm giảm huyết áp, nhịp tim và hormone gây căng thẳng.
Nghe nhạc cũng giúp bạn giải tỏa căng thẳng (Ảnh minh họa: Pexels)
Ngủ đủ giấc
Chất lượng giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe thể chất và cả sức khỏe tâm thần của chúng ta. Việc thường xuyên thức khuya, hay thói quen ngủ sai tư thế đều có thể dẫn đến tình trạng uể oải, mệt mỏi và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể. Do vậy, để xua tan căng thẳng, mệt mỏi và nạp lại năng lượng cho cơ thể, bạn phải ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày và cố gắng điều chỉnh tư thế ngủ thật hợp lý.
Luyện tập thể dục
Việc luyện tập thể dục thường xuyên có thể giúp bảo vệ chúng ta khỏi bệnh trầm cảm do sự căng thẳng gây ra. Những người tập luyện thể dục ít nhất 30 phút/ngày có thể cải thiện đáng kể sự linh hoạt, dẻo dai và độ nhạy cảm của các giác quan, nâng cao thể chất và phòng ngừa nhiều căn bệnh như đái tháo đường, cao huyết áp,.... Một số môn thể thao đặc biệt hữu ích cho những người thường xuyên trải qua căng thẳng, mệt mỏi là chạy bộ, bơi lội hay yoga.
Tránh xa mạng xã hội
Mạng xã hội với nhiều nội dung tiêu cực, “toxic” có thể gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý của chúng ta. Bằng cách ngắt kết nối với các thiết bị điện tử, rời xa mạng xã hội và dành thời gian chăm sóc bản thân, chúng ta có thể cảm nhận cuộc sống một cách trọn vẹn và nhẹ nhàng hơn.
Mạng xã hội với nhiều nội dung tiêu cực có thể khiến bạn căng thẳng (Ảnh minh họa: Unsplash)
Thưởng thức cái đẹp
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thói quen ngắm nhìn cái đẹp, chẳng hạn như thưởng thức một bông hoa, ngắm một ngôi sao điện ảnh hoặc thần tượng cũng đều có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng vô cùng hiệu quả. Kết quả từ một nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy nhóm người được yêu cầu nhìn vào bức ảnh của một người phụ nữ xinh đẹp cảm thấy bớt căng thẳng hơn so với những người không được nhìn vào bức hình.
Dành nhiều thời gian cho gia đình và bạn bè
Để làm giảm căng thẳng, không gì hữu hiệu bằng bao quanh bản thân bởi những người thân thiết, luôn hỗ trợ và động viên bạn một cách chân thành. Sự hỗ trợ từ bạn bè và gia đình có thể giúp bạn vượt qua quãng thời gian khó khăn. Việc tụ tập với bạn bè cũng mang lại cho bạn cảm giác thân thuộc và hiểu được giá trị bản thân. Vì vậy, hãy dành nhiều thời gian hơn cho bạn bè và những người thân yêu trong gia đình.
Tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế
Hầu hết nguyên nhân dẫn đến stress, căng thẳng là do áp lực đến từ cuộc sống, định kiến xã hội, gia đình hay sự bức bí trong công việc, tình cảm. Căng thẳng không chỉ rút hết năng lượng, làm chúng ta kiệt quệ mà còn có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm hơn như trầm cảm, rối loạn lo âu. Do đó, khi không thể xoa dịu căng thẳng bằng những phương pháp thông thường, chúng ta đừng ngần ngại tìm đến một chuyên gia tâm lý. Tùy vào tình trạng và mức độ nặng của bệnh nhân, các chuyên gia có thể áp dụng các biện pháp khác nhau để hóa giải nguyên nhân, áp lực trong lòng người bệnh và giúp họ nhìn nhận vấn đề rõ ràng hơn.
Hãy tìm đến chuyên gia y tế khi tình trạng căng thẳng của bạn nghiêm trọng (Ảnh minh họa: Unsplash)
Chúng ta bắt đầu nắm tay nhau khi còn là trẻ sơ sinh, nhưng sức hấp dẫn và những lợi ích của việc nắm tay không bao giờ là cũ. Nắm tay không chỉ giúp xua tan căng thẳng, kéo gần khoảng cách giữa người với người mà còn mang đến những lợi ích không ngờ cho sức khỏe.
Với sự kết hợp của cao Ginkgo Biloba lên đến 120mg cùng Rutin, Magnesium oxid và các vitamin - PT GINKGO 120MG mang lại nhiều công dụng VƯỢT TRỘI cho SỨC KHỎE NÃO BỘ:
- Giúp tăng cường lưu thông máu lên não, làm tăng tính bền thành mạch máu, giảm căng thẳng, tăng tập trung, cải thiện trí nhớ đặc biệt là suy giảm trí nhớ ở người già.
- Giúp cải thiện hội chứng rối loạn tiền đình, đau nửa đầu.
- Giúp tăng lượng máu đến não, cải thiện các hoạt động trí não, giảm tình trạng bị Alzheimer ở người cao tuổi.
PT GINKGO phù hợp với người làm việc trí óc căng thẳng, hay hoa mắt, chóng mặt mệt mỏi; và người cao tuổi bị suy giảm trí nhớ, hay quên.
Nguồn: Vinmec
Xem thêm