THYMOMODULIN VÀ CÔNG DỤNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI BỆNH HÔ HẤP

Một hệ thống miễn dịch suy yếu là cơ hội lý tưởng cho các bệnh nhiễm trùng xâm nhập hoặc tái phát. Các bệnh suy giảm miễn dịch như nhiễm trùng đường hô hấp tái phát, hen suyễn, viêm dị ứng và dị ứng thực phẩm là các ví dụ mà thymomodulin có thể cải thiện rõ rệt tình trạng chung của bệnh nhân mắc các bệnh này.

Vậy thực tế thymomodulin là gì? Công dụng của nó trong điều trị bệnh đường hô hấp ra sao? Hãy cùng Phúc Tường tìm hiều ngay sau đây nhé!

Thymomodulin là gì?

Thymomodulin được chiết xuất từ tuyến ức của con bê non. Nó có tác dụng kích thích các chức năng miễn dịch và dùng trong điều trị các rối loạn liên quan đến hệ thống miễn dịch bao gồm suy giảm miễn dịch do tuổi già, nhiễm trùng và ung thư. Bên cạnh đó, thymomodulin còn được cho là có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm.

Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng thymomodulin có hiệu quả trong cải thiện chức năng miễn dịch và giảm triệu chứng của một số bệnh lý liên quan tới hệ miễn dịch.

Công dụng của thymomodulin 

Điều trị suy giảm miễn dịch

Thymomodulin các tác dụng kích thích hoạt động của tế bào miễn dịch, tăng cường khả năng phòng ngừa và chống lại các bệnh nhiễm trùng.

Giảm viêm và hỗ trợ điều trị ung thư

Thymomodulin có tác dụng giảm viêm và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

Điều trị viêm xoang

Giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm xoang và hỗ trợ quá trình phục hồi sau điều trị.

Thymomodulin có hiệu quả trong cải thiện chức năng miễn dịch và giảm triệu chứng của một số bệnh lý liên quan tới hệ miễn dịch

Thymomodulin có hiệu quả trong cải thiện chức năng miễn dịch và giảm triệu chứng của một số bệnh lý liên quan tới hệ miễn dịch (Ảnh minh họa: Pexels)

Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Thymomodulin có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường bằng cách cải thiện chức năng của tế bào beta trong tụy, giúp cân bằng mức đường trong máu.

Hỗ trợ cải thiện triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân HIV/AIDS.

Dự phòng tái phát dị ứng thức ăn.

Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho người cao tuổi.

Thymomodulin trong điều trị bệnh hô hấp

Thymomodulin được sử dụng trong điều trị các bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch, bao gồm cả bệnh hô hấp. 

Thymomodulin có tác dụng kích thích chức năng miễn dịch, cải thiện chức năng thymus (tuyến nội tiết có trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, có vai trò trong việc sản xuất và phát triển các tế bào T lymphocyte – loại tế bào miễn dịch có thể nhận diện và tiêu diệt các tế bào đối lập bao gồm vi khuẩn và vi rút) giúp cải thiện khả năng phòng ngừa và chống lại các tác nhân gây bệnh, giảm triệu chứng của viêm phế quản, hen suyễn, viêm phổi và những bệnh lý hô hấp khác.

Liều dùng của thymomodulin

Người lớn

Bằng đường uống:

- Bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp: 120 mg/ngày, dùng 20 ngày mỗi tháng trong 4 tháng.

- Viêm mũi dị ứng: 120 mg/ngày, dùng trong khoảng 4 tháng.

- Hỗ trợ dự phòng tái phát dị ứng thức ăn: 120 mg/ngày, dùng trong 3-6 tháng.

- Hỗ trợ cải thiện triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân HIV/AIDS: 60 mg/ngày, dùng trong 50 ngày.

- Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho người cao tuổi: 160 mg/ngày, dùng trong 6 tuần.

Bằng đường tiêm:

- Bệnh nhân tim yếu và to (bệnh giãn cơ tim): 10 mg, tiêm dưới da 3 lần mỗi tuần trong 3 tháng.

Trẻ em

Bằng đường uống:

- Dị ứng thực phẩm: 120 mg/ngày, dùng trong 3 tháng.

- Nhiễm trùng đường hô hấp: 120 mg/ngày, vào 20 ngày mỗi tháng, trong 4 tháng.

Tuy nhiên, đây chỉ là liều lượng tham khảo, liều lượng sử dụng thymomodulin phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và tình trạng sức khỏe của người bệnh, chỉ có bác sĩ điều trị mới có thể đưa ra liều dùng phù hợp cho từng trường hợp cụ thể. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể về liều dùng và cách sử dụng thymomodulin.

Liều lượng sử dụng thymomodulin phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và tình trạng sức khỏe của người bệnh

Liều lượng sử dụng thymomodulin phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và tình trạng sức khỏe của người bệnh (Ảnh minh họa: Pexels)

Những lưu ý khi sử dụng thymomodulin

Chỉ sử dụng thymomodulin khi có chỉ định của bác sĩ, sử dụng đúng liều lượng được cho, không sử dụng quá liều và không dùng một cách tự ý.

Nếu đang dùng thuốc hoặc có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe, cần thông báo cho bác sĩ trước khi sử dụng thymomodulin.

Thymomodulin không phải là loại thuốc kháng sinh hay thuốc kháng vi rút mà nó chỉ có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch. Do đó, việc sử dụng thymomodulin trong điều trị bệnh hô hấp cần được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ và kết hợp với các liệu pháp khác để có hiệu quả tốt nhất.

Không nên sử dụng thymomodulin cho trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, những bệnh nhân có các vấn đề sức khỏe về gan và thận, trừ trường hợp được chỉ định và giám sát bởi bác sĩ.

Không sử dụng thymomodulin với các loại thuốc khác mà bạn đang dùng khi không có sự chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là các loại thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc dùng điều trị ung thư.

Không sử dụng thymomodulin khi bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Tác dụng phụ của thymomodulin

Thymomodulin được xem là một loại thuốc an toàn và không có tác dụng phụ đáng kể. Tuy nhiên, người sử dụng thymomodulin có thể gặp phải một số tác dụng phụ như sau:

- Đau, sưng hoặc đỏ tại chỗ tiêm. Tuy nhiên, nó sẽ tự giảm hoặc biến mất sau một thời gian ngắn.

- Buồn nôn, ù tai: trường hợp này khá hiếm gặp và thường không nghiêm trọng.

- Phản ứng dị ứng: có các triệu chứng như khó thở, đau ngực, phát ban, ngứa ho.

Tài liệu tham khảo: webmd, biofact.dk



Tin tức liên quan

4 GIAI ĐOẠN CỦA BỆNH GOUT BẠN CẦN BIẾT
4 GIAI ĐOẠN CỦA BỆNH GOUT BẠN CẦN BIẾT

1374 Lượt xem

Gout là một dạng viêm khớp xảy ra do sự tích tụ của các tinh thể urate trong khớp. Ở Việt Nam, gout là một căn bệnh về xương khớp phổ biến nhất, chiếm khoảng 1/3 trong tổng số người bệnh đến khám về các vấn đề xương khớp. Đặc biệt, độ tuổi mắc bệnh gout ngày càng trẻ hóa và nhiều người vẫn còn xem nhẹ các tình trạng bệnh ở giai đoạn đầu của căn bệnh.

16 BÍ QUYẾT ĂN UỐNG KHỎE MẠNH NGÀY TẾT
16 BÍ QUYẾT ĂN UỐNG KHỎE MẠNH NGÀY TẾT

657 Lượt xem

Những ngày Tết đang cận kề, ai ai trong chúng ta cũng mong muốn mình được đón năm mới với 1 cơ thể khỏe mạnh. Nhưng những thói quen ăn uống và sinh hoạt không khoa học chắc chắn sẽ làm cơ thể mệt mỏi và uể oải. Vì vậy, hãy thử tham khảo ngay 16 bí quyết ăn uống đảm bảo sức khỏe trong ngày Tết nhé!

VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI CÓ THỰC SỰ ĂN THỊT NGƯỜI?
VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI CÓ THỰC SỰ "ĂN THỊT NGƯỜI"?

613 Lượt xem

Trong những ngày mưa trở lại đây, môi trường không khí trở nên ẩm ướt và xuất hiện nhiều bùn đất hơn. Đi kèm với điều kiện môi trường “thuận lợi” này thì sự sinh sôi của các loài vi khuẩn cũng trở nên mạnh mẽ hơn, trong đó, căn bệnh nhiễm khuẩn đáng lo ngại nhất và vô cùng nguy hiểm – bệnh vi khuẩn ăn thịt người Whitmore cũng xuất hiện vào thời gian này. Vậy bệnh vi khuẩn ăn thịt người là gì và nó có thực sự "ăn thịt người" như tên gọi? Hãy cùng Phúc Tường tìm hiểu ngay sau đây nhé.

CÔNG DỤNG CỦA VITAMIN C VÀ LIỀU DÙNG THÍCH HỢP
CÔNG DỤNG CỦA VITAMIN C VÀ LIỀU DÙNG THÍCH HỢP

917 Lượt xem

Vitamin C hữu ích trong việc đẩy lùi các bệnh tật khác các bệnh nhiễm trùng bao gồm bệnh nướu, mụn trứng cá, viêm phế quản, bệnh suy giảm miễn dịch ở người (HIV).

BỆNH CHÀM THƯỜNG GẶP Ở ĐỐI TƯỢNG NÀO?
BỆNH CHÀM THƯỜNG GẶP Ở ĐỐI TƯỢNG NÀO?

529 Lượt xem

Bệnh chàm thường gặp ở đối tượng nào sẽ được nhiều người quan tâm và cần tìm hiểu để có thể có các biện pháp phòng ngừa căn bệnh này xuất hiện. Bởi thế, hãy cùng Phúc Tường tìm hiểu bệnh chàm thường gặp ở đối tượng nào nhé!

NHỮNG YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ
NHỮNG YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ

24915 Lượt xem

Bệnh đau mắt đỏ là một dạng bệnh dễ nhận biết, có thể lây lan một cách dễ dàng nhưng lành tính, tuy nhiên nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách vẫn có thể để lại một số biến chứng về sau cho đôi mắt. Trong thời gian tình trạng bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng, bạn cần phải nắm được đâu là những yếu tố nguy cơ của đau mắt đỏ.

BẠN CÓ PHÂN BIỆT ĐƯỢC ĐAU ĐẦU DO XOANG VÀ ĐAU NỬA ĐẦU?
BẠN CÓ PHÂN BIỆT ĐƯỢC ĐAU ĐẦU DO XOANG VÀ ĐAU NỬA ĐẦU?

866 Lượt xem

Đau đầu do xoang thường được chẩn đoán nhầm với bệnh đau nửa đầu vì các triệu chứng bệnh gần giống nhau. Người bệnh cần dựa vào triệu chứng báo hiệu để chẩn đoán và phân biệt chính xác hai căn bệnh này.

SUY GIẢM TRÍ NHỚ Ở NGƯỜI MẮC ALZHEIMER
SUY GIẢM TRÍ NHỚ Ở NGƯỜI MẮC ALZHEIMER

661 Lượt xem

Suy giảm trí nhớ là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, liệu suy giảm trí nhớ này có phải là triệu chứng của bệnh Alzheimer hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ DI TRUYỀN KHÔNG?
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ DI TRUYỀN KHÔNG?

604 Lượt xem

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh khá phổ biến trên toàn thế giới và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của con người. Vậy tiểu đường có di truyền không?

CÁC VỊ TRÍ ĐAU ĐẦU THƯỜNG GẶP
CÁC VỊ TRÍ ĐAU ĐẦU THƯỜNG GẶP

1000 Lượt xem

Các vị trí đau đầu khác nhau phản ứng tình trạng sức khỏe khác nhau của người bệnh. Có nhiều vị trí đau đầu như đau đầu say gáy, đau đầu một bên hoặc đau nửa đầu,... Tùy vào mỗi vị trí đau mà có cách xử trí riêng biệt.

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng