RỐI LOẠN TRÍ NHỚ HẬU COVID

Hậu COVID là khái niệm được rất nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Hội chứng này bao gồm những triệu chứng mà người bệnh nhiễm Covid 19 vẫn tiếp tục có mặc dù đã được khẳng định khỏi bệnh. Một trong số các triệu chứng bao gồm suy giảm trí nhờ và khó tập trung hậu covid 19.

1. Suy giảm trí nhớ, khó tập trung hậu COVID-19 là gì?

Nhiều người nhiễm SARS-CoV-2 than phiền mặc dù đã khỏi bệnh nhưng vẫn gặp một số vấn đề liên quan đến trí nhớ và khả năng tập trung. Một số trường hợp dù đã rất cố gắng nhưng vẫn khó tập trung làm việc, hay quên nhiều thứ hoặc không thể hiểu đầy đủ những vấn đề người khác đang nói. Những biểu hiện này có thể liên quan đến tình trạng suy giảm trí nhớ và khó tập trung hậu COVID do hiện tượng sương mù não (Brain Fog) hoặc rối loạn chức năng nhận thức.

Hậu COVID-19 để lại những triệu chứng liên quan đến bệnh suy giảm trí nhớ

Chứng sương mù não, một thuật ngữ dùng để mô tả suy nghĩ chậm chạp hoặc uể oải, có thể xảy ra trong nhiều trường hợp khác nhau - ví dụ như khi ai đó bị mất ngủ hoặc cảm thấy không khỏe, hoặc do tác dụng phụ của thuốc gây buồn ngủ. Sương mù não cũng có thể xảy ra sau khi hóa trị hoặc chấn động.

Những người bị COVID thần kinh thường phàn nàn về chứng sương mù não - không thể suy nghĩ rõ ràng như bình thường.

Điều gần nhất mà chúng ta có được về mặt y học để hiểu về sương mù não là nó thể hiện sự mất chức năng điều hành. Đây là một triệu chứng có liên quan đến lo lắng, cũng như nhiều triệu chứng về hô hấp và tim mạch của COVID kéo dài, chẳng hạn như khó thở, đánh trống ngực và chóng mặt.

COVID gây ra các triệu chứng liên quan đến lo lắng.

Sự chồng chéo với các chẩn đoán tâm thần và tình trạng mệt mỏi sau virus đã khiến những người bị COVID kéo dài khó có được đánh giá nhận thức chính thức.

Đa số trường hợp chỉ biểu hiện rối loạn trí nhớ hậu COVID thời gian ngắn và một số ít than phiền vấn đề suy giảm trí nhớ diễn ra trong nhiều tháng trời, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Rối loạn trí nhớ hậu COVID có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống ở nhiều mức độ khác nhau, do đó đòi hỏi người dù đã khỏi bệnh vẫn phải có biện pháp bảo vệ não bộ khỏi ảnh hưởng của virus. Nếu có các biểu hiện bất thường của suy giảm trí nhớ, sương mù não, khó tập trung hậu COVID, người bệnh hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được can thiệp kịp thời, phù hợp.

2. Làm gì khi bị suy giảm trí nhớ, khó tập trung hậu COVID?

Kiểm tra hormone tuyến giáp và nồng độ vitamin B12

Theo các chuyên gia, người bệnh COVID-19 sau khi xác định khỏi bệnh và có các vấn đề về trí nhớ hay khả năng tập trung hãy kiểm tra nồng độ hormon tuyến giáp và vitamin B12 trong máu. Nếu có bất thường thì cần điều trị và đưa chúng về bình thường. Bên cạnh đó, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống tăng cường nhiều loại trái cây, rau xanh và sữa vì lượng chất chống oxy hóa và dưỡng chất trong các loại thực phẩm này có tác dụng duy trì chức năng não bộ.

Ăn uống điều độ, bảo vệ giấc ngủ 

Bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Một việc người bệnh cần làm là cố gắng duy trì thói quen ăn uống khoa học, điều độ, đồng thời chú ý đến giấc ngủ sau khi khỏi COVID-19. Nếu hiện tượng suy giảm trí nhớ và khó tập trung hậu COVID là đáng kể và kết quả khảo sát MRI sọ não cho thấy một số bất thường, người bệnh có thể áp dụng liệu pháp miễn dịch với steroid và IVIG (globulin miễn dịch) để cải thiện tình hình.

Quản lý căng thẳng

COVID-19 có thể ảnh hưởng đáng kể đến các chất trung gian hóa học của quá trình dẫn truyền tín hiệu thần kinh não bộ, từ đó khiến người dù đã khỏi bệnh vẫn ở trạng thái lo lắng, rối loạn giấc ngủ hoặc rối loạn các chất dẫn truyền trí nhớ. Theo các chuyên gia, điều này có thể trực tiếp tác động làm rối loạn trí nhớ, chứng hay quên, rối loạn khả năng nhận thức và khó tập trung hậu COVID. 

Nên ưu tiên cho việc bổ sung thuốc bổ cho người bị suy nhược.

Để cải thiện bất thường này, người bệnh cần hạn chế những suy nghĩ tiêu cực về bệnh tật, bởi điều này cũng là một yếu tố làm tiêu hao chất dẫn truyền của não. Thay vào đó, người bệnh hãy ưu tiên cho những việc quan trọng hơn, điều trị rối loạn lo âu, bổ sung thuốc bổ cho người suy nhược với mục đích cuối cùng là cải thiện chức năng não vốn đã rối loạn do căng thẳng.

Ngoài ra, người suy giảm trí nhớ hay khó tập trung hậu COVID có thể thư giãn bằng cách tham gia vào các trò chơi giải trí và thực hiện các sở thích vui vẻ để trẻ hóa và bảo vệ chức năng não bộ khỏi các stress.

Nguồn: Vinmec



Tin tức liên quan

VÌ SAO XUẤT HIỆN TÌNH TRẠNG RỤNG TÓC Ở NGƯỜI TRẺ?
VÌ SAO XUẤT HIỆN TÌNH TRẠNG RỤNG TÓC Ở NGƯỜI TRẺ?

822 Lượt xem

Rụng tóc ở người trẻ nhiều hơn bởi những lý do nào? Hãy cùng tìm hiểu để có biện pháp phòng ngừa và cải thiện khi còn trẻ, hạn chế làm mất đi vẻ đẹp của một thanh nữ tú chỉ vì một mái tóc xơ yếu, gãy rụng không có sức sống.

LẠM DỤNG NƯỚC NGỌT CÓ GA LÀM TĂNG NGUY CƠ TỬ VONG DO UNG THƯ VÚ
LẠM DỤNG NƯỚC NGỌT CÓ GA LÀM TĂNG NGUY CƠ TỬ VONG DO UNG THƯ VÚ

872 Lượt xem

Một nghiên cứu từ Đại học Buffalo (New York, Mỹ) cho thấy, chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của phụ nữ sau chẩn đoán và điều trị ung thư vú. Trong đó có liên quan đến một loại đồ uống được nhiều người sử dụng rộng rãi – nước ngọt có ga.

TÁC DỤNG CỦA VITAMIN E LÊN DA
TÁC DỤNG CỦA VITAMIN E LÊN DA

12224 Lượt xem

Vitamin E là một vitamin hòa tan trong chất béo và có nhiều công dụng quan trọng đối với sức khỏe. Vậy đối với làn da của chúng ta, công dụng của vitamin E sẽ là gì?

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT LÃO HÓA DA VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT LÃO HÓA DA VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

552 Lượt xem

Bạn có biết, từ khoảng 25 tuổi trở đi, các dấu hiệu lão hóa bắt đầu xuất hiện và trở thành nỗi lo của nhiều người, đặc biệt là ở phái nữ. Tuy nhiên, sự lão hóa có thể được ngăn ngừa nếu nhận biết sớm và áp dụng tốt các biện pháp phòng ngừa lão hóa. Vậy những dấu hiệu nhận biết lão hóa da và cách phòng ngừa như thế nào? Hãy cùng Phúc Tường tìm hiểu ngay sau đây nhé.

VIÊN UỐNG BỔ NÃO PT GINKGO TỐT CHO NGƯỜI ĐI LÀM THẾ NÀO?
VIÊN UỐNG BỔ NÃO PT GINKGO TỐT CHO NGƯỜI ĐI LÀM THẾ NÀO?

902 Lượt xem

Sự tất bật và áp lực từ nhiều phía là những vấn đề thường gặp trong thế giới hiện đại ngày nay. Nhất là với người trẻ, để có thể cân bằng được cuộc sống cá nhân và công việc đòi hỏi họ phải đối mặt với vô số vấn đề, nhiều lúc dẫn đến các tình trạng tiêu cực như căng thẳng, mệt mỏi, suy nhược… Hãy cùng xem viên uống bổ não PT GINKGO có thể giúp được gì cho bạn khi gặp các tình trạng này.

NHỮNG SAI LẦM DẪN ĐẾN TÓC RỤNG NHIỀU KHI GỘI ĐẦU
NHỮNG SAI LẦM DẪN ĐẾN TÓC RỤNG NHIỀU KHI GỘI ĐẦU

773 Lượt xem

Tóc rụng nhiều khi gội đầu có thể bị xem là một hiện trạng bình thường. Bởi những sợi tóc bị rụng đi trong quá trình gội đầu được xem như những sợi tóc yếu, hư tổn và cần được loại bỏ. Tuy nhiên, nếu tình trạng rụng tóc khi gội đầu xảy ra thường xuyên và với số lượng ngày một nhiều sẽ trở thành vấn đề. Vậy đâu là những sai lầm khiến tóc rụng nhiều khi gội đầu?

8 CÁCH KHẮC PHỤC SƯƠNG MÙ NÃO, GIẢM TRÍ NHỚ HẬU COVID-19
8 CÁCH KHẮC PHỤC SƯƠNG MÙ NÃO, GIẢM TRÍ NHỚ HẬU COVID-19

977 Lượt xem

Một trong những triệu chứng thần kinh phổ biến nhất được ghi nhận ở hậu COVID là sương mù não, giảm trí nhớ. Vậy tại sao bạn lại bị sương mù não, giảm trí nhớ và nên khắc phục làm sao? Tất cả có trong bài viết dưới đây.

XU HƯỚNG ĂN CHAY TRONG THỜI HIỆN ĐẠI
XU HƯỚNG ĂN CHAY TRONG THỜI HIỆN ĐẠI

516 Lượt xem

Xu hướng ăn chay hiện đang là xu hướng của một lối sống hiện đại, hướng đến sức khỏe và lợi ích môi trường bên cạnh việc hướng đến đạo đức, tâm hồn thanh tịnh. 

BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ KHÔNG DÙNG THUỐC CÓ TỰ HẾT KHÔNG?
BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ KHÔNG DÙNG THUỐC CÓ TỰ HẾT KHÔNG?

609 Lượt xem

Bệnh đau mắt đỏ không dùng thuốc có tự hết không? Đây sẽ là thắc mắc của nhiều người đang gặp phải tình trạng đau mắt đỏ tự hỏi và tìm hiểu trên các trang thông tin, mạng xã hội hoặc hỏi trực tiếp những người thân xung quanh. Vậy bạn đã biết câu trả lời chính xác thì đau mắt đỏ không dùng thuốc có tự hết không chưa?

BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?
BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?

1706 Lượt xem

Hiện nay, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết tại một số tỉnh thành trên cả nước đang diễn biến phức tạp. Nhiều bệnh nhân đã chủ quan không đi khám tự điều trị tại nhà dẫn đến bệnh chuyển biến nặng. Vậy bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào? Khi mắc bệnh cần xử trí ra sao?

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng