CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP VÀO MÙA MƯA
Gần đây, thời tiết nắng nóng khó chịu kéo dài đã được xoa dịu bởi những cơn mưa – một dấu hiệu cho sự trở lại của mùa mưa tại nước ta và sự trở lại không mong muốn của các căn bệnh mùa mưa. Đây là nỗi lo hằng năm mà mọi độ tuổi đều gặp phải vào mùa này. Vậy những bệnh nào thường gặp vào mùa mưa và cách để phòng tránh chúng như thế nào? Hãy cùng Phúc Tường tìm hiểu để có sự chuẩn bị tốt nhất nhé!
Sốt rét
Đây chính là căn bệnh phổ biến nhất vào mùa mưa. Năm 2022, Việt Nam có 455 bệnh nhân sốt rét và 1 trường hợp tử vong.
Nguyên nhân
Những cơn mưa xuất hiện liên tục khiến các vũng nước hình thành, đặc biệt là những vũng nước gần nhà. Đây chính là nơi sinh sản hiệu quả của muỗi, trong đó có muỗi Anophen – loài trung gian truyền ký sinh trùng gây sốt rét cho con người.
Triệu chứng
Biểu hiện đầu tiên của sốt rét chính là những cơn sốt. Các cơn sốt thường xảy ra vào khoảng bình minh hoặc vào đầu buổi tối. Đi kèm với đó còn có các biểu hiện đau đầu và mệt mỏi nặng nề, đau cơ và khớp, nôn mửa và buồn nôn. Những triệu chứng này có thể trở nên nghiêm trọng theo thời gian.
Biện pháp phòng ngừa
Đảm bảo khu vực sống xung quanh sạch sẽ, mặc quần áo dài tay và sử dụng thuốc chống muỗi.
Sốt xuất huyết
Nguyên nhân
Sốt xuất huyết do một loại muỗi có sọc vằn tên là Aedes mang vi rút gây ra.
Sốt rét và sốt xuất huyết là các căn bệnh phổ biến mùa mưa do muỗi gây ra (Ảnh minh họa: Pexels)
Triệu chứng
Đau dữ dội ở các khớp cơ, sưng hạch bạch huyết, suy nhược, nhức đầu, sốt, có thể gây xuất huyết và trường hợp nặng gây tử vong.
Biện pháp phòng ngừa
Luôn luôn mặc quần áo dài tay để tránh bị muỗi đốt, ngủ mùn hay sử dụng bình xịt muỗi để giữ cho căn phòng không có muỗi.
Cúm
Nguyên nhân
Do một loại vi rút cúm gây ra. Chúng rất dễ lây lan và lây lan nhanh trong không khí. Loại vi rút này đi vào cơ thể qua mũi và họng, gây ảnh hưởng đến đường hô hấp trên.
Triệu chứng
Sổ mũi, đau nhức cơ thể, đau họng và sốt.
Biện pháp phòng ngừa
Tiêm vắc xin cúm hàng năm để giúp tăng sức đề kháng và ngừa cúm.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây để loại bỏ vi khuẩn và vi rút.
Tránh tiếp xúc với những người bị cúm, đặc biệt là trong giai đoạn lây nhiễm cao nhất.
Tăng cường hệ miễn dịch bằng cách ăn đầy đủ các loại rau, củ, quả và uống đủ nước.
Tiêm vắc xin cúm hàng năm để giúp tăng sức đề kháng và ngừa cúm (Ảnh minh họa: Pexels)
Viêm khớp
Vào mùa mưa, áp suất không khí thấp, là mùa ẩm ướt nhất trong năm nên dễ gây đau nhức xương khớp. Một số nghiên cứu cho thấy đỉnh khởi phát của viêm khớp dạng thấp là từ tháng 3 đến tháng 5 vào mùa xuân và tháng 6 vào đầu mùa hè.
Biện pháp phòng ngừa
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mãn tính, dễ bị tái phát, vì vậy, điều trị sớm có thể góp phần kiểm soát và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần kiên trì, không được nôn nóng hay bỏ cuộc giữa chừng. Bên cạnh đó, người bệnh cần giữ tâm trạng tốt và thoải mái. Khi cảm thấy khó chịu lúc thời tiết thay đổi, bạn cũng đừng quá lo lắng vì khi khí hậu ổn định trở lại thì phần lớn các triệu chứng sẽ thuyên giảm.
Viêm dạ dày, ruột
Dạ dày là cơ quan “gánh bệnh tật”, đặc biệt là vào mùa mưa thường gây ra rất nhiều phiền phức.
Nguyên nhân
Viêm dạ dày, ruột thường được gây ra bởi nhiều loại vi rút và vi khuẩn. Chúng có thể được tìm thấy trong nước, thực phẩm và thậm chí ở cả các bề mặt bị ô nhiễm. Chỉ cần một cái chạm nhẹ nhất của bàn tay không sạch vào miệng thì bạn cũng có thể đưa vi rút vào cơ thể.
Triệu chứng
Tiêu chảy dai dẳng kèm theo nôn mửa là triệu chứng rõ nhất của viêm dạ dày, ruột. Đi kèm các triệu chứng tiêu biểu đó còn có cảm giác đau đớn do ruột bị kích thích, viêm và co thắt liên tục.
Biện pháp phòng ngừa
Điều rất quan trọng là phải luôn tuân thủ vệ sinh tay. Tránh ăn những thức ăn đã để mở lâu ngày. Uống nước đun sôi để nguội trong ngày. Tránh sử dụng những thực phẩm cay và nhiều đường.
Tiêu chảy dai dẳng kèm theo nôn mửa là triệu chứng rõ nhất của viêm dạ dày, ruột (Ảnh minh họa: Pexels)
Hen suyễn
Nguyên nhân
Mạt bụi nhà – nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh hen suyễn, phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt.
Biện pháp phòng ngừa
Bạn có thể sử dụng máy hút bụi có bộ lọc kín khí để loại bỏ mạt bụi nhà và thường xuyên phun thuốc xịt hít để ngăn chặn các cơn hen suyễn.
Các bệnh nấm như nấm da chân tay và ngứa ngáy
Nguyên nhân
Vào mùa mưa, khí hậu trở nên nóng ẩm, thuận lợi cho sự phát triển của nấm và vi khuẩn.
Bộ phận cơ thể chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong mùa mưa chính là da. Các bệnh về da phổ biến nhất là bệnh nấm như nấm da chân, ngứa ngáy ở háng và lang ben. Đặc biệt, đối với bệnh nhân đái tháo đường, các bệnh nấm như nấm da chân khó lành nên phải hết sức chú ý, đề phòng lây nhiễm từ người khác hoặc lây mầm bệnh từ bàn chân sang các bộ phận khác của cơ thể
Biện pháp phòng ngừa
Giữ cho tay chân luôn khô ráo bằng cách sử dụng khăn thấm mồ hôi, sử dụng giày hoặc găng tay thông thoáng.
Hạn chế sử dụng đồng hồ và trang sức vì các vật dụng trên tay có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển.
Thường xuyên rửa tay.
Điều chỉnh chế độ ăn uống bằng cách ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và uống đủ nước sẽ giúp bạn tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh.
Mùa mưa hiện nay đang đến gần và những căn bệnh vào mùa mưa đã bắt đầu xuất hiện. Sẽ không có bất kỳ vấn đề nào nếu chúng ta có sự chuẩn bị và các biện pháp phòng tránh tốt những căn bệnh này. Đừng bao giờ chủ quan với chúng vì đã có một số trường hợp chủ quan và gây ra hậu quả nghiêm trọng dẫn đến tử vong.
Tài liệu tham khảo: vinmec, bangkokpattayahospital
Xem thêm