15 CÁCH ĐƠN GIẢN GIÚP BẠN GIẢI TỎA CĂNG THẲNG (Phần cuối)
Tiếp tục những cách thức đơn giản có thể giúp bạn vượt qua tình trạng căng thẳng từ bài viết trước đó. Bạn có tò mò chúng là gì không? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Thắc mắc chuyện gì đang xảy ra? Đọc ngay phần đầu tại đây!
8. Tạo ranh giới cho bản thân và học cách nói "không"
Không phải yếu tố gây căng thẳng nào bạn cũng có thể kiểm soát nhưng một số thì có. Chấp nhận ôm đồm quá nhiều việc có thể sẽ khiến bạn căng thẳng nhiều hơn và giảm bớt đi thời gian bạn dành cho bản thân mình.
Hãy kiểm soát cuộc sống cá nhân của mình để giảm bớt được căng thẳng và bảo vệ sức khỏe tinh thần cho bạn. Một cách để có thể làm được điều đó là nói "không" thường xuyên hơn. Nhất là với những yêu cầu mà bạn biết bạn không thể xử lý nổi, khiến áp lực trách nhiệm đè nặng hơn và từ đó, bạn sẽ dễ bị khủng hoảng và căng thẳng hơn.
Ngoài ra, việc tạo ranh giới cho bản thân với những người có thể khiến bạn căng thẳng cũng là một cách giúp bạn bảo vệ tinh thần của mình. Ví dụ như bảo với bạn bè rằng đừng đột ngột ghé nhà bạn chơi khi không báo trước hoặc hủy tham gia các buổi họp mặt mà ở đó có người khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và áp lực.
(Ảnh minh họa: Pexels)
9. Học cách tránh trí hoãn
Một cách khác để bạn có thể kiểm soát được căng thẳng là sắp xếp thứ tự ưu tiên những việc cần làm và tránh trì hoãn thực hiện các công việc đó.
Trì hoãn có thể tổn hại đến năng suất làm việc và khiến bạn khó bắt kịp tiến độ. Điều này có thể dẫn đến căng thẳng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng giấc ngủ của bạn.
Một nghiên cứu trên 140 học sinh ở Trung Quốc đã cho thấy rõ hơn về vấn đề này, khi việc trì hoãn đã làm tăng mức độ căng thẳng của họ.
Nếu bạn thấy bản thân mình thường hay trì hoãn, bạn có thể lập "To do list" (Danh sách các việc cần làm) được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, quan trọng của các công việc đó. Sau đó hãy đưa ra hạn chót để thực hiện các công việc ấy và cố gắng hoàn thành chúng.
Bạn cũng nên tạo ra một không gian để bản thân không bị làm phiền trong lúc thực hiện các công việc đó, ngoài ra làm quá nhiều việc cùng lúc hoặc đổi việc liên tục cũng có thể khiến bạn căng thẳng theo.
(Ảnh minh họa: Pexels)
10. Tham gia lớp học yoga
Yoga đã trở thành một phương pháp phổ biến để giảm bớt căng thẳng và tăng vận động cho nhóm người lớn tuổi. Dù có rất nhiều loại yoga khác nhau, mục tiêu cũng thường chỉ có một - đó là phối hợp tinh thần và cơ thể của bạn với nhau bằng cách tập trung vào hơi thở và chuyển động của cơ thể.
Có một vài nghiên cứu đã chứng minh điều này, khi yoga giúp giảm căng thẳng và các triệu chứng lo âu, trầm cảm rất hiệu quả. Nó còn giúp thúc đẩy sức khỏe tâm lý cho bạn nữa, giúp hạ nồng độ cortisol, huyết áp, nhịp tim trong khi tăng nồng độ gamma aminobutyric acid - một chất dẫn truyền thần kinh thường hạ thấp ở những người bị rối loạn tâm trạng.
(Ảnh minh họa: Pexels)
11. Thiền
Thiền là phương pháp đính chặt bạn vào thời điểm hiện tại. Khi bạn thiền dù chỉ trong một thời gian ngắn, tâm trạng của bạn cũng đã có thể được thúc đẩy và làm giảm các triệu chứng căng thẳng cùng lo âu.
Hiện tại trên internet có rất nhiều nguồn thông tin giúp bạn học thiền (như qua sách, ứng dụng, video hay website, v.v...), bạn cũng có thể tham gia một lớp học yoga bên ngoài dưới sự hướng dẫn của chuyên gia.
(Ảnh minh họa: Pexels)
12. Ôm ấp
Cái chạm của con người có thể tạo ra tác động êm dịu và giúp bạn vượt qua được căng thẳng. Ví dụ như, có nhiều nghiên cứu đã cho thấy các tiếp xúc cơ thể và tình dục có thể giúp giảm bớt căng thẳng và cảm giác cô đơn. Các loại tiếp xúc có thể đã tăng giải phóng oxytocin và làm giảm cortisol, giúp hạ huyết áp và nhịp tim - đây là 2 yếu tố triệu chứng của căng thẳng.
Và thú vị thay, con người không phải là loài sinh vật duy nhất ôm nhau để giải tỏa căng thẳng, tinh tinh cũng ôm lấy bạn bè của nó khi gặp căng thẳng.
(Ảnh minh họa: Pexels)
13. Dành thời gian với thiên nhiên
Dành thời gian ở bên ngoài có thể giúp bạn giảm căng thẳng. Các nghiên cứu cho thấy khi dành thời gian ở công viên, rừng hay các không gian khác có nhiều cây xanh là một phương pháp khỏe mạnh giúp bạn kiểm soát căng thẳng. Chỉ với 10 phút là đã có thể cải thiện các tình trạng tinh thần cho bạn rồi, đặc biệt với những người lớn tuổi.
Đi bộ đường dài và cắm trại cũng là một lựa chọn tuyệt vời nhưng có một số người không thích hoặc không thể thực hiện được chúng. Nếu bạn đang sống trong thành phố, bạn vẫn có thể tìm đến các khu vực thiên nhiên này qua công viên, vườn tược.
(Ảnh minh họa: Pexels)
14. Thực hành thở sâu
Căng thẳng tinh thần sẽ kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm của bạn, đưa cơ thể bạn vào chế độ "1 chiến đấu, 2 bỏ chạy". Trong quá trình này, hormon căng thẳng sẽ kích hoạt nhiều triệu chứng khác như nhịp tim nhanh, thở nhanh và co thắt mạch máu.
Thế nên tập thở sâu có thể giúp bạn kích hoạt hệ thần kinh phó giao cảm, từ đó giúp kiểm soát được phản ứng căng thẳng hơn. Mục tiêu của bài tập thở sâu này là tập trung vào hơi thở của bạn, một cách thật chậm rãi và sâu. Khi bạn thở sâu qua đường mũi như thế, phổi của bạn sẽ giãn nở tối đa và bụng to lên, giúp làm chậm lại nhịp tim, cho tâm bạn tĩnh.
(Ảnh minh họa: Pexels)
15. Chơi với thú cưng
Nuôi thú cưng cũng có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng và cải thiện tâm trạng. Khi bạn vuốt ve và ôm ấy thú cưng của mình, cơ thể bạn sẽ tiết ra oxytocin - hormon tạo tâm trạng tích cực.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra chủ nuôi (đặc biệt là người nuôi chó) thường sẽ hài lòng với cuộc sống nhiều hơn, giảm được mức độ cô đơn và lo âu, tăng thêm các cảm xúc tích cực.
(Ảnh minh họa: Pexels)
Với sự kết hợp của cao Ginkgo Biloba lên đến 120mg cùng Rutin, Magnesium oxid và các vitamin - PT GINKGO 120MG mang lại nhiều công dụng VƯỢT TRỘI cho SỨC KHỎE NÃO BỘ:
- Giúp tăng cường lưu thông máu lên não, làm tăng tính bền thành mạch máu, cải thiện trí nhớ, tinh thần mất tập trung, suy giảm trí nhớ ở người già.
- Giúp cải thiện hội chứng rối loạn tiền đình, đau nửa đầu.
- Giúp tăng lượng máu đến não, cải thiện các hoạt động trí não, giảm tình trạng bị Alzheimer ở người cao tuổi.
PT GINKGO phù hợp với người làm việc trí óc căng thẳng, hay hoa mắt, chóng mặt mệt mỏi; và người cao tuổi bị suy giảm trí nhớ, hay quên.
Nguồn: Healthline
Xem thêm