NƯỚC XƯƠNG HẦM VÀ NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Cách đây 20.000 năm trước Công nguyên, nước xương hầm đã trở thành món ăn ở trên nhiều quốc gia. Được sử dụng phổ biến là thế, cho đến tận hôm nay, vẫn không có nhiều người thật sự biết nước xương hầm tốt cho sức khỏe ra sao và nên dùng với liều lượng như thế nào.

Nước xương hầm là món ăn truyền thống ở nhiều quốc gia

Một số nhà nhân chủng học còn phát hiện ra rằng, từ thời tiền sử, con người đã biết thu nhặt lại xương của những con vật đã chết do sói hoặc các động vật săn mồi khác tấn công, sau đó họ bỏ đi phần xương bên ngoài và lấy phần tủy giàu dinh dưỡng bên trong.

Nước xương hầm là món ăn truyền thống ở nhiều quốc gia (Ảnh minh họa: Pixabay)

  • Ở Đan Mạch và Đức, gà mái thường được giữ riêng lại để nấu canh gà.
  • Ở Nhật Bản, sử dụng nước xương hầm làm canh Miso.
  • Ở Hy Lạp, trứng được đánh với chanh và thêm nước gà hầm vào  được coi là một bài thuốc để chữa trị cảm lạnh hoặc lạnh bụng.
  • Ở Ấn Độ, nước hầm gà được bày bán ven đường vào mùa đông và được chế biến dưới nhiều dạng khác nhau.
  • Nước canh gà cũng là một món ăn truyền thống của người Do Thái và có một tên gọi khác đó là "penicillin của người Do Thái" do có nhiều công dụng trong điều trị và phòng ngừa bệnh.
  • Trong ẩm thực Mỹ, canh gà được chế biến bằng cách sử dụng loại gà mái già, loại gà mái này nếu rang hoặc luộc thì thịt sẽ rất dai và cực lâu chín do vậy món hầm gà vẫn là cách chế biến ngon hơn cả. Ngày nay có nhiều loại nước gà hầm đóng hộp nhưng giá trị dinh dưỡng  không cao như nước gà tự hầm từ nguyên liệu tươi.
  • Còn ở Việt Nam, nước xương bò, xương gà, xương lợn… được sử dụng rất nhiều để chế biến các món đặc trưng như phở, bún, cháo, canh….

Một số loại chất dinh dưỡng có trong nước hầm xương

1. Các khoáng chất có trong nước xương hầm

Nước xương hầm có rất nhiều thành phần bổ dưỡng (Ảnh minh họa: Pexels)

Magie: tham gia vào rất nhiều phản ứng hóa học trong cơ thể, ví dụ như tạo ra protein, tham gia vào chức năng của các cơ bắp và dây thần kinh. Magie cũng được sử dụng để điều hòa huyết áp và đường huyết.

Canxi: Cần cho việc hình thành và duy trì bộ xương và răng chắc khỏe. Canxi cũng rất quan trọng cho các mạch máu và chức năng của cơ, thần kinh và giúp duy trì sự cân bằng của hormone.

Phospho: Cần trong việc sản xuất và lưu giữ năng lượng trong cơ thể, duy trì chức năng của cơ bắp.

2. Các amino axit có trong nước xương hầm

Glutamine: Hỗ trợ cơ bắp và giúp loại bỏ các chất độc ra khỏi gan

Glycine: Củng cố các mô cơ bắp, hỗ trợ tiêu hóa và chức năng của hệ thần kinh trung ương. Glycine cũng là một chất chống oxy hóa.

Arginine: Tốt cho hệ miễn dịch, giúp mau liền da, và hỗ trợ sự phát triển của tóc và móng

Glucosamine: Tốt cho các khớp xương. Glucosamine đã được nghiên cứu về tác dụng nhiều mặt đối với bệnh viêm xương khớp tại đầu gối và được sử dụng như một biện pháp chữa trị căn bệnh này.

Proline: Tham gia sản xuất sụn, collagen, giúp cơ bắp và khớp xương phát triển.

Lợi ích của nước xương hầm với sức khỏe

Xương động vật chứa một lượng lớn các chất khoáng cũng như 17 axit amin khác nhau, collagen và gelatin. Mặc dù ở mỗi loại xương khác nhau có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau, thời gian nấu và cách nấu khác nhau nhưng đều chứa các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

1. Giúp làn da khỏe đẹp

Nước xương hầm giúp làn da bạn khỏe đẹp (Ảnh minh họa: Unsplash)

Trong nước xương đặc biệt nếu hầm cùng với da động vật thì sẽ có nhiều keratin, collagen và GAGs. Collagen giúp cải thiện được độ đàn hồi của da và cải thiện độ ẩm cho da.

Da có hai lớp biểu bì và hạ bì. Lớp biểu bì là lớp ở trên cùng có chứa keratinocytes  có chức năng bảo vệ cho da khỏi các tác nhân gây bệnh. Lớp dưới là hạ bì, bao gồm rất nhiều các collagen phức tạp cùng với GAGs (là một carbonhydrat phức hợp có thể tham gia vào nhiều quá trình của cơ thể) giúp cấu tạo nên da và hỗ trợ dinh dưỡng.

Collagen được sử dụng rộng rãi trong y học để tăng cường, tái tạo mô và chữa lành các vết thương. Một nghiên cứu trên chuột nhận thấy rằng nếu chế độ ăn giàu gelatin ( một loại protein được chiết xuất từ collagen) sẽ giúp giảm thiếu các tác hại của tia UV với da.

GAGs cũng  có nhiều lợi ích với da. Axit hyaluronic được chứng minh là có tác dụng thúc đẩy sự tăng sinh tế bào và làm tăng sự hiện diện của axit retinoic, giúp cải thiện độ ẩm của da, chữa lành vết thương và phục hồi tế bào.

2. Nước xương hầm tốt đối với tim mạch và các hoạt động chuyển hóa cơ thể

Trong nước xương hầm có nhiều glycine. Glycine tham gia vào quá trình trong việc điều hòa đường máu thông qua gluconeogenesis, sản xuất glucose ở gan. Glycine cũng được chứng minh là làm giảm tần suất các cơn đau tim.

Hơn thế nữa glycine giúp cân bằng lượng methionine lấy vào. Những người ăn nhiều protein động vật cần đủ glycine để cân bằng methionin từ thịt. Do đó việc ăn nước xương hầm  rất có tác dụng đối với quá trình chuyển hóa trong cơ thể và tốt cho tim mạch.

3. Giúp hệ cơ khỏe mạnh

Nước xương hầm còn giúp hệ cơ khỏe mạnh (Ảnh minh họa: Unsplash)

Glycine trong nước xương hầm cũng đóng cai trò quan trọng trong việc tổng hợp lên hemoglobin và myoglobin là hai protein quan trọng để vận chuyển oxy từ máu đến các mô cơ.

Glycine cũng làm tăng lượng creatin dẫn đến viêc tăng khả năng tập luyện những bài tập cường độ cao và kích thích bài tiết hormone tăng trưởng - tham gia vào quá trình phục hồi cơ bắp.

4. Tốt cho xương khớp

Nước dùng xương có chứa những nguyên liệu xây dựng lên bộ xương chắc khỏe như: canxi, phospho, amino axit và nhiều thứ khác. Thiếu hụt những nguyên liệu này có thể dẫn đến một số bệnh lý về xương khớp. Ví dụ như loãng xương có liên quan dến nồng độ collagen và canxi trong xương. Tất nhiên là bạn cũng cần những dưỡng chất để tham gia vào quá trình tạo xương như vitamin D, K2 và C.

Đối với khớp để hoạt động tốt cần có dịch khớp mà thành phần chính có trong đó là GAG. GAG giúp các khớp hoạt động một cách linh động, nhẹ nhàng và không gây đau. GAG không phải là chất duy nhất trong nước xương giữ cho khớp hoạt động trơn tru, người ta thấy rằng bổ sung collagen cũng làm giảm đau khớp ở vận động viên.

5. Giúp đường ruột khỏe mạnh

Đường ruột khỏe mạnh có chứa một lớp tế bào biểu mô tạo ra chất nhày và là nơi cư trú của hệ vi sinh đường ruột vô cùng phong phú.

Nước xương hầm sẽ giúp cho bạn có một đường ruột khỏe mạnh. Gelatin có trong xương hấp thu nước giúp duy trì lớp chất nhày giữ cho các vi khuẩn ở nguyên bề mặt  ruột. Gelatin và glycine cũng được chứng minh có khả năng chống lại sự hình thành các vết loét, duy trì sự toàn vẹn của niêm mạc ruột và hàng rào bảo vệ ruột.

Nước xương hầm còn giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt nữa (Ảnh minh họa: Unsplash)

6. Nước xương hầm tốt cho hệ tiêu hóa

Nước xương hầm có rất nhiều lợi ích với hệ thống đường ruột. Glycine kích thích sản xuất ra các axit  dạ dày cần thiết cho sự tiêu hóa thức ăn.

Glycine cũng là thành phần quan quan trọng của axit mật - giúp tiêu hóa chất béo ở ruột non. Axit mật rất quan trọng trong việc duy trì mức cholesterol bình thường trong máu. Sự có mặt của gelatin cũng giúp ruột hấp thu được  nước, hỗ trợ cải thiện nhu động ruột. Lượng collagen thấp cũng dẫn đến tình trạng viêm ruột.

Nên dùng bao nhiêu nước xương hầm?

Nước hầm xương có nhiều dưỡng chất và tốt cho sức khỏe, tuy nhiên lượng ăn bao nhiêu trong tuần và ăn như thế nào để đảm bảo  sức khỏe, tránh ăn dư thừa là điều mà mọi người cần phải quan tâm.

Bạn nên ăn khoảng 200 - 350ml nước hầm xương, khoảng 2 - 3 lần/tuần là đủ để có được đầy đủ những lợi ích về mặt sức khỏe và dinh dưỡng. Bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về việc sử dụng nước hầm xương sao cho phù hợp với thể trạng của cơ thể mình.

Lưu ý, trong quá trình hầm nước xương, bạn không nên cho quá nhiều muối do có thể sẽ dẫn đến tăng huyết áp.

Nguồn: suckhoedoisong



Tin tức liên quan

HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC SỨC KHỎE F0 TẠI NHÀ
HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC SỨC KHỎE F0 TẠI NHÀ

1144 Lượt xem

Với số lượng các ca nhiễm mới liên tục được ghi nhận trên phạm vi cả nước, nguy cơ bạn bị lây nhiễm bệnh khó tránh khỏi việc ngày càng tăng cao. Trong trường hợp bạn hoặc người thân của bạn đã được xác định nhiễm COVID-19, cần phải biết những gì và thực hiện ra sao để quá trình cách ly, điều trị tại nhà diễn ra an toàn, nâng cao tỷ lệ hồi phục?

COLCHICINE NGOÀI ĐIỀU TRỊ GOUT CÒN GIÚP CHỐNG LẠI SUY TIM
COLCHICINE NGOÀI ĐIỀU TRỊ GOUT CÒN GIÚP CHỐNG LẠI SUY TIM

845 Lượt xem

Viêm là một triệu chứng đóng vai trò đáng kể trong sự phát triển của xơ vữa động mạch cùng một số bệnh tim mạch khác và các chất chống viêm có thể cải thiện những tình trạng về tim mạch này.

THỰC PHẨM DÀNH CHO BỆNH CẢM CÚM
THỰC PHẨM DÀNH CHO BỆNH CẢM CÚM

802 Lượt xem

Một số thực phẩm dành cho bệnh cảm cúm bạn nên biết được thể hiện trong bài viết bên dưới. Vì khi cảm lạnh, cơ thể cần bổ sung thêm đúng chất dinh dưỡng để có thể phục hồi. Đang trong thời gian chuyển giao sang năm mới, thời tiết đã thay đổi rất dễ gây ra bệnh cảm lạnh.

7 GIAI ĐOẠN CỦA BỆNH ALZHEIMER
7 GIAI ĐOẠN CỦA BỆNH ALZHEIMER

1026 Lượt xem

Hội chứng Alzheimer sẽ trở nên trầm trọng hơn theo thời gian. Các chuyên gia y tế dùng thuật ngữ “giai đoạn” để mô tả mức độ suy giảm năng lực nhận thức của bệnh nhân khi hội chứng Alzheimer tiến triển. Cơ cấu 7 giai đoạn sau đây do một Tiến sĩ Y khoa tại New York phát triển.

SỬ DỤNG VIÊN XÔNG CÓ GIÚP BẠN PHÒNG NGỪA COVID-19?
SỬ DỤNG VIÊN XÔNG CÓ GIÚP BẠN PHÒNG NGỪA COVID-19?

1653 Lượt xem

Viên xông có lẽ là sản phẩm được nhiều người sử dụng rộng rãi, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 bùng phát và lan rộng khắp Việt Nam. Điều đó có thể lý giải qua những công dụng và lợi ích của nó, giúp sát trùng mũi họng, giải cảm, tạo cảm giác thư giãn và khiến nhiều người cho rằng họ như đang được chữa bệnh. Tuy nhiên, liệu có hay không lợi ích phòng ngừa COVID-19 của viên xông? Có nên sử dụng viên xông thường xuyên trong mùa dịch?

NHÓM THỰC PHẨM ĐẠI KỴ CẦN TRÁNH CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ
NHÓM THỰC PHẨM ĐẠI KỴ CẦN TRÁNH CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ

944 Lượt xem

Ung thư vú là một trong năm loại ung thư hay gặp nhất ở nữ giới. Trong quá trình điều trị, ngoài việc tuân theo phát đồ của bác sĩ chế độ ăn uống cũng rất quan trọng. Những bệnh nhân ung thư vú kiêng ăn gì để tăng cường sức khỏe, giúp bệnh nhân chiến đầu với bệnh tật.

BỆNH CAO HUYẾT ÁP ẢNH HƯỞNG ĐẾN MẮT NHƯ THẾ NÀO?
BỆNH CAO HUYẾT ÁP ẢNH HƯỞNG ĐẾN MẮT NHƯ THẾ NÀO?

1156 Lượt xem

Cùng với việc gây ra các vấn đề về tim và thận, huyết áp cao khi không được điều trị cũng sẽ ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh và dẫn đến bệnh về mắt (thường được gọi là bệnh võng mạc tăng huyết áp), trường hợp nặng có thể gây mù lòa. Vậy căn bệnh này là gì, triệu chứng như thế nào, phương pháp điều trị và phòng ngừa ra sao? Hãy cùng Phúc Tường tìm hiểu nhé!

VÌ SAO NÊN KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT CUỐI NĂM?
VÌ SAO NÊN KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT CUỐI NĂM?

989 Lượt xem

Khám sức khỏe tổng quát là phương pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như có thể phòng ngừa được nhiều bệnh lý nguy hiểm. Khám sức khỏe tổng quát không những đánh giá được tình trạng sức khỏe hiện tại mà còn phát hiện sớm các nguy cơ có thể gây bệnh trong tương lai.

THỰC PHẨM CÓ THỂ LĂM TĂNG NGUY CƠ MẮC ALZHEIMER
THỰC PHẨM CÓ THỂ LĂM TĂNG NGUY CƠ MẮC ALZHEIMER

744 Lượt xem

Không hẳn do số lượng các thực phẩm "không lành mạnh" làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ cho bạn, mà chính sự vắng mặt của các thực phẩm tốt cho sức khỏe mới là vấn đề. Và không chỉ đơn giản bạn ăn cái gì, mà việc bạn kết hợp các món ăn như thế nào cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc Alzheimer và các loại sa sút trí tuệ khác.

SUY GIẢM TRÍ NHỚ Ở NGƯỜI GIÀ, NGƯỜI CAO TUỔI
SUY GIẢM TRÍ NHỚ Ở NGƯỜI GIÀ, NGƯỜI CAO TUỔI

825 Lượt xem

Suy giảm trí nhớ là một trong những vấn đề phổ biến nhất mà người cao tuổi phải đối mặt. Điều này có thể gây ra khó khăn trong việc tự quản lý cuộc sống và giao tiếp với người xung quanh. Do đó, bảo vệ và chăm sóc trí nhớ là một trong những cách quan trọng để giúp người cao tuổi tận hưởng ý nghĩa của cuộc sống.

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng