BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Bệnh vi khuẩn ăn thịt người được biết đến từ rất lâu nhưng không phổ biến, tuy nhiên, những biến chứng mà nó gây ra lại rất đáng lo ngại bởi tốc độ lây lan nhanh chóng cũng như các biến chứng và tỷ lệ tử vong cao của căn bệnh này. Vậy các biến chứng mà bệnh vi khuẩn ăn thịt người gây ra là gì? Điều trị bằng cách nào? Hãy cùng Phúc Tường tìm hiểu ngay nhé.

Bệnh vi khuẩn ăn thịt người là gì?

Bệnh vi khuẩn ăn thịt người – viêm cân hoại tử là căn bệnh nhiễm trùng da và mô mềm gây hoại tử cân cơ và mô dưới da. Nhiễm trùng thường có xu hướng di chuyển dọc theo mặt phẳng cân – nơi có nguồn cung cấp máu kém, làm cho các mô phía trên ở giai đoạn đầu sẽ không bị ảnh hưởng, làm chậm trễ cho việc chẩn đoán và can thiệp y tế.

Quá trình lây nhiễm diễn ra nhanh chóng, gây ra các nhiễm trùng ở mặt phẳng cân và quanh cân cũng như gây ra nhiễm trùng thứ cấp ở bên trên và bên dưới da, ở các mô mềm và cơ. 

Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh vi khuẩn ăn thịt người

Bệnh vi khuẩn ăn thịt người lây lan với tốc độ vô cùng nhanh chóng chỉ trong vài ngày. Các loài vi khuẩn gây nên căn bệnh này xâm nhập vào cơ thể thông qua các vùng da bị phá vỡ tính nguyên vẹn (vết trầy xước, vết mổ, vết đứt, vết côn trùng cắn,...).

Bên cạnh đó, những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, người có tiền sử nghiện rượu, bệnh nhân bị xơ gan cùng là những nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh vi khuẩn ăn thịt người này.

 Các loài vi khuẩn gây nên căn bệnh này xâm nhập vào cơ thể thông qua các vùng da bị phá vỡ tính nguyên vẹn

 Các loài vi khuẩn gây nên căn bệnh này xâm nhập vào cơ thể thông qua các vùng da bị phá vỡ tính nguyên vẹn (Ảnh minh họa: Canva)

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vi khuẩn ăn thịt người

Triệu chứng ban đầu của người mắc bệnh vi khuẩn ăn thịt người thường gặp là sốt, sưng tấy và đau dữ dội ở vùng da bị tổn thương và các khu vực xung quanh. Các triệu chứng ban đầu này tương tự như triệu chứng của viêm mô tế bào hoặc áp xe, do đó có thể làm cho việc chẩn đoán trở nên khó khăn. Sau đó, da và mô mềm trở nên cứng lại, đỏ và sưng tấy. Các vết đỏ và vết sưng tấy này thường lan vào các mô xung quanh, lớp da có thể trông bóng và căng hơn, da rất mềm khi sờ vào. 

Sự phá hủy sẽ bắt đầu sau 3 đến 5 ngày: mụn nước, chảy máu ở da xuất hiện. Màu da ở vùng bị tổn thương bắt đầu thay đổi, chuyển dần từ màu đỏ sang tím và cuối cùng là đen do huyết khối mạch máu. Lúc này, người bệnh sẽ bị giảm hoặc mất cảm giác trên da bởi các dây thần kinh bên dưới da đã bị phá hủy.

Các giai đoạn tiến triển của quá trình nhiễm trùng được đặc trưng bởi các triệu chứng toàn thân như sốt, nhịp tim nhanh và nhiễm trùng huyết.

Biến chứng của bệnh vi khuẩn ăn thịt người 

Bệnh vi khuẩn ăn thịt người làm ảnh hưởng đến khoảng 0,4 trên 100.000 người mỗi năm tại Hoa Kỳ. Ở một số khu vực trên thế giới, tỷ lệ này thường rơi vào khoảng 100.000 người thì có 1 người mắc phải căn bệnh này.

Bệnh vi khuẩn ăn thịt người có thể dẫn đến các biến chứng thường gặp như nhiễm trùng huyết, sốc và suy nội tạng.

Hơn nữa, căn bệnh này có thể dẫn đến các biến chứng suốt đời như mất chân tay hoặc để lại sẹo nghiên trọng bởi các ca phẫu thuật cắt bỏ phần mô bị nhiễm trùng.

Theo dữ liệu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, ngay cả khi được điều trị thì cứ 5 người mắc bệnh vi khuẩn ăn thịt người sé có 1 người chết vì nhiễm trùng và trong 3 người thì có 1 người tử vong do cùng lúc vừa mắc bệnh vi khuẩn ăn thịt người vừa mắc phải hội chứng sốc độc tố liên cầu do vi khuẩn ăn thịt người này gây ra.

Bệnh vi khuẩn ăn thịt người có thể dẫn đến các biến chứng thường gặp như nhiễm trùng huyết, sốc và suy nội tạng

Bệnh vi khuẩn ăn thịt người có thể dẫn đến các biến chứng thường gặp như nhiễm trùng huyết, sốc và suy nội tạng (Ảnh minh họa: Canva)

Điều trị bệnh vi khuẩn ăn thịt người như thế nào?

Việc điều trị bệnh vi khuẩn ăn thịt người bao gồm:

- Chẩn đoán sớm.

- Triển khai sớm phạm vi kháng khuẩn phổ rộng.

- Kiểm soát các nguồn lây nhiễm như phẫu thuật tích cực để cắt bỏ vùng bị nhiễm trùng, tránh lẩn các khu vực khác.

- Xác định mầm bệnh gây nhiễm trùng và điều chỉnh phạm vi sử dụng kháng sinh phù hợp.

Phẫu thuật cắt bỏ

Đây là nền tảng điều trị của căn bệnh này, phẫu thuật giúp loại bỏ mô chết, mô bị hư hỏng hoặc bị nhiễm trùng để các mô khỏe mạnh lại được bảo vệ và chữa lành hiệu quả hơn. Thông thường, cần phải cắt bỏ nhiều mảnh vì nhiễm trùng hiếm khi được loại bỏ sau một cuộc phẫu thuật, trung bình, cần 3 lần cắt lọc cách nhau 12 đến 36 giờ để kiểm soát nhiễm trùng. Đôi khi với trường hợp nặng phải cắt bỏ cả chi.

Điều trị bằng kháng sinh

Trong điều trị bệnh vi khuẩn ăn thịt người, điều trị bằng kháng sinh là điều cần thiết để kiểm soát nhiễm trùng huyết và ngăn ngừa sự lây lan thêm của căn bệnh. Căn cứ vào kết quả của quá trình nuôi cấy mô mà lượng kháng sinh và loại kháng sinh được chỉ định sẽ thay đổi cho phù hợp với tình trạng bệnh.

Trong điều trị bệnh vi khuẩn ăn thịt người, điều trị bằng kháng sinh là điều cần thiết để kiểm soát nhiễm trùng huyết và ngăn ngừa sự lây lan thêm của căn bệnh

Trong điều trị bệnh vi khuẩn ăn thịt người, điều trị bằng kháng sinh là điều cần thiết để kiểm soát nhiễm trùng huyết và ngăn ngừa sự lây lan thêm của căn bệnh (Ảnh minh họa: Canva)

Cách phòng bệnh vi khuẩn ăn thịt người

Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh vi khuẩn ăn thịt người, để giảm nguy cơ mắc bệnh bạn cần:

- Bảo vệ da của mình,tránh các vết cắt, vết bỏng, vết trầy xước,...

- Khi bị thương, cần nhanh chóng làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước sạch, sau đó băng lại bằng băng gạc hoặc băng cá nhân sạch cho đến khi lành.

- Rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc các sản phẩm rửa tay kháng khuẩn như cồn sau khi ra ngoài về, trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh,...

- Hạn chế đến các bể bơi, các vùng nước bị ô nhiễm nếu cơ thể đang có vết thương.

- Sử dụng găng tay, bảo hộ lao động phù hợp khi làm việc trong môi trường đất, nước bị nhiễm khuẩn.

- Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào kể trên, cần tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ để kịp thời chẩn đoán và điều trị.

Tài liệu tham khảo: ncbi, cdc

Tags : kẽm


Tin tức liên quan

13 THÓI QUEN GIÚP NGƯỜI GIÀ SỐNG LÂU TRĂM TUỔI
13 THÓI QUEN GIÚP NGƯỜI GIÀ SỐNG LÂU TRĂM TUỔI

1082 Lượt xem

Nhiều người cho rằng sống lâu trăm tuổi là một điều rất xa vời. Tất nhiên, gen di truyền có ảnh hưởng đến tuổi thọ của bạn đấy, nhưng chỉ là một phần nhỏ thôi và chính môi trường sống (qua chế độ ăn và tập luyện, v.v…) mới là chìa khóa giúp bạn đạt được tuổi thọ đó. Dưới đây là 13 chìa khóa được khoa học bật mí, liệu bạn có muốn biết chúng là những gì không?

THỰC PHẨM DÀNH CHO BỆNH CẢM CÚM
THỰC PHẨM DÀNH CHO BỆNH CẢM CÚM

775 Lượt xem

Một số thực phẩm dành cho bệnh cảm cúm bạn nên biết được thể hiện trong bài viết bên dưới. Vì khi cảm lạnh, cơ thể cần bổ sung thêm đúng chất dinh dưỡng để có thể phục hồi. Đang trong thời gian chuyển giao sang năm mới, thời tiết đã thay đổi rất dễ gây ra bệnh cảm lạnh.

CÁC LOẠI BỆNH NAM KHOA THƯỜNG GẶP HIỆN NAY
CÁC LOẠI BỆNH NAM KHOA THƯỜNG GẶP HIỆN NAY

144 Lượt xem

Nam giới cũng như phụ nữ đều có những vấn đề sức khỏe riêng biệt liên quan đến hệ sinh sản và tiết niệu. Tuy nhiên, do đặc điểm tâm lý và thiếu thông tin, nhiều nam giới thường chủ quan, ngại ngùng khi gặp các vấn đề về nam khoa. Theo thống kê, khoảng 60% nam giới sẽ gặp ít nhất một vấn đề nam khoa trong đời nhưng chỉ có khoảng 30% tìm đến sự hỗ trợ y tế. Bài viết này sẽ giới thiệu các bệnh nam khoa phổ biến, dấu hiệu nhận biết và phương pháp phòng ngừa hiệu quả.

GIẤC NGỦ THAY ĐỔI THẾ NÀO TRONG SUỐT CUỘC ĐỜI BẠN?
GIẤC NGỦ THAY ĐỔI THẾ NÀO TRONG SUỐT CUỘC ĐỜI BẠN?

1158 Lượt xem

Trong suốt quá trình sinh trưởng từ khi nhỏ tới khi già giấc ngủ của bạn luôn có sự thay đổi nhất định. Những thay đổi này có thể góp phần gây ra những vấn đề liên quan tới giấc ngủ. Mặc dù điều này rất thường gặp nhưng chúng ta có thể phòng tránh những ảnh hưởng của thay đổi giấc ngủ.

CÁC BIẾN CHỨNG Ở NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
CÁC BIẾN CHỨNG Ở NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

561 Lượt xem

Bệnh tiểu đường sẽ gây ra nhiều biến chứng về sức khỏe người bệnh do mức độ đường huyết không được kiểm soát tốt. Các biến chứng này có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể. Việc kiểm soát đường huyết đúng cách và đều đặn là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng và giúp người bệnh duy trì một chất lượng cuộc sống tốt hơn. 

MẤT NGỦ Ở TUỔI TRUNG NIÊN, PHẢI LÀM SAO?
MẤT NGỦ Ở TUỔI TRUNG NIÊN, PHẢI LÀM SAO?

1442 Lượt xem

Mất ngủ ở tuổi trung niên thường xảy ra ít nhất 3 đêm 1 tuần và kéo dài ít nhất 1 tháng. Tình trạng này ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bạn. Vì vậy, nhận biết các triệu chứng và khắc phục sớm sẽ giúp cải thiện sức khỏe tốt hơn ở tuổi trung niên.

MÁCH BẠN 25 “MẸO” HỮU HIỆU GIÚP CẢI THIỆN TRÍ NHỚ (Phần cuối)
MÁCH BẠN 25 “MẸO” HỮU HIỆU GIÚP CẢI THIỆN TRÍ NHỚ (Phần cuối)

1185 Lượt xem

Đã có 12 trong tổng số 25 “mẹo” hữu hiệu giúp cải thiện trí nhớ được bật mí. Vậy phần còn lại thì sao? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây và đã có mẹo nào lọt vào “mắt xanh” của bạn chưa?

16 BÍ QUYẾT ĂN UỐNG KHỎE MẠNH NGÀY TẾT
16 BÍ QUYẾT ĂN UỐNG KHỎE MẠNH NGÀY TẾT

752 Lượt xem

Những ngày Tết đang cận kề, ai ai trong chúng ta cũng mong muốn mình được đón năm mới với 1 cơ thể khỏe mạnh. Nhưng những thói quen ăn uống và sinh hoạt không khoa học chắc chắn sẽ làm cơ thể mệt mỏi và uể oải. Vì vậy, hãy thử tham khảo ngay 16 bí quyết ăn uống đảm bảo sức khỏe trong ngày Tết nhé!

VÌ SAO XUẤT HIỆN TÌNH TRẠNG RỤNG TÓC Ở NGƯỜI TRẺ?
VÌ SAO XUẤT HIỆN TÌNH TRẠNG RỤNG TÓC Ở NGƯỜI TRẺ?

936 Lượt xem

Rụng tóc ở người trẻ nhiều hơn bởi những lý do nào? Hãy cùng tìm hiểu để có biện pháp phòng ngừa và cải thiện khi còn trẻ, hạn chế làm mất đi vẻ đẹp của một thanh nữ tú chỉ vì một mái tóc xơ yếu, gãy rụng không có sức sống.

SỬ DỤNG VIÊN XÔNG CÓ GIÚP BẠN PHÒNG NGỪA COVID-19?
SỬ DỤNG VIÊN XÔNG CÓ GIÚP BẠN PHÒNG NGỪA COVID-19?

1621 Lượt xem

Viên xông có lẽ là sản phẩm được nhiều người sử dụng rộng rãi, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 bùng phát và lan rộng khắp Việt Nam. Điều đó có thể lý giải qua những công dụng và lợi ích của nó, giúp sát trùng mũi họng, giải cảm, tạo cảm giác thư giãn và khiến nhiều người cho rằng họ như đang được chữa bệnh. Tuy nhiên, liệu có hay không lợi ích phòng ngừa COVID-19 của viên xông? Có nên sử dụng viên xông thường xuyên trong mùa dịch?


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng